![]() |
Tổng Bí thư Lê Duẩn. Ảnh: Chinhphu.vn |
Điều đầu tiên đáng nói là tinh thần tự hào dân tộc, kiên định với tư tưởng tiến công và không bao giờ lùi bước trước bất cứ kẻ xâm lược nào dù cho đối phương hùng mạnh và nham hiểm đến đâu. Thời chống Mỹ, tư tưởng này đã quán triệt trong “Thư vào Nam” tập hợp những ý kiến chỉ đạo chiến lược quan trọng đối với cách mạng miền Nam. Chẳng hạn khi có cán bộ, quần chúng tỏ ra e ngại trường kỳ kháng chiến, đồng chí đã uốn nắn tư tưởng kịp thời, với lập luận rằng: kẻ đi xâm lược còn tính đến chuyện lâu dài vậy thì tại sao người bị xâm lược lại sợ phải trường kỳ kháng chiến, như vậy là không nên, cần khắc phục tư tưởng này. Khi có người e ngại về tiềm lực kinh tế và quân sự của Mỹ, khí giới tối tân của đối phương, đồng chí Lê Duẩn đã khẳng định như đinh đóng cột, rằng: trong thời đại ngày nay, có hai hình thái chiến tranh cần quan tâm nhất là chiến tranh Nhân dân và chiến tranh nguyên tử; trong điều kiện không có chiến tranh nguyên tử xảy ra thì chiến tranh Nhân dân là vô địch. Thực tế lịch sử đã minh chứng hùng hồn không thể nào và không ai có thể phủ nhận.
Cũng như về sau, trong cuộc chiến chống quân xâm lược biên giới phía Bắc nước ta, Tổng Bí thư Lê Duẩn cùng Bộ Chính trị đã kiên quyết lãnh đạo quân dân ta tiến hành đánh trả, đẩy lùi đối phương ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Đồng chí là người có lập trường rất rõ ràng về phương diện địa - chính trị của Việt Nam.
![]() |
Tổng Bí thư Lê Duẩn trao đổi về sản xuất nông nghiệp với nông dân xã Điện Thọ, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam (năm 1985). Ảnh tư liệu. |
Là một nhà cách mạng với bản chất nhân văn, đồng chí Lê Duẩn luôn quan tâm đến Nhân dân, đặc biệt là nông dân trong một đất nước sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Điều này thể hiện từ rất sớm. Cách đây 80 năm, vào năm 1939, đồng chí đã đóng góp vào nghị quyết lúc bấy giờ, thể hiện sự quan tâm và phương pháp cách mạng thích hợp khi chăm lo quyền lợi của nông dân, đúng như đánh giá của Trung ương: "Xứ ủy Nam Bộ dưới sự lãnh đạo của Lê Duẩn thực hiện chính sách ruộng đất "người nông dân có ruộng cày" không phải thông qua cuộc phát động tước đoạt bằng bạo lực, tiến hành đấu tố, cưỡng bức địa chủ; mà bằng chủ trương và biện pháp đúng đắn, thích hợp với hoàn cảnh cụ thể của Nam Bộ lúc ấy".
Về sau, đây vẫn là mối quan tâm thường trực khi đồng chí nhấn mạnh: ta là người Việt Nam nhưng chưa chắc đã hiểu đúng, hiểu hết về chính bản thân mình cũng như chưa hiểu hết con người nông dân. Mà làm cách mạng, trong đó có cách mạng tư tưởng và văn hóa thì vấn đề này lại có ý nghĩa rất quan trọng. Điều này, theo đồng chí Lê Duẩn cần phải được lưu tâm.
Đồng chí Lê Duẩn luôn thể hiện một tinh thần tự học nghiêm túc, một tư duy độc lập không lệ thuộc vào những lý luận có sẵn. Nhà báo lão thành Phan Quang cho biết Lê Duẩn là nhà cách mạng giữ cương vị chủ chốt, hết sức bận rộn nhưng vẫn dành thời gian đọc Bách khoa toàn thư và Kinh Coran của Hồi giáo để phục vụ công tác. Đọc sách nhưng không phải nghe theo sách một cách máy móc, rập khuôn, trái lại luôn suy nghĩ, tranh luận để tìm ra chân lý, để những thắc mắc được sáng tỏ, đặc biệt là phải vận dụng một cách sáng tạo vào từng hoàn cảnh cụ thể.
Nhà báo Phan Quang kể lại mẩu chuyện như sau: “Đến thăm trường Đảng, học viên là cán bộ trung, cao cấp đang nghiên cứu Lịch sử Đảng, trao đổi với anh em ở hành lang, đồng chí Lê Duẩn hỏi: “Các đồng chí học lịch sử Đảng, vậy theo các đồng chí bài học gì của Đảng là đáng ghi nhớ nhất?”. Mỗi người trả lời một cách, ai cũng đúng. Ông cười: “Theo tôi, bài học lớn nhất của Đảng ta là phải độc lập suy nghĩ, giải quyết các vấn đề của cách mạng Việt Nam trên cơ sở đánh giá đúng tình hình thực tế của Việt Nam”.
Nhà cách mạng Lê Duẩn luôn chú trọng đến đời sống kinh tế của Nhân dân và đã nhiều lần bộc lộ ý kiến và thái độ muốn cải thiện mức sống của đồng bào. Tuy vậy theo đồng chí, sự nghiệp cách mạng phải thực sự thực hiện nhiệm vụ song hành lo toan cả hai nhu cầu vô cùng chính đáng của con người: vật chất và tình thần.
Nhà thơ lớn Chế Lan Viên đã từng trân trọng nhớ đến nhà cách mạng Lê Duẩn trong một tâm cảm văn nghệ của mình và rất cần phải nhắc lại trong thời điểm hiện nay: “"Bánh mì và hoa hồng". Tôi nhớ một khẩu hiệu nổi tiếng. Tôi lại nhớ lời của đồng chí Lê Duẩn: “...Người ta cần xem hát, xem hoa. Và xem hát, xem hoa làm cho tình cảm con người trong sáng hơn. Có thể một ngày nào đó người Việt Nam ta không còn ghét nhau nữa được không?". Đồng chí tiếp thêm: "Chúng ta làm thế nào để ngày mai con người Việt Nam trở thành những con người mới có văn hóa, không chỉ là những người chiến đấu kiên cường nhất, mà còn là những người có văn hóa đẹp nhất. Hạnh phúc là gì? Hạnh phúc là thỏa mãn mọi nhu cầu tinh thần và vật chất. Đó là mục đích của chủ nghĩa cộng sản". Những lời ấy làm tôi suy nghĩ ...".
![]() |
Tổng Bí thư Lê Duẩn nói chuyện với các diễn viên tỉnh Hòa Bình, năm 1969 - Ảnh: TL |
Di sản của nhà cách mạng Lê Duẩn còn phải và cần phải tiếp tục tìm hiểu và nghiên cứu trên nhiều phương diện. Tuy nhiên kết thúc bài viết nhỏ này, tác giả mong muốn chúng ta làm tốt phương châm xây dựng xã hội được thể hiện ngắn gọn, dễ hiểu và rất nhân văn của cố Tổng Bí thư Lê Duẩn, đó là: “Lao động, tình thương và lẽ phải”.
Đó cũng là mong muốn và lẽ sống cao đẹp cần được nêu cao và hướng tới, để sớm trở thành hiện thực như ước vọng của "Anh Ba Lê Duẩn". Đó cũng là thước đo tin cậy và thực tế nhất đối với những người cộng sản hôm nay.
Chuyên mục Đảng CSVN – Dân tộc & Thời đại của Tạp chí Lao động & Công đoàn trân trọng cảm ơn quý cộng tác viên, các nhà nghiên cứu, giảng viên, nhà báo… đã gửi bài cộng tác, trả lời phỏng vấn. Rất mong được tiếp tục nhận bài tham gia chuyên mục của các cây bút trên mọi miền đất nước và nước ngoài, để chuyên mục ngày càng phong phú, đa dạng, hấp dẫn. Địa chỉ gửi bài: Tạp chí Lao động và Công đoàn, 175 Giảng Võ – Hà Nội. Email: tapchidientu.laodongcongdoan@gmail.com |
![]() Bằng nhiều hình thức, nội dung và thủ đoạn, các thế lực thù địch không ngừng xuyên tạc, phê phán Chủ nghĩa Mác - Lênin ... |
![]() Đảng viên trong tổ chức đảng bị kỷ luật phải chịu trách nhiệm về nội dung vi phạm, hình thức kỷ luật của tổ chức ... |
![]() Cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh chỉ kéo dài khoảng 7 năm, nhưng vô cùng sôi động với nhiều ... |
Tin mới hơn

Giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam: Trụ cột trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Người đảng viên bước ra từ những con đường sạch

20 năm giữ nguồn nước sạch: Chuyện về một đảng viên tận tâm
Tin tức khác

Hết mình với nghề, tận tâm với Đảng

Người đảng viên gần hai thập kỷ gắn bó với ngành in
Nữ đảng viên 9x và những sáng tạo không ngừng
Gương sáng người Đảng viên kỹ sư Dầu khí nơi đầu sóng Đại Hùng
Khát vọng vươn lên từ sự dìu dắt của Đảng
