![]() |
Nhiều người lo lắng sau khi ăn vải, sầu riêng... có thể có cồn trong người và điều này có thể dẫn tới việc bị xử phạt sau khi Nghị định số 100/2019 chính thức có hiệu lực. Ảnh minh họa |
Luật Phòng, chống tác hại rượu bia đã chính có hiệu lực từ ngày 1/1/2020. Tuy nhiên, sau 3 ngày kể từ khi luật này chính thức có hiệu lực, không ít trường hợp đã bị xử phạt vì phát hiện có nồng độ cồn khi lái xe.
Sau khi Nghị định số 100/2019 về tăng mức phạt đối với người điều khiến phương tiện có nồng độ cồn chính thức có hiệu lực, nhiều người tỏ ra băn khoăn và lo ngại. Trên thực tế, chỉ cần phát hiện có cồn trong khí thở hoặc máu, người dân có thể bị xử phạt thay vì nồng độ cồn tối thiểu là 0,25 mg/l như trước đây.
Một số người thường có thói quen sử dụng rượu vang hoặc bia để làm một số món ăn và mời bạn bè đến nhà ăn. Ngoài ra, trước thông tin một số loại trái cây chứa đường dễ lên men như vải, nho, sầu riêng... có thể để lại cồn trong hơi thở cũng khiến cho nhiều người lo lắng.
Theo Zing.vn, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) Trần Thị Trang thừa nhân, một số thực phẩm chứa đường dễ lên men có hàm lượng cồn hoặc một vài loại thuốc có sử dụng dung môi cồn. Do đó, hơi thở của người vừa sử dụng thực phẩm hoặc thuốc này sẽ dương tính với cồn.
Thế nhưng, hàm lượng cồn này rất nhỏ, không đáng kể và phụ thuộc nhiều vào mức thực phẩm mà cơ thể hấp thụ. Sau khi ăn xong, người dân chỉ cần uống một cốc nước hoặc đi lại khoảng 15-20’ là lượng cồn này không còn lưu lại trong hơi thở.
Bà Trang cũng cho biết: “Xác xuất người dân vừa ăn xong thực phẩm chứa cồn liền bị CSGT kiểm tra là rất nhỏ. Thực tế, họ chỉ cần vận động một lúc là hết”.
Ngoài ra, lực lượng CSGT cũng đã được tập huấn kỹ càng về những thông tin này nên khi người dân gặp trường hợp tương tự chỉ cần giải thích rõ ràng. Do đó, nếu hơi thở có nồng độ cồn do ăn thực phẩm chứa đường thì sẽ không bị xử phạt.
Đại diện cơ quan soạn thảo Luật phòng, chống tác hại rượu bia nhận định, lực lượng CSGT không gặp khó khăn để tiến hành phân định về những trường hợp này do đã có kinh nghiệp trong việc xử phạt người lái ô tô có nồng độ cồn trong máu theo quy định cũ. Thực tế Nghị định mới này chỉ mở rộng về nhóm đối tượng xử phạt ra cho cả xe máy và xe đạp.
Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) kỳ vọng về việc mở rộng nhóm đối tượng và khung xử phạt sẽ góp phần tạo nên văn hóa không sử dụng rượu, bia trước khi tham gia giao thông.
Về thời gian tồn tại của nồng độ cồn trong máu và hơi thở, bác sĩ Mai Đức Huy, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn, chia sẻ trung bình cơ thể sẽ cần 1 giờ để chuyển hóa 1 đơn vị cồn quy chuẩn.
Bên cạnh đó, sự hiện diện trong cơ thể của bia, rượu cũng phụ thuộc vào mẫu thử được đem ra xét nghiệm, chẳng hạn đối với máu hoặc nước tiểu thì cồn sẽ âm tính sau khi sử dụng khoảng 12 giờ, trong khi đối với hơi thở thì con số này là 24 giờ. Riêng đối với mẫu thử như lông, tóc thì cồn thậm chí có thể tồn tại trong nang lông lên đến 90 ngày, xét trên 1 đơn vị cồn quy chuẩn.
Ngoài ra, uống càng nhiều thì cồn được giữ trong người càng lâu. Vì vậy, lượng rượu, bia chính là yếu tố chính trong việc quyết định thời gian chất cồn tồn tại trong máu dài hay ngắn.
![]() Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, 4 ngân hàng lớn, trong đó đặc biệt là Agribank, VietinBank đang rất khó tăng vốn. ... |
![]() Bộ Công Thương cho biết, từ 28/12/2019 giá thịt lợn ngoài thị trường đã bắt đầu chững lại và có xu hướng giảm khoảng 2.000 ... |
![]() Chỉ mới uống 2 chén rượu với bạn, người đàn ông không ngờ “mức phạt giờ cao quá” và không dám uống rượu bia lại ... |
Tin mới hơn

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam
Tin tức khác
