Công đoàn
90 năm Công đoàn: Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, sáng mãi cuộc đời người chiến sĩ cộng sản kiên trung

Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh: Sáng mãi cuộc đời người chiến sĩ cộng sản kiên trung

Phạm Hữu Thư
Tác giả: Phạm Hữu Thư
Cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh chỉ kéo dài khoảng 7 năm, nhưng vô cùng sôi động với nhiều thử thách, cam go, ác liệt.
dong chi nguyen duc canh sang mai cuoc doi nguoi chien si cong san kien trung
Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh.

Đi theo con đường cách mạng của Nguyễn Ái Quốc

Nguyễn Đức Cảnh sinh ngày mùng 2/2/1908 trong một gia đình nhà nho nghèo, yêu nước ở Diêm Điền, Thái Bình. Ngay từ nhỏ, cậu bé Cảnh đã bộc lộ rõ khí chất thông minh, can đảm.

Khi vào học ở Trường Thành Chung, Nam Định, Cảnh đã kết bạn với một số thanh niên có tư tưởng tiến bộ, tìm đọc những sách báo yêu nước, tìm hiểu đời sống những người thợ dệt, tích cực tham gia phong trào bãi khóa đòi nhà cầm quyền thả nhà yêu nước Phan Bội Châu, đứng đầu tổ chức để tang cụ Phan Châu Trinh. Do có những hoạt động yêu nước, nên từ năm học thứ ba anh bị đuổi học. Tháng 10/1926, Nguyễn Đức Cảnh bí mật tìm đường lên Hà Nội, bắt đầu một cuộc sống mới.

Sau một thời gian ở Hà Nội, Nguyễn Đức Cảnh xin vào làm việc tại xưởng in Lê Văn Tân. Đến tháng 9/1927, Nguyễn Đức Cảnh sang Quảng Châu dự lớp huấn luyện chính trị do Tổng bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tổ chức. Từ đây anh gia nhập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, đi theo con đường cách mạng của Nguyễn Ái Quốc.

Trở về nước, Nguyễn Đức Cảnh cùng nhiều đồng chí cách mạng tiền bối khác lần lượt về Hải Phòng tuyên truyền cách mạng, vận động công nhân. Với vai trò là Ủy viên BCH Kỳ bộ Thanh niên Bắc Kỳ, Nguyễn Đức Cảnh trực tiếp làm Bí thư Tỉnh bộ Thanh niên Hải Phòng, bao gồm cả TP. Hải Phòng và các tỉnh Kiến An, Hải Dương, khu mỏ Hồng Quảng.

Nguyễn Đức Cảnh đã đề xuất thực hiện chủ trương “Vô sản hóa” và vào làm việc tại Nhà máy Carông, sau đó chuyển sang làm công nhân ở Cảng Hải Phòng. Đồng chí đã trực tiếp chỉ đạo nhiều cuộc đấu tranh, trong đó có cuộc đấu tranh của hơn 2.000 công nhân Nhà máy Xi măng với mục tiêu đòi tăng lương, chống đánh đập. Trong hai năm 1928, 1929 đã nổ ra 17 cuộc đấu tranh lớn của công nhân Hải Phòng, được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và báo chí thời kỳ đó đưa tin.

Trở thành người cộng sản

Cuối tháng 3/1929, những thành viên ưu tú nhất trong Kỳ bộ Thanh niên Bắc Kỳ gồm Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh, Nguyễn Phong Sắc, Trịnh Đình Cửu, Đỗ Ngọc Du, Trần Văn Cung, bí mật gặp nhau tại số nhà 5D, phố Hàm Long (Hà Nội) để họp thành lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên. Nguyễn Đức Cảnh và Trịnh Đình Cửu được Chi bộ phân công chuẩn bị Tuyên ngônĐiều lệ Đảng.

Chưa đầy 3 tháng sau, ngày 17/6/1929, những người cách mạng trung kiên trong Chi bộ Cộng sản đầu tiên đã triệu tập hội nghị gồm 20 đại biểu ở các tỉnh Bắc Kỳ tại số nhà 312, phố Khâm Thiên, Hà Nội, quyết định thành lập Đảng Cộng sản lấy tên là Đảng Cộng sản Đông Dương (Đông Dương Cộng sản Đảng); thông qua Tuyên ngôn và Điều lệ Đảng. Hội nghị đã cử BCH Trung ương lâm thời, gồm các đồng chí: Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh, Nguyễn Phong Sắc, Trịnh Đình Cửu, Đỗ Ngọc Du, Trần Văn Cung, Trần Tư Chính.

Tháng 4/1929, Nguyễn Đức Cảnh đã xúc tiến thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên ở Hải Phòng, gồm 3 người: Hoàng Văn Đoài, Nguyễn Hữu Căn, do Nguyễn Đức Cảnh phụ trách. Đến tháng 6/1929, Chi bộ đã phát triển thành lập thêm 14 chi bộ mới với 95 đảng viên. Trên cơ sở này, Ban Tỉnh ủy lâm thời của Đông Dương Cộng sản Đảng tại Hải Phòng được thành lập, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh làm Bí thư Ban Tỉnh ủy lâm thời Hải Phòng.

Trước sự lớn mạnh và sự trưởng thành về ý thức hệ của giai cấp công nhân Việt Nam đòi hỏi phải có tổ chức “Công hội” để lãnh đạo phong trào đấu tranh của công nhân, ngày 28/7/1929, Hội nghị đại biểu Tổng Công hội Đỏ Bắc Kỳ lần thứ nhất khai mạc và quyết định thành lập Tổng Công hội Đỏ Bắc Kỳ, do Nguyễn Đức Cảnh làm Hội trưởng lâm thời. Hội nghị cũng quyết định xuất bản Báo Lao động và Tạp chí Công hội Đỏ (tiền thân của Tạp chí Lao động và Công đoàn ngày nay) do Nguyễn Đức Cảnh phụ trách.

Đầu năm 1930, Nguyễn Đức Cảnh cùng Trịnh Đình Cửu được cử sang Hồng Kông dự hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc và lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam.

Tháng 5/1930, Nguyễn Đức Cảnh được cử làm Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ. Do phong trào cách mạng bùng lên ở Nghệ An và Hà Tĩnh, tháng 10/1930, Nguyễn Đức Cảnh được cử Trung ương cử vào tăng cường trong Ban Thường vụ Xứ ủy Trung Kỳ, phụ trách công tác tuyên huấn. Tháng 4/1931, sau khi dự hội nghị nghe truyền đạt Nghị quyết của Trung ương, trên đường về cơ sở, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh bị địch bắt ở làng Yên Dũng Hạ (TP. Vinh ngày nay).

Thực dân Pháp mở tòa đại hình, kết tội tử hình Nguyễn Đức Cảnh. Trong xà lim án chém, đồng chí vẫn dành thời gian, tập trung sức để viết cuốn “Công nhân vận động”. Đây là tác phẩm đúc kết kinh nghiệm thực tiễn làm phong phú lý luận vận động công nhân của Đảng. Sáng ngày 31/7/1932, thực dân Pháp đã thi hành bản án tử hình Nguyễn Đức Cảnh cùng với đồng chí Hồ Ngọc Lân trước cửa đề lao Hải Phòng.

Sáng mãi cuộc đời người chiến sĩ cộng sản kiên trung, bất khuất

Là học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ, sáng lập Tổng Công hội Đỏ Bắc Kỳ, tổ chức tiền thân của Tổng LĐLĐ Việt Nam ngày nay; đồng chí còn là một nhà lý luận sắc bén, có đóng góp tích cực cho việc xây dựng nền báo chí cách mạng. Cuốn Công nhân vận động, tác phẩm cuối cùng của đồng chí là cuốn cẩm nang thực sự có giá trị đối với những người cộng sản về phong trào công nhân và công đoàn Việt Nam.

Cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh chỉ kéo dài khoảng 7 năm, nhưng vô cùng sôi động với nhiều thử thách, cam go, ác liệt. Nguyễn Đức Cảnh đã hòa mình và gắn bó với những người lao động cùng khổ, làm đủ thứ nghề để tuyên truyền về lý luận cách mạng và kinh nghiệm hoạt động thực tiễn trong phong trào công nhân.

Nguyễn Đức Cảnh thấu hiểu vai trò, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, liên minh với giai cấp nông dân để lãnh đạo nhân dân lật đổ ách thống trị của thực dân, phong kiến, giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do cho đất nước.

Dù trong bất kỳ hoàn cảnh khó khăn nào, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh luôn thể hiện đạo đức và phẩm chất cách mạng trong sáng, tuyệt đối trung thành với Đảng, với sự nghiệp cách mạng, hiến dâng trọn cả đời mình cho nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng. Đối với kẻ thù, đồng chí luôn giữ một tinh thần đấu tranh kiên quyết, gan vàng, dạ sắt, không khoan nhượng; không nao núng, giữ vững khí tiết của người cộng sản.

Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh có sức cổ vũ hàng triệu người anh dũng, hiên ngang dấn bước, phá bỏ xiềng xích nô lệ, tạo nên bước ngoặt đặc biệt quan trọng cho phong trào đấu tranh cách mạng ở Việt Nam.

Trong bài “Đảng ta”, tháng 1/1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Những đảng viên đã vì Đảng, vì giai cấp, vì dân tộc mà oanh liệt hy sinh như đồng chí Lê Hồng Phong, Trần Phú, Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Đức Cảnh, Nguyễn Văn Cừ, Lương Khánh Thiện, Minh Khai, cùng trăm nghìn đồng chí khác... Máu xương của các tiên liệt đã thấm nhuần gốc rễ của Đảng ta, làm cho cây nó càng vững, ngành nó càng to, và kết quả khai hoa ngày càng rực rỡ.”

Kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2019), đúng vào dịp kỷ niệm 88 năm ngày mất của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh (31/7/1931 - 31/7/2019), chúng ta cùng nhau ôn lại cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, người con ưu tú của giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam đã trọn đời cống hiến, hy sinh vì Đảng, vì Tổ quốc và vì hạnh phúc của nhân dân.

dong chi nguyen duc canh sang mai cuoc doi nguoi chien si cong san kien trung Đổi mới hoạt động công đoàn: Phải quyết liệt bằng hành động

Đổi mới hoạt động công đoàn không chỉ là khẩu hiệu, đó còn là một nội dung trọng tâm trong hoạt động công đoàn hiện ...

dong chi nguyen duc canh sang mai cuoc doi nguoi chien si cong san kien trung 90 năm: Công đoàn Việt Nam - thành viên vững chắc của hệ thống chính trị

Công đoàn Việt Nam là cơ sở chính trị - xã hội của Đảng và Nhà nước ta. Trong suốt lịch sử hình thành và ...

Tin mới hơn

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương - Công đoàn Trường THCS Ngô Sĩ Liên (thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu). Có thể nói, nó không chỉ là một tổ chức đại diện cho quyền lợi của giáo viên mà còn là mái nhà chung đầy ắp yêu thương, nơi mỗi thành viên đều cảm thấy được quan tâm, chia sẻ và đồng hành trong công việc lẫn cuộc sống.
Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận

Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận

Nếu doanh nghiệp là “tế bào” của nền kinh tế, thì người lao động chính là “linh hồn” tạo nên sức sống cho “tế bào” đó. Công đoàn với vai trò “người đồng hành” chính là “mạch máu” dẫn truyền sự nhân văn và trách nhiệm trong “guồng máy” vận hành theo logic của lợi nhuận.

Tin tức khác

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Trong 3 tháng đầu năm 2025, Công đoàn các Khu Công nghiệp (KCN) tỉnh Ninh Thuận đã hoàn thành đến 92% chỉ tiêu phát triển đoàn viên mà Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Ninh Thuận giao cho cả năm. Đây là một kết quả không chỉ mang lại niềm vui, sự phấn khởi cho cán bộ Công đoàn và đoàn viên tỉnh Ninh Thuận mà còn lan tỏa tinh thần tích cực, bài học kinh nghiệm quý báu cho các cấp công đoàn trong cả nước.
Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Một công đoàn mạnh, hoạt động thực chất chính là “chứng chỉ” niềm tin, một tấm “hộ chiếu nhân văn” để doanh nghiệp bước vững chắc ra thế giới.
Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân đang ngày càng thể hiện được vai trò “một động lực quan trọng của nền kinh tế” như tinh thần Đại hội Đảng lần thứ XII xác định. Tầm quan trọng và hiệu quả của kinh tế tư nhân từ thực tế 40 năm đổi mới của đất nước một lần nữa cho thấy thành phần kinh tế này đang được định vị lại, có một vị trí xứng đáng.
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân

Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân đã và đang khẳng định vai trò trụ cột trong nền kinh tế Việt Nam hiện đại. Tuy nhiên, để “đòn bẩy” này thực sự phát huy hết tiềm năng, điều kiện tiên quyết không nằm ở vốn, công nghệ hay chính sách ưu đãi, mà ở chỗ sâu xa hơn: "Xây dựng một mối quan hệ lao động hài hòa, văn minh và hiện đại – nơi người lao động được bảo vệ, doanh nghiệp được tôn trọng và tổ chức công đoàn thực sự là đối tác phát triển".
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.
Xem thêm