Luật Công đoàn 2024: Gỡ bớt gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp
Công đoàn

Luật Công đoàn 2024: Gỡ bớt gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp

NGUYỄN VIỆT
Tác giả: NGUYỄN VIỆT
Với những sửa đổi đáng chú ý tại Điều 30, Luật Công đoàn năm 2024 đánh dấu bước chuyển quan trọng trong cách thức tiếp cận nghĩa vụ đóng kinh phí công đoàn đối với doanh nghiệp.
Quyền lợi pháp lý của đoàn viên công đoàn theo Luật Công đoàn 2024

Việc bổ sung các trường hợp miễn, giảm, tạm dừng đóng kinh phí công đoàn không chỉ mang lại sự linh hoạt cho khu vực sản xuất, kinh doanh mà còn cho thấy nỗ lực của Nhà nước trong việc đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn kinh tế.

Luật Công đoàn 2024, với điểm nhấn tại Điều 30, là một bước đi đúng hướng trong bối cảnh nền kinh tế đang chịu nhiều sức ép. Ảnh minh hoạ
Luật Công đoàn 2024 với điểm nhấn tại Điều 30, là một bước đi đúng hướng trong bối cảnh nền kinh tế đang chịu nhiều sức ép. Ảnh minh hoạ

Điểm mới nổi bật tại Điều 30 của Luật Công đoàn 2024 có hiệu lực từ 1/7/2025, là quy định cho phép doanh nghiệp được miễn, giảm hoặc tạm dừng đóng kinh phí công đoàn trong các trường hợp cụ thể như giải thể, phá sản, gặp khó khăn do yếu tố kinh tế hoặc bất khả kháng, tạm dừng hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là một bước ngoặt trong chính sách công đoàn.

Ông Trần Văn Hậu, Giám đốc một doanh nghiệp sản xuất linh kiện điện tử tại Bắc Ninh đánh giá trong thời kỳ hậu Covid-19 và nay là biến động chi phí nguyên liệu, việc tạm dừng hoặc giảm đóng kinh phí công đoàn là “đường thở” quý báu.

Từ góc nhìn kinh tế vĩ mô, việc Nhà nước chủ động chia sẻ gánh nặng với khu vực tư nhân phản ánh sự thay đổi trong tư duy quản trị, hướng tới đồng hành và hỗ trợ thay vì áp đặt.

Quy định mới được đánh giá là mang tính thực tiễn cao khi đặt trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều bất ổn. Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), đặc biệt là trong lĩnh vực chế biến, chế tạo đang chịu áp lực lớn về dòng tiền và chi phí vận hành. Việc Nhà nước chủ động điều chỉnh chính sách cho thấy sự lắng nghe tiếng nói từ thị trường.

Tuy nhiên, để chính sách đi vào cuộc sống, điều quan trọng không chỉ nằm ở nội dung luật, mà ở cách thức triển khai: từ khâu hướng dẫn, đánh giá, kiểm tra cho đến hỗ trợ kỹ thuật và cải cách thủ tục hành chính. Ảnh minh hoạ
Tuy nhiên, để chính sách đi vào cuộc sống, điều quan trọng không chỉ nằm ở nội dung luật, mà ở cách thức triển khai: từ khâu hướng dẫn, đánh giá, kiểm tra cho đến hỗ trợ kỹ thuật và cải cách thủ tục hành chính. Ảnh minh hoạ

TS. Nguyễn Thị Mai, chuyên gia chính sách lao động thuộc Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế – Xã hội nhận định điều khoản mới tại Điều 30 không chỉ thể hiện tính nhân văn mà còn phản ánh chuyển biến trong tư duy quản trị nhà nước, từ chỗ áp đặt sang hỗ trợ. Tuy nhiên, nếu không đi kèm cơ chế kiểm tra, giám sát rõ ràng thì nguy cơ lợi dụng chính sách là rất lớn.

Theo bà Mai, khái niệm “khó khăn do bất khả kháng” hay “không có khả năng đóng” cần được cụ thể hóa bằng tiêu chí đánh giá minh bạch. Tránh trường hợp doanh nghiệp vẫn duy trì hoạt động, thậm chí có lợi nhuận nhưng viện cớ khó khăn để xin tạm dừng đóng kinh phí công đoàn. Ngoài ra, việc “đóng bù” sau thời hạn 12 tháng cũng cần được giám sát để tránh việc kéo dài nợ đọng hoặc xóa nghĩa vụ một cách không minh bạch.

Một số doanh nghiệp cũng bày tỏ lo ngại về khâu triển khai chính sách, đặc biệt là thủ tục hành chính. Ông Lê Minh Đức, Tổng Giám đốc một công ty xây dựng dân dụng tại TP.HCM cho biết chính sách rất tích cực, nhưng nếu phải nộp cả đống hồ sơ, qua nhiều vòng xác nhận thì lại trở thành gánh nặng hành chính mới.

“Chúng tôi kiến nghị cần có cơ chế kê khai điện tử, xét duyệt nhanh, và có thể gia hạn thêm thời gian đóng bù nếu tình hình vẫn khó khăn”, ông Đức đề xuất.

Nếu các điều kiện trên được đáp ứng, Luật Công đoàn 2024 có thể trở thành một “bệ đỡ thực chất” cho doanh nghiệp trong lúc khó khăn. Ảnh minh hoạ
Nếu các điều kiện trên được đáp ứng, Luật Công đoàn 2024 có thể trở thành một “bệ đỡ thực chất” cho doanh nghiệp trong lúc khó khăn. Ảnh minh hoạ

Điều đáng lưu ý trong quy định mới là việc cho phép tạm dừng đóng tối đa 12 tháng, nhưng sau đó vẫn phải đóng bù đầy đủ và đúng hạn (trước ngày cuối cùng của tháng tiếp theo khi kết thúc việc tạm dừng). Điều này nhằm đảm bảo rằng quyền lợi của người lao động không bị ảnh hưởng lâu dài và tránh tình trạng doanh nghiệp “né” nghĩa vụ.

Bình luận về vấn đề này, TS. Nguyễn Thị Mai phân tích quy định đóng bù mang tính cân bằng, không miễn hoàn toàn nghĩa vụ, nhưng tạo điều kiện tạm thời để doanh nghiệp xoay sở. Nếu sau 12 tháng, doanh nghiệp vẫn chưa ổn định họ vẫn phải đóng lại. Việc theo dõi việc này sẽ do liên đoàn lao động phối hợp cùng cơ quan quản lý địa phương thực hiện.

Tuy nhiên, TS. Nguyễn Thị Mai cũng nhấn mạnh rằng công tác thanh kiểm tra cần mềm mỏng nhưng không lỏng lẻo. “Cần đánh giá trên cơ sở số liệu tài chính, tình hình hoạt động thực tế để xác định đúng đối tượng được hỗ trợ. Bên cạnh đó, cũng cần có hình thức xử phạt nếu doanh nghiệp cố tình trốn tránh nghĩa vụ”, bài Mai nói.

Với việc sửa đổi Điều 30, Luật Công đoàn năm 2024 – có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 – đã chính thức mở ra một hướng tiếp cận mới đối với nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp trong việc đóng kinh phí công đoàn. Ảnh minh hoạ
Với việc sửa đổi Điều 30, Luật Công đoàn năm 2024 – có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 – đã chính thức mở ra một hướng tiếp cận mới đối với nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp trong việc đóng kinh phí công đoàn. Ảnh minh hoạ

Việc sửa đổi Điều 30 trong Luật Công đoàn năm 2024 thể hiện rõ định hướng Nhà nước trong việc đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn, đồng thời vẫn giữ vững nguyên tắc bảo vệ quyền lợi người lao động. Tuy nhiên, để chính sách đi vào cuộc sống, cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các bên, từ việc hướng dẫn rõ ràng, thủ tục thuận tiện, cho đến giám sát hiệu quả và minh bạch.

Điều doanh nghiệp mong muốn không chỉ là “miễn” hay “giảm”, mà là một môi trường pháp lý linh hoạt, ổn định và hỗ trợ thực chất trong bối cảnh kinh tế ngày càng biến động. Nếu làm được điều đó, Luật Công đoàn 2024 sẽ không chỉ là công cụ pháp lý, mà còn là “đòn bẩy” phát triển hài hòa giữa doanh nghiệp và người lao động trong thời đại mới.

Ngày 27/11/2024, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Luật Công đoàn năm 2024 thay thế Luật Công đoàn năm 2012. Luật Công đoàn năm 2024 có 06 chương, 37 điều (tăng 04 điều so với Luật hiện hành) và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025. Luật có một số điểm mới cơ bản, trong đó có bổ sung các trường hợp miễn, giảm, tạm dừng đóng kinh phí Công đoàn.

Điều 30 Luật Công đoàn năm 2024 bổ sung các trường hợp miễn, giảm, tạm dừng đóng kinh phí Công đoàn như sau:

Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thực hiện giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật thì được xem xét miễn số tiền chưa đóng kinh phí công đoàn.

Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã gặp khó khăn vì lý do kinh tế hoặc bất khả kháng thì được xem xét giảm mức đóng kinh phí công đoàn.

Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã gặp khó khăn phải tạm dừng sản xuất, kinh doanh dẫn đến việc không có khả năng đóng kinh phí công đoàn thì được xem xét tạm dừng đóng kinh phí công đoàn trong thời gian không quá 12 tháng.

Hết thời hạn tạm dừng đóng, doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tiếp tục đóng kinh phí công đoàn và đóng bù kinh phí công đoàn cho thời gian tạm dừng đóng. Thời hạn đóng bù chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng tiếp theo tháng kết thúc việc tạm dừng đóng. Số tiền đóng bù bằng số tiền phải đóng của những tháng tạm dừng đóng.

Sẽ giảm kinh phí công đoàn cho các doanh nghiệp gặp khó khăn từ 1/7/2025? Sẽ giảm kinh phí công đoàn cho các doanh nghiệp gặp khó khăn từ 1/7/2025?

Luật Công đoàn 2024 bổ sung quy định mới về các trường hợp doanh nghiệp được miễn, giảm, tạm dừng đóng kinh phí công đoàn. ...

Chi tiết 12 điểm mới của Luật Công đoàn (sửa đổi) năm 2024 Chi tiết 12 điểm mới của Luật Công đoàn (sửa đổi) năm 2024

Luật Công đoàn (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ XV gồm 6 chương, 37 Điều, tăng 4 điều so ...

Quyền lợi pháp lý của đoàn viên công đoàn theo Luật Công đoàn 2024 Quyền lợi pháp lý của đoàn viên công đoàn theo Luật Công đoàn 2024

Luật Công đoàn 2024 đã quy định rõ ràng về quyền lợi và hỗ trợ pháp lý dành cho đoàn viên công đoàn.

Tin mới hơn

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương - Công đoàn Trường THCS Ngô Sĩ Liên (thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu). Có thể nói, nó không chỉ là một tổ chức đại diện cho quyền lợi của giáo viên mà còn là mái nhà chung đầy ắp yêu thương, nơi mỗi thành viên đều cảm thấy được quan tâm, chia sẻ và đồng hành trong công việc lẫn cuộc sống.
Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận

Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận

Nếu doanh nghiệp là “tế bào” của nền kinh tế, thì người lao động chính là “linh hồn” tạo nên sức sống cho “tế bào” đó. Công đoàn với vai trò “người đồng hành” chính là “mạch máu” dẫn truyền sự nhân văn và trách nhiệm trong “guồng máy” vận hành theo logic của lợi nhuận.

Tin tức khác

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Trong 3 tháng đầu năm 2025, Công đoàn các Khu Công nghiệp (KCN) tỉnh Ninh Thuận đã hoàn thành đến 92% chỉ tiêu phát triển đoàn viên mà Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Ninh Thuận giao cho cả năm. Đây là một kết quả không chỉ mang lại niềm vui, sự phấn khởi cho cán bộ Công đoàn và đoàn viên tỉnh Ninh Thuận mà còn lan tỏa tinh thần tích cực, bài học kinh nghiệm quý báu cho các cấp công đoàn trong cả nước.
Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Một công đoàn mạnh, hoạt động thực chất chính là “chứng chỉ” niềm tin, một tấm “hộ chiếu nhân văn” để doanh nghiệp bước vững chắc ra thế giới.
Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân đang ngày càng thể hiện được vai trò “một động lực quan trọng của nền kinh tế” như tinh thần Đại hội Đảng lần thứ XII xác định. Tầm quan trọng và hiệu quả của kinh tế tư nhân từ thực tế 40 năm đổi mới của đất nước một lần nữa cho thấy thành phần kinh tế này đang được định vị lại, có một vị trí xứng đáng.
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân

Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân đã và đang khẳng định vai trò trụ cột trong nền kinh tế Việt Nam hiện đại. Tuy nhiên, để “đòn bẩy” này thực sự phát huy hết tiềm năng, điều kiện tiên quyết không nằm ở vốn, công nghệ hay chính sách ưu đãi, mà ở chỗ sâu xa hơn: "Xây dựng một mối quan hệ lao động hài hòa, văn minh và hiện đại – nơi người lao động được bảo vệ, doanh nghiệp được tôn trọng và tổ chức công đoàn thực sự là đối tác phát triển".
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.
Xem thêm