Đời sống

Làm sao để lựa chọn thực phẩm an toàn giữa “ma trận” thực phẩm bẩn?

Thanh Thủy
Tác giả: Thanh Thủy
Càng gần Tết, thực phẩm bẩn, thực phẩm không rõ nguồn gốc, hàng lậu như được dịp “vào mùa”, Những thực phẩm, sản phẩm này được phù phép hết sức tinh vi để đến tay người tiêu dùng.
lam sao de lua chon thuc pham an toan giua ma tran thuc pham ban
Công nhân Khu công nghiệp Bắc Thăng Long đi chợ sau giờ tan ca.

Thực phẩm bẩn “len lỏi” vào từng con ngõ, khu dân cư

Muôn kiểu đường đi, len lỏi vào từng ngóc ngách mỗi con phố, trên mâm cơm của các gia đình, thực phẩm bẩn đang là nỗi khiếp sợ, kinh hoàng của xã hội. Bất chấp các đợt thanh tra, kiểm tra của lực lượng chức năng, những sản phẩm thiếu an toàn, mất vệ sinh gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng vẫn hàng ngày, hàng giờ hiện hữu trên từng con phố, trong các khu dân cư…

Đặc biệt, gần Tết tình trạng thực phẩm “bẩn” được các đối tượng tìm cách vận chuyển, đưa ra thị trường. Đặc biệt là ở các khu dân cư, các khu chợ cóc tình trạng mất an toàn thực phẩm diễn ra càng tinh vi và phức tạp. Thành phố Hà Nội hiện có 239 chợ, trong đó có gần 170 chợ loại 3 và chợ tạm. Trong khi ba chợ đầu mối và các chợ loại 1, loại 2, việc kiểm tra, giám sát về giá cả, chất lượng hàng hóa được thực hiện khá tốt thì ở các chợ loại 3, chợ tạm, chợ tự phát, việc kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm còn lỏng lẻo, chưa đi vào nề nếp, chưa tạo được niềm tin cho người tiêu dùng.

Và có lẽ cụm từ “thực phẩm bẩn”, “thực phẩm không rõ nguồn gốc” từ lâu đã không còn quá xa lạ với người dân. Nhiều người quen đến nỗi, ở đâu bây giờ cũng vậy, thôi thì nhắm mắt cho qua, không ăn thì biết ăn gì bây giờ… và thế là họ cứ tặc lưỡi “ăn” mà không lường được hết những nguy hiểm của nó.

Tiện đâu mua đấy

Trước ma trận thực phẩm bẩn, nhiều người lao động, đặc biệt là công nhân lao động tại các khu công nghiệp chỉ mong muốn được sử dụng các sản phẩm an toàn, sản phẩm đảm bảo, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Dạo quanh các khu công nghiệp như Đông Anh, Chương Mỹ, Long Biên… có rất nhiều chợ cóc “mọc lên như nấm” trong các khu dân cư, khu trọ của công nhân. Những chợ này đều bày bán phong phú, đa dạng các loại thực phẩm từ tươi ngon, thực phẩm chế biến sẵn, đồ khô, bánh kẹo… phục vụ người dân, đặc biệt là công nhân.

Theo quan sát tại chợ Bầu, chợ Mun, Kim Chung, Đông Anh có rất nhiều loại mặt hàng nông sản, thực phẩm không tem mác được bày bán tràn lan. Không những thế, những mặt hàng, cửa hàng ăn, thực phẩm chế biến sẵn không được che đậy cẩn thận, khu vực bán gia cầm, hải sản nặng mùi cạnh những sạp thịt lợn tươi ngon… Không chỉ vậy, những rãnh nước thải đèn sì bốc mùi gây nguy cơ thiếu an toàn vệ sinh thực phẩm.

Và cứ vào khoảng 4-5h chiều, tại khu chợ này lại tấp nập, nhộn nhịp, tất bật kẻ bán, người mua… mà đa số là công nhân tan ca. Họ tranh thủ đi chợ mua đồ nấu cơm sau một ngày làm việc.

Cũng như mọi ngày, chị Nguyễn Thị Hoài (Công ty Hoya, KCN Bắc Thăng Long) dạo quanh chợ, chuẩn bị đồ ăn cho bữa cơm tối để đi làm ca đêm. Lên Hà Nội làm công nhân được 5 năm, chị Hoài gặp rất nhiều khó khăn, đồng lương công nhân không đủ chi tiêu nên chị thường xuyên phải tăng ca.

Đặc biệt, cận tết, giá cả các mặt hàng leo thang, nhiều khoản phải chi nên phải tính toán chi li mới đủ, chị cho biết: “Tôi ở cùng anh chị nên thường nấu cơm chung, cả hai anh chị cũng làm công nhân ở đây nhưng không cùng công ty. Mỗi bữa cơm ba anh chị em tôi gói gém trong khoảng 50.000 nghìn đồng, hôm nào sang hơn chút thì có thể lên đến 80.000 nghìn. Mà bây giờ giá thịt lợn tăng, nên đi chợ tôi cũng không biết lựa chọn mua gì để nấu, nhiều khi cứ thấy rẻ là mua. Đa số tôi mua thực phẩm đồ ăn ở chợ gần đây chứ không dám vào các cửa hàng thực phẩm sạch, siêu thị… cứ nhìn thấy tươi ngon là mua chứ không nghĩ gì nhiều đến vấn đề an toàn thực phẩm”.

Giống như chị Hoài, anh Kiên, công nhân Công ty Yamaha (KCN Bắc Thăng Long) chia sẻ: “Tôi ở cùng với một bạn trong công ty, do làm khác ca nhau nên chúng tôi không hay nấu cơm, đi làm thì ăn ca ở công ty, về phòng thì ăn tạm cái gì đó ở ngoài rồi về. Hôm nào nấu thì chúng tôi lại mua đồ ăn sẵn về ăn. Cũng biết là mất an toàn thực phẩm nhưng lương ít, thực phẩm tăng giá thì vẫn cứ phải ăn thôi”.

Để công nhân lựa chọn được thực phẩm an toàn

Theo anh Nguyễn Xuân Vinh, nhà sáng lập FoodHub: “Ngày nay, để tìm được nguồn thực phẩm sạch với giá rẻ là điều rất khó, nhất là đối với mức thu nhập của công nhân như hiện nay thì việc mua thực phẩm ở siêu thị, hay các cửa hàng thực phẩm sạch là điều không hề dễ dàng. Đặc biệt, vào dịp cuối năm như thế này thì việc mất an toàn vệ sinh thực phẩm, thực phẩm không rõ nguồn gốc rất nhiều, những người thu nhập thấp như công nhân rất khó phân biệt được, nên khi mua hàng mọi người cần chú ý xem kỹ hạn sử dụng, kiểm tra kỹ tem mác, nhà sản xuất… để đảm bảo không mua phải hàng nhái, hàng kém chất lượng”.

lam sao de lua chon thuc pham an toan giua ma tran thuc pham ban
Lựa chọn rau sạch, an toàn và không có chất bảo quản để đảm bảo vệ sinh.

Cũng theo anh Vinh, để lựa chọn được những loại thực phẩm tươi ngon cho bữa ăn của gia đình mình, khi mua hàng công nhân cần lưu ý: Đối với rau quả tươi, hình dáng bên ngoài rau quả phải còn nguyên vẹn, không dập nát, trầy xước, thâm nhũn ở núm cuống. Cảnh giác loại quả "mập", "phổng phao". Rau quả có màu sắc tự nhiên, không úa, héo. Chú ý các loại quả xanh hoặc có màu sắc bất thường.

Rau quả không có dính chất lạ; không mua loại rau quả còn dính hóa chất bảo vệ thực vật trên lá, cuống lá, núm quả, cuống quả… có các vết lấm tấm hoặc vết trắng, rau không có mùi lạ. Nếu lượng hóa chất bảo vệ thực vật tồn dư nhiều, ngửi thấy mùi hắc, mùi hóa chất bảo vệ thực vật.

Khi lựa chọn mua cá phải lựa chọn những con cá thân cứng, để trên bàn tay không thõng xuống, mắt nhãn cầu lồi, trong suốt, giác mạc đàn hồi; miệng ngậm cứng; mang cá dán chặt xuống hoa khế, không có niêm dịch hoặc có ít, màu trong, không có mùi; không có nhớt và không có mùi hôi, vẩy tươi óng ánh, dính chặt, bụng bình thường, không phồng. Cá ôi có dấu hiệu bắt đầu phân giải, để trên bàn tay quằn xuống dễ dàng, mang dán không chặt vào hoa khế; màu bắt đầu xám, có nhớt và mùi khó chịu.

Chọn mua thịt lợn: Trạng thái bên ngoài khô, màu sắc đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, óng ả, mỡ có màu sắc, độ rắn, mùi vị bình thường; thịt rắn chắc, đàn hồi cao, lấy ngón tay ấn vào thịt, không để lại vết lõm khi bỏ ngón tay ra và không bị dính; tủy bám chặt vào thành ống tủy, màu trong, đàn hồi; nước luộc thịt, nước canh trong, mùi vị thơm ngon.

lam sao de lua chon thuc pham an toan giua ma tran thuc pham ban Cách làm món canh măng khô sườn non, móng giò đậm đà hương vị truyền thống ngày Tết

Măng khô nấu với móng giò là món canh rất được ưa chuộng trong ngày Tết cổ truyền ở miền Bắc. Khi ăn măng có ...

lam sao de lua chon thuc pham an toan giua ma tran thuc pham ban “28 rồi sao con chưa về?”

Đầu dây bên kia điện thoại, mẹ chị Xuân bắt đầu cuộc gọi bằng câu hỏi như xé lòng: “28 rồi sao con chưa về?”. ...

lam sao de lua chon thuc pham an toan giua ma tran thuc pham ban 9 người đã chết do virus corona ở Trung Quốc, cảnh báo khẩn cấp chống dịch bệnh dịp Tết

Đến thời điểm hiện tại, đã có 440 trường hợp nhiễm viêm phổi do virus corona gây ra, trong đó 9 người đã tử vong. Trước ...

lam sao de lua chon thuc pham an toan giua ma tran thuc pham ban Bài trí bàn thờ ngày Tết

Bài trí bàn thờ ngày Tết là việc quan trọng không thể thiếu được ở mỗi gia đình. Trước đây, chỉ người chủ gia đình, ...

Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Khi pháp luật thôi là rào cản, mà trở thành điểm tựa, người công nhân sẽ không còn là người “thi hành ý tưởng” mà có thể là người “khởi xướng đổi mới”. Chính sách pháp lý ấy, nếu được thực thi đúng đắn sẽ đưa tầng lớp lao động bước vào vai trò trung tâm của cuộc cách mạng đổi mới quốc gia.
Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Việc Chính phủ được đề nghị phân bổ tối thiểu 3% ngân sách nhà nước cho khoa học – công nghệ và nâng dần lên 2% GDP, là bước chuyển từ “lời nói” thành “hành động”. Đây là tín hiệu cho thấy, Nhà nước đang xác lập một ưu tiên quốc gia mới và ưu tiên ấy không chỉ dành cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm cao cấp mà còn dành cho công nhân, kỹ sư, người lao động nơi xưởng máy, công trình, đồng ruộng.
“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Từ ruộng đồng đến nhà máy, từ làng quê đến khu công nghiệp, hàng triệu công nhân và người lao động Việt Nam đang từng ngày nỗ lực vươn lên bằng chính sức mình.

Tin tức khác

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

Hà Nội đang nỗ lực mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển và gia tăng nguồn cung cấp nhà ở cho người lao động thu nhập thấp. Trong bối cảnh này, 7 dự án nhà ở xã hội đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

Người lao động xếp hàng mua vàng ngày vía Thần tài, cầu lộc đầu năm

Với mong muốn mua vàng vào ngày vía Thần tài (mùng 10 tháng Giêng hàng năm) sẽ mang lại may mắn, tài lộc, nhiều người lao động đã xếp hàng dài tại các cửa hàng vàng bạc đá quý, tranh thủ giờ nghỉ để kịp "rước lộc" về nhà.

Công nhân trở lại làm việc sau Tết Nguyên đán 2025 với tỷ lệ cao

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, không khí lao động sản xuất đã sôi động trở lại trên khắp các nhà máy, xí nghiệp.

Về Tết

Trằn trọc. Đêm nay thật dài. Sáng sớm mai mình sẽ về quê. Sao anh ấy có thể ngủ nhỉ? Mà không phải chạy vạy lo lắng các thứ nữa thì ngủ ngon chứ sao…

Công nhân trở lại làm việc: Mong một năm mới tốt đẹp!

Từ tối ngày 1/2 (mùng 4 Tết) cho đến hôm nay (2/2, mùng 5 Tết), dòng người ở các tỉnh miền Tây bắt đầu quay trở lại các tỉnh Đông Nam Bộ để làm việc sau kỳ nghỉ Tết.

Ngày Tết trên cảng biển Chân Mây

Đêm giao thừa Tết Ất Tỵ, trời Huế mưa rét căm căm. Nhưng sáng mùng Một, biển Chân Mây bừng lên sắc xuân, trời quang, nắng ấm. Đúng thời khắc ấy, du thuyền hạng sang Celebrity Solstice chở hơn 3.000 du khách quốc tế cập cảng. Anh công nhân Lê Dũng, trong bộ đồ lao động đã sờn, sẵn sàng cho công việc đầu tiên của năm mới.
Xem thêm