Hậu khai giảng |
![]() |
Dịp Tết, nhiều lao động xa quê dù nhớ lắm bữa cơm tất niên ấm áp bên gia đình nhưng họ vẫn chưa thể về quê đoàn tụ. Ảnh minh hoạ: TL |
Với không ít người lao động xa quê, Tết không còn là thời gian đoàn tụ, sum họp, thay vào đó vẫn còn nhiều hoàn cảnh vẫn đang ngược xuôi, mưu sinh.
“Lại một mùa xuân con tha phương/ Lại một mùa xuân xa quê hương/ Sống nơi xứ người nhớ đêm giao thừa quê mẹ ngày xưa…” bài hát được vang lên trong căn phòng nhỏ chị Hoàng Thị Lý (quê Hòa Bình) ở từ ngày sang xuất khẩu lao động tại Nhật Bản. Đây là cái Tết thứ 3 chị xa nhà. Đươc biết, không chỉ riêng chị Lý, những bạn đồng hương sang cùng chị đợt đó cũng chưa ai về. “Cái tết thứ 3 xa quê nên tôi không còn quá bỡ ngỡ, chỉ là nỗi nhớ quê trĩu lòng. Cũng may có bạn bè đồng hương cùng giúp đỡ lẫn nhau, cố gắng mỗi người sắm sửa 1 chút đồ để làm bữa cơm tất niên. Những lúc khó khăn nơi đất khách quê người tôi chỉ biết cố gắng làm thật tốt công việc cho cuộc sống đỡ khó khăn để những năm sau, khi hết hợp đồng lao động, tôi cũng như các bạn khác có thể trở về đoàn tụ cùng gia đình trong những cái tết đủ đầy, trọn vẹn”, chị Lý bộc bạch.
8 năm cũng là 8 cái Tết anh Vũ Thái (quê Nam Định) đón Tết xa nhà. Nhìn hình ảnh sắm Tết nơi quê nhà mà bạn bè, người thân đăng lên mạng xã hội, anh Thái không khỏi chạnh lòng.
“Cứ đến dịp Tết đến tôi lại nhớ nhà da diết, muốn về ngay để đi chợ hoa mua cây đào, cây quất rồi trang trí nhà cửa, đêm 30 ngồi đón giao thừa cùng gia đình. Dù rất mong ngóng được về đòn tụ bên gia đình nhưng vì cuộc sống mưu sinh nên mỗi người trong gia đình đều động viên nhau cùng cố gắng”, anh Thái chia sẻ.
![]() |
Vì không thể về quê nên anh Thái đã 8 năm phải đón Tết “online” với gia đình. Ảnh VŨ THÁI |
Không chỉ khó khăn đối với những lao động nước ngoài, ngay cả lao động trong nước như chị Mai (SN 1982, quê tỉnh Hà Tĩnh) cũng chẳng thể về quê đón Tết chỉ vì gánh nặng “cơm áo”. Chị Mai hiện đang làm công nhân tại Công ty Việt Hoa (Khu công nghiệp Hòa Khánh, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng), chồng chị đang làm công nhân cho một công ty xi măng trên địa bàn thành phố. Hai vợ chồng đã hơn 14 năm làm việc tại Đà Nẵng. Trước đây, hầu như năm nào vợ chồng chị cũng về quê ăn Tết cùng với gia đình, tuy nhiên, 2 năm nay, vì nhiều lý do mà gia đình chị không thể về quê đoàn tụ. “Năm ngoái, tôi sinh em bé nên không về được. Năm nay kinh tế cũng khó khăn, hai vợ chồng làm cả năm chỉ đủ chi trả tiền trọ, chăm lo cho 3 đứa nhỏ nên lại đành đón Tết xa nhà thêm năm nữa. Con gái hơn 1 tuổi nhưng ông bà ở quê vẫn chưa gặp được cháu. Vì mưu sinh phải đi làm ăn xa, không có nhiều thời gian ở bên cha mẹ, được dịp Tết để về đoàn tụ, biết bố mẹ mong mình cũng chạnh lòng nhưng đành chịu vậy....”, chị Mai trải lòng.
Với những lao động xa quê, dù ở Việt Nam hay ở nước ngoài, mỗi khi Tết đến, xuân về, nỗi nhớ hương vị Tết lại cồn cào trong họ. Dẫu vậy, ai cũng tự động viên bản thân cố gắng làm việc để sớm trở về quê hương đoàn tụ cùng gia đình.
![]() Thời điểm dịch Covid-19 bùng nổ khiến nhiều ngành nghề bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Doanh nghiệp gặp khó khăn trong kinh doanh, sản xuất ... |
![]() Tết Dương lịch năm 2021 cũng chính là thời điểm Bộ luật Lao động năm 2019 chính thức có ... |
![]() Sau kỳ nghỉ Tết, người lao động muốn tìm việc mới với thu nhập và môi trường làm việc tốt hơn. |
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
