Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế đối thoại trực tiếp với đoàn viên, người lao động
Đời sống

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế đối thoại trực tiếp với đoàn viên, người lao động

TRƯỜNG SƠN
Tác giả: TRƯỜNG SƠN
Hơn 500 đoàn viên, người lao động trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã có dịp đối thoại trực tiếp với lãnh đạo tỉnh và đại diện các sở, ban, ngành để được giải đáp cụ thể những khó khăn, vướng mắc về việc làm, thu nhập, tiền lương, đời sống. Chương trình đối thoại do UBND tỉnh và LĐLĐ tỉnh phối hợp tổ chức vào ngày 22/5.
Thừa Thiên Huế: Sơ kết 3 năm học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh Người lao động cần hết sức cân nhắc khi rút bảo hiểm xã hội một lần Chia sẻ của những tấm gương điển hình ở Thừa Thiên Huế trong lao động giỏi, sáng tạo

Chủ trị buổi đối thoại, đồng chí Phan Quý Phương - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đề nghị rằng, chương trình đối thoại lãnh đạo tỉnh với đoàn viên, người lao động là diễn đàn mở; đoàn viên và người lao động cần mạnh dạn bày tỏ tâm tư, nguyện vọng và đề ra những kiến nghị, đề xuất về những vấn đề liên quan đến việc làm, thu nhập, tiền lương, đời sống và những nhu cầu bức thiết. Lãnh đạo UBND tỉnh và lãnh đạo các sở ban, ngành sẽ trực tiếp giải đáp cụ thể.

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế đối thoại trực tiếp với đoàn viên, người lao động
Đồng chí Phan Quý Phương - Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đồng chí Trần Thị Minh Nguyệt - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh chủ trì buổi đối thoại. Ảnh: TRƯỜNG SƠN.

BHXH được nhiều đoàn viên, người lao động quan tâm

Đồng chí Nguyễn Thị Tú - Chủ tịch Công đoàn bộ phận, Công đoàn Công ty CP Đường bộ 1 đặt ra câu hỏi: “Chế độ nghỉ dưỡng sức sau thai sản cho lao động nữ đã được Luật BHXH quy định tại khoản 2, điều 41 Luật BHXH 2014 nhưng thực tế, nhiều lao động nữ không biết chế độ này và các doanh nghiệp không muốn giải quyết chế độ này cho lao động nữ vì sợ giảm sản lượng sản xuất, từ đó họ đưa ra các thủ tục và nhiều giấy tờ rất phiền hà, hoặc họ lờ đi”.

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế đối thoại trực tiếp với đoàn viên, người lao động
Đồng chí Nguyễn Thị Tú - Chủ tịch Công đoàn bộ phận, Công đoàn Công ty CP Đường bộ 1 kiến nghị về chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe cho
người lao động. Ảnh: TRƯỜNG SƠN.

Về vấn đề này, đồng chí Hoàng Trọng Chính - Phó Giám đốc BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế trả lời rằng, chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản, trách nhiệm của người sử dụng lao động và công đoàn cơ sở cũng như thủ tục làm hồ sở để hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản cho người lao động.

Để việc giải quyết chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe cho người lao động được đảm bảo theo đúng quy định, BHXH tỉnh sẽ tăng cường công tác thông tin về các chế độ chính sách BHXH nói chung và chế độ nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm, đau thai sản nói riêng để người lao động, đơn vị sử dụng lao động và các cấp công đoàn nắm, nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người lao động.

“Người sử dụng lao động và công đoàn cơ sở phải có trách nhiệm trong việc xem xét, bố trí cho người lao động được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản mà sức khỏe chưa hồi phục”, đồng chí Chính nói.

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế đối thoại trực tiếp với đoàn viên, người lao động
Đồng chí Lê Quý Hoàng - Chủ tịch Công đoàn Công ty MSV đặt câu hỏi về
tình trạng người lao động xin rút để hưởng BHXH một lần. Ảnh: TRƯỜNG SƠN.

Cũng về vấn đề BHXH, đồng chí Lê Quý Hoàng - Chủ tịch Công đoàn Công ty MSV có câu hỏi rằng, hiện nay, tình trạng người lao động xin rút để hưởng BHXH một lần vẫn có xu hướng gia tăng, ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân người lao động, gia đình và các chính sách an sinh xã hội.

“Rất mong các đồng chí lãnh đạo tỉnh cho biết thực trạng và những chỉ đạo của tỉnh nhằm giảm thiểu tình trạng người lao động xin rút BHXH một lần gia tăng như hiện nay”, đồng chí Hoàng nói.

Đồng chí Hoàng Trọng Chính - Phó Giám đốc BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế cho hay, nguyên nhân người lao động xin rút để hưởng BHXH một lần đa số là do nhu cầu tài chính sau khi nghỉ việc. Người lao động bị mất việc làm phải đối mặt với các nhu cầu tài chính trước mắt để chi tiêu sinh hoạt cho gia đình hoặc đầu tư cho con ăn học, trang trải nợ nần... Khi mà chính sách BHXH một lần còn khá thông thoáng, dễ dàng thì người lao động xem đây là một công cụ tài chính trước mắt.

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế đối thoại trực tiếp với đoàn viên, người lao động
Đồng chí Hoàng Trọng Chính - Phó Giám đốc BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế giải đáp những kiến nghị của đoàn viên, người lao động. Ảnh: TRƯỜNG SƠN.

Bên cạnh đó, để đóng BHXH được đến lúc hưởng lương hưu thì cần phải đóng thêm rất nhiều năm sau đó. Do vậy, người lao động không muốn và cũng không đủ khả năng về tài chính để tiếp tục tham gia BHXH, và chỉ có nhu cầu nhận một lần.

“Để giảm thiểu tình trạng người lao động xin rút BHXH một lần, các cấp và các ngành cần thực hiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống của người lao động; tăng cường công tác truyền thông để cung cấp thông tin, định hướng dư luận, giúp người lao động có được nhận thức một cách đầy đủ về chính sách. Đồng thời, tăng lợi ích và tính hấp dẫn của chính sách lương hưu thông qua việc sớm thực hiện giảm điều kiện về thời gian đóng góp tối thiểu từ 20 năm xuống còn 15 năm…”, đồng chí Chính cho biết thêm.

Nhiều vấn đề liên quan đến đời sống người lao động

Về công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ), đồng chí Ngô Đình Nhật - Chủ tịch Công đoàn Công ty cổ phần Da Giầy Huế cho rằng, thời gian gần đây, tình trạng mất ATVSLĐ tại nhiều doanh nghiệp vẫn còn diễn ra, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân chưa đầy đủ, chưa khám sức khỏe định kỳ cho người lao động. Trong thời gian tới, tỉnh có giải pháp nào để buộc doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trong việc tuân thủ pháp luật lao động ATVSLĐ.

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế đối thoại trực tiếp với đoàn viên, người lao động
Đồng chí Ngô Đình Nhật - Chủ tịch Công đoàn Công ty cổ phần Da Giầy Huế có kiến nghị về công tác ATVSLĐ tại doanh nghiệp. Ảnh: TRƯỜNG SƠN.

Giải đáp vấn đề này, đồng chí Hồ Dần - Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh & Xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tai nạn lao động là do người sử dụng lao động chưa quan tâm đến công tác ATVSLĐ dẫn đến chủ quan, lơ là trong việc chỉ đạo tổ chức thực hiện các biện pháp bản đảm ATVSLĐ, khoán trắng cho cấp dưới, thiếu kiểm tra, giám sát, chỉ đạo, chưa nắm chắc quy trình trong việc thực hiện các quy định về Luật Lao động, công tác ATVSLĐ.

Sở đã và đang thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp, trong đó chú trọng hướng dẫn, tập huấn, huấn luyện về ATVSLĐ cho các ngành, nghề, lĩnh vực có nguy mất an toàn cao như xây dựng, vận hành các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ; thanh tra, kiểm tra, giám sát của các ngành, các cấp.

“Xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm các quy định về ATVSLĐ; tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị, cơ sở tăng cường công tác tự kiểm tra, đánh giá nguy cơ, rủi ro về ATVSLĐ tại nơi làm việc, xây dựng các phương án, biện pháp khắc phục phù hợp”, đồng chí Dần nhấn mạnh.

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế đối thoại trực tiếp với đoàn viên, người lao động
Đồng chí Hồ Dần - Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh & Xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế giải đáp câu hỏi của đoàn viên, NLĐ về công tác ATVSLĐ.
Ảnh: TRƯỜNG SƠN.

Chị Hồ Thị Dung - đoàn viên Công đoàn Trường Mầm non Hồng Trung đặt ra câu hỏi rằng, chính sách cho vay vốn ưu đãi để hỗ trợ đoàn viên, người lao động tăng gia sản xuất, nâng cao đời sống đã được LĐLĐ tỉnh phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh triển khai hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động. Tuy nhiên, nguồn vốn để cho vay vốn hỗ trợ còn hạn hẹp nên số lượng đoàn viên, người lao động được tiếp cận từ nguồn vốn vay ưu đãi còn quá ít so với nhu cầu.

“Kính đề xuất lãnh đạo tỉnh chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành liên quan bổ sung thêm các nguồn vốn vay ưu đãi để giải quyết cho đoàn viên, người lao động có nhu cầu vay để tăng gia sản xuất, nâng cao đời sống trong thời gian tới”, chị Dung mong muốn.

Về vấn đề này, đại diện Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, hiện nay, nguồn vốn cho vay chương trình hỗ trợ tạo việc làm duy trì và mở rộng việc làm do Tổng LĐLĐ Việt Nam quản lý tại chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh là 1.109 triệu đồng.

Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội đã phối hợp với LĐLĐ tỉnh cho vay vốn thuộc nguồn vốn Tổng LĐLĐ tỉnh quản lý đối với đoàn viên, người lao động trên địa bàn với dư nợ đến ngày 20/5/2024 là 1.020 triệu đồng, với 17 khách hàng còn dư nợ; nguồn vốn còn lại chưa thực hiện là 89 triệu đồng chỉ đủ để đáp ứng nhu cầu vốn cho 01 lao động.

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế đối thoại trực tiếp với đoàn viên, người lao động
Đoàn viên, người lao động tỉnh Thừa Thiên Huế lắng nghe những giải đáp của UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ban, ngành. Ảnh: TRƯỜNG SƠN.

Để bổ sung thêm các nguồn vốn nhằm giải quyết cho đoàn viên, người lao động có nhu cầu vay để tăng gia sản xuất, nâng cao đời sống trong thời gian tới, đại diện Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh có đề nghị LĐLĐ tỉnh cân đối nguồn vốn của các quỹ do LĐLĐ tỉnh quản lý, ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh để cho vay đối với đoàn viên, người lao động trên địa bàn tỉnh.

Đồng thời, đề xuất sở, ban, ngành và UBND tỉnh trình HĐNĐ tỉnh bố trí vốn đầu tư công, vốn đầu tư phát triển, kinh phí thường xuyên ủy thác cho chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh để hỗ trợ thực hiện một số hoạt động của các Chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó tập trung cho vay hộ có mức sống trung bình và người lao động tại địa bàn thuộc phạm vi thực hiện của các chương trình mục tiêu quốc gia, đáp ứng một phần nhu cầu vốn cho đoàn viên, người lao động trên địa bàn tỉnh.

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế đối thoại trực tiếp với đoàn viên, người lao động
Nhiều câu hỏi, kiến nghị của đoàn viên, người lao động được lãnh đạo tỉnh
cùng lãnh đạo sở, ban, ngành làm rõ, trả lời cụ thể. Ảnh: TRƯỜNG SƠN.

Tại buổi đối thoại, lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cùng đại diện các sở, ban, ngành đã lắng nghe, giải đáp nhiều nội dung khác trong tổng số 20 câu hỏi, kiến nghị của 10 nhóm vấn đề về việc làm đời sống đoàn viên, người lao động như: Việc làm; nhà ở, nơi vui chơi, giải trí, trường học cho con của công nhân lao động; vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần và tình trạng “tín dụng đen”… Những vấn đề phát sinh tại địa phương, cơ quan đơn vị, doanh nghiệp nhưng chưa được xử lý, giải quyết.

Video: chia sẻ của ông Hoàng Trọng Chính - Phó Giám đốc BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế về chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản.

Đồng chí Phan Quý Phương - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ghi nhận và đánh giá cao những ý kiến phản ánh, kiến nghị thẳng thắn, sát thực, tập trung vào những vấn đề được đông đảo công nhân lao động quan tâm. Những vấn đề được phản ánh, trao đổi tại đối thoại đa phần đều được lãnh đạo các sở, ban, ngành làm rõ, và trả lời cụ thể.

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế đối thoại trực tiếp với đoàn viên, người lao động
Đồng chí Phan Quý Phương - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.
Ảnh: TRƯỜNG SƠN.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đề nghị các sở, ban, ngành liên quan có trách nhiệm tổng hợp, tiếp thu đầy đủ các ý kiến của công nhân, viên chức, người lao động nêu tại buổi đối thoại để chủ động giải quyết, hoặc tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết kịp thời, nhất là những vấn đề liên quan đến chính sách, chế độ của người lao động, đảm bảo những kiến nghị nêu trên tại buổi đối thoại phải được giải quyết.

Đối với LĐLĐ tỉnh Thừa thiên Huế cần tiếp tục nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người lao động để kiến nghị các doanh nghiệp, các sở, ban, ngành liên quan giải quyết hoặc đề xuất UBND tỉnh các phương án xử lý cụ thể theo quy chế phối hợp nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng của người lao động; xây dựng môi trường làm việc thân thiện, an toàn, quan hệ lao động hài hòa, ổn đinh và tiến bộ để cùng phát triển.

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế đối thoại trực tiếp với đoàn viên, người lao động

Dịp này, LĐLĐ tỉnh Thừa Thiên Huế đã trao 200 suất quà (mỗi suất 500.000 đồng) cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Thừa Thiên Huế: Sơ kết 3 năm học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế: Sơ kết 3 năm học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Hội nghị Sơ kết 3 năm thực hiện việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh do LĐLĐ ...

Người lao động cần hết sức cân nhắc khi rút bảo hiểm xã hội một lần Người lao động cần hết sức cân nhắc khi rút bảo hiểm xã hội một lần

Đó một trong những lời khuyên của đại diện Cơ quan BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế trong cuộc đối thoại tháng 5 với đông đảo ...

Chia sẻ của những tấm gương điển hình ở Thừa Thiên Huế trong lao động giỏi, sáng tạo Chia sẻ của những tấm gương điển hình ở Thừa Thiên Huế trong lao động giỏi, sáng tạo

Trong giai đoạn 2021 - 2023, có 40 điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ ...

Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Khi pháp luật thôi là rào cản, mà trở thành điểm tựa, người công nhân sẽ không còn là người “thi hành ý tưởng” mà có thể là người “khởi xướng đổi mới”. Chính sách pháp lý ấy, nếu được thực thi đúng đắn sẽ đưa tầng lớp lao động bước vào vai trò trung tâm của cuộc cách mạng đổi mới quốc gia.
Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Việc Chính phủ được đề nghị phân bổ tối thiểu 3% ngân sách nhà nước cho khoa học – công nghệ và nâng dần lên 2% GDP, là bước chuyển từ “lời nói” thành “hành động”. Đây là tín hiệu cho thấy, Nhà nước đang xác lập một ưu tiên quốc gia mới và ưu tiên ấy không chỉ dành cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm cao cấp mà còn dành cho công nhân, kỹ sư, người lao động nơi xưởng máy, công trình, đồng ruộng.
“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Từ ruộng đồng đến nhà máy, từ làng quê đến khu công nghiệp, hàng triệu công nhân và người lao động Việt Nam đang từng ngày nỗ lực vươn lên bằng chính sức mình.

Tin tức khác

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

Hà Nội đang nỗ lực mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển và gia tăng nguồn cung cấp nhà ở cho người lao động thu nhập thấp. Trong bối cảnh này, 7 dự án nhà ở xã hội đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

Người lao động xếp hàng mua vàng ngày vía Thần tài, cầu lộc đầu năm

Với mong muốn mua vàng vào ngày vía Thần tài (mùng 10 tháng Giêng hàng năm) sẽ mang lại may mắn, tài lộc, nhiều người lao động đã xếp hàng dài tại các cửa hàng vàng bạc đá quý, tranh thủ giờ nghỉ để kịp "rước lộc" về nhà.

Công nhân trở lại làm việc sau Tết Nguyên đán 2025 với tỷ lệ cao

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, không khí lao động sản xuất đã sôi động trở lại trên khắp các nhà máy, xí nghiệp.

Về Tết

Trằn trọc. Đêm nay thật dài. Sáng sớm mai mình sẽ về quê. Sao anh ấy có thể ngủ nhỉ? Mà không phải chạy vạy lo lắng các thứ nữa thì ngủ ngon chứ sao…

Công nhân trở lại làm việc: Mong một năm mới tốt đẹp!

Từ tối ngày 1/2 (mùng 4 Tết) cho đến hôm nay (2/2, mùng 5 Tết), dòng người ở các tỉnh miền Tây bắt đầu quay trở lại các tỉnh Đông Nam Bộ để làm việc sau kỳ nghỉ Tết.

Ngày Tết trên cảng biển Chân Mây

Đêm giao thừa Tết Ất Tỵ, trời Huế mưa rét căm căm. Nhưng sáng mùng Một, biển Chân Mây bừng lên sắc xuân, trời quang, nắng ấm. Đúng thời khắc ấy, du thuyền hạng sang Celebrity Solstice chở hơn 3.000 du khách quốc tế cập cảng. Anh công nhân Lê Dũng, trong bộ đồ lao động đã sờn, sẵn sàng cho công việc đầu tiên của năm mới.
Xem thêm