Phóng sự điều tra

Lâm Đồng: Hơn 1.500 công nhân lao động được tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật

ĐỖ THIỆM
Tác giả: ĐỖ THIỆM
Trong các ngày 21 và 22/10, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Lâm Đồng tổ chức truyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật liên quan đến lao động nữ, hơn 1.500 người lao động trong doanh nghiệp tham gia.
LĐLĐ TP. Đà Lạt phối hợp mở Phiên tòa giả định để tuyên truyền pháp luật Công đoàn Viên chức tỉnh Lâm Đồng tập huấn công tác đại hội nhiệm kỳ 2023-2028 Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Lâm Đồng huy động hơn 40 triệu đồng tổ chức Giải cầu lông
Lâm Đồng: hơn 1.500 lao động được tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật

Hơn 1.500 người lao động trong doanh nghiệp tham gia tập huấn. Ảnh: ĐỨC THIỆM

Đợt tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật lần này được LĐLĐ tỉnh Lâm Đồng tổ chức tại Chi nhánh Công ty CP SCAVI tại Lâm Đồng và Công ty TNHH Mekava Việt Nam, đây là hai doanh nghiệp đóng trên địa bàn thành phố Bảo Lộc, có vốn đầu tư nước ngoài, hoạt động trong lĩnh vực may mặc và có đông công nhân lao động, trong đó, tỷ lệ lao động nữ chiếm trên 90%.

Tại Chi nhánh Công ty CP SCAVI tại Lâm Đồng, cán bộ công đoàn chuyên trách của LĐLĐ tỉnh này đã đến tận xưởng may, nơi công nhân lao động đang làm việc để tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật liên quan đến lao động nữ.

Đồng chí Võ Duy Quy - Chủ tịch Công đoàn cơ sở (CĐCS) Chi nhánh Công ty CP SCAVI tại Lâm Đồng cho biết, công nhân lao động ở đây rất hào hứng khi được cán bộ công đoàn cấp tỉnh đến tận nơi làm việc thăm hỏi tình hình việc làm, thu nhập, đời sống của người lao động; đồng thời thông tin, phổ biến nhiều chính sách mới, quy định pháp luật liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp, của người lao động và phát huy dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc, xây dựng quan hệ lao động trong doanh nghiệp.

“Hơn 1.000 công nhân lao động ở Công ty vừa làm việc, vừa được nghe cán bộ công đoàn am hiểu chuyên sâu về pháp luật lao động, có kinh nghiệm trong tuyên truyền miệng thông tin, trao đổi thông qua hệ thống loa nội bộ. Tôi thấy cách làm này rất hiệu quả, cùng một lúc tất cả người lao động được nghe; phía lãnh đạo Công ty cũng rất ủng hộ” - đồng chí Võ Duy Quy nói.

Lâm Đồng: hơn 1.500 lao động được tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật
Cán bộ công đoàn đến tận xưởng may để tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật liên quan đến lao động nữ. Ảnh: DUY QUY

Còn tại Công ty TNHH Mekava Việt Nam, hơn 200 người lao động là những người được tập thể công nhân chọn cử làm đại diện ở mỗi chuyền may, mỗi bộ phận, tập trung tại hội trường của Công ty để nghe cán bộ công đoàn tuyên truyền, phổ biến về chính sách pháp luật mới, có liên quan trực tiếp đến công nhân lao động.

Chị Phạm Mỹ Linh, công nhân Công ty chia sẻ: “Đợt tuyên truyền pháp luật lần này rất bổ ích, chúng em được biết nhiều quy định pháp luật mới, trong đó có những quy định riêng đối với lao động nữ. Được cử làm đại diện tham dự, em sẽ phổ biến, truyền đạt lại cho các anh, chị, em trong bộ phận của mình biết để tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của bản thân và xây dựng Công ty ngày càng đoàn kết, phát triển”.

Người lao động được cán bộ công đoàn chuyên trách của LĐLĐ tỉnh Lâm Đồng tuyên truyền, phổ biến về quyền của lao động nữ được quy định tại văn bản pháp luật hiện hành như: Bộ luật Lao động 2019; Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động; Luật Việc làm năm 2013; Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014…

Cụ thể, quyền được khám chuyên khoa phụ sản 1 lần/năm theo quy định tại Điều 132 Bộ luật Lao động 2019, Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động và khoản 1 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP; quyền của lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút, tính vào giờ làm việc và hưởng đủ lương theo hợp đồng lao động. Số ngày có thời gian nghỉ trong thời gian hành kinh do hai bên thỏa thuận nhưng tối thiểu là 03 ngày làm việc/tháng theo quy định tại khoản 4 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 và khoản 3 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

Khoản 4 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 và Khoản 4 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ 60 phút/ngày trong thời gian làm việc để cho con bú, vắt, trữ sữa, nghỉ ngơi. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.

Hay tại Khoản 1 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 quy định người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp: Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý. Trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới theo quy định tại Khoản 3 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019.

Lâm Đồng: hơn 1.500 lao động được tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật
Nhiều chính sách, pháp luật liên quan đến lao động nữ được tuyên truyền, phổ biến đến công nhân lao động.

Còn theo quy định tại Điều 32 và Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai. Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, tối đa 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi; 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi; 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi; 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên…

Cùng với đó, cán bộ công đoàn cũng tuyên truyền, phổ biến đến người lao động về Luật Bình đẳng giới năm 2006; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007, nhận diện các hành vi bạo lực gia đình; Quy định về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc...

Được biết từ đầu năm 2022 đến nay, LĐLĐ tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức 4 đợt tuyên truyền, phổ biến pháp luật về lao động, bảo hiểm xã hội, việc làm...trực tiếp tại các doanh nghiệp, đã có hơn 10 nghìn người lao động được tham gia.

Lâm Đồng: Hội nghị đối thoại chính sách pháp luật với doanh nghiệp Lâm Đồng: Hội nghị đối thoại chính sách pháp luật với doanh nghiệp

Ngày 29/9, đại diện hơn 100 doanh nghiệp tham gia hội nghị đối thoại với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ), Bảo hiểm xã hội tỉnh ...

LĐLĐ TP. Đà Lạt phối hợp mở Phiên tòa giả định để tuyên truyền pháp luật LĐLĐ TP. Đà Lạt phối hợp mở Phiên tòa giả định để tuyên truyền pháp luật

Sáng ngày 8/10, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP. Đà Lạt tổ chức tuyên truyền pháp luật qua Phiên tòa giả định xét xử sơ ...

Công đoàn Viên chức tỉnh Lâm Đồng tập huấn công tác đại hội nhiệm kỳ 2023-2028 Công đoàn Viên chức tỉnh Lâm Đồng tập huấn công tác đại hội nhiệm kỳ 2023-2028

Sáng 12/10, Công đoàn Viên chức tỉnh Lâm Đồng tổ chức Hội nghị tập huấn công tác tổ chức đại hội CĐCS nhiệm kỳ 2023 ...

Tin mới hơn

Người lao động điêu đứng vì vay tín chấp cho bệnh viện

Người lao động điêu đứng vì vay tín chấp cho bệnh viện

Vừa qua, Công đoàn cơ sở (CĐCS) Bệnh viện Đa khoa Hạnh Phúc - An Giang đã có đơn gửi các cơ quan chức năng tỉnh An Giang về việc bảo vệ quyền lợi người lao động tại bệnh viện này.
Trung tâm chờ chỉ đạo từ Sở Y tế, Sở thì chờ báo cáo của Trung tâm

Trung tâm chờ chỉ đạo từ Sở Y tế, Sở thì chờ báo cáo của Trung tâm

Bác sĩ Lê Khắc Thu - Trưởng khoa Khám bệnh, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, đang rơi vào tình thế "tiến thoái lưỡng nan" khi sau thời gian điều trị bệnh, ông chưa được bố trí công việc trở lại.
Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc chưa xử lý đơn xin đi làm trở lại của bác sĩ Lê Khắc Thu

Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc chưa xử lý đơn xin đi làm trở lại của bác sĩ Lê Khắc Thu

Dù bác sĩ Lê Khắc Thu đã gửi đơn trình báo về việc đi làm trở lại hơn 2 tuần qua, tới nay lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc (tỉnh Thừa Thiên Huế) vẫn chưa phản hồi, bố trí công việc cụ thể.

Tin tức khác

Vụ Phòng khám Timec nợ lương: Người lao động kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi

Vụ Phòng khám Timec nợ lương: Người lao động kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi

Nhiều lần người lao động yêu cầu được ký hợp đồng lao động, nhưng công ty vẫn phớt lờ. Nghiêm trọng hơn, công ty còn nợ lương người lao động kéo dài nhiều tháng khiến cuộc sống của họ vô cùng khốn đốn…
Vụ tranh chấp lao động tại Công ty Outcubator Việt Nam: Thỏa thuận bất thành vì sao?

Vụ tranh chấp lao động tại Công ty Outcubator Việt Nam: Thỏa thuận bất thành vì sao?

Mặc dù cơ quan chức năng vào cuộc trong vụ tranh chấp lao động tại Công ty TNHH Outcubator Việt Nam, yêu cầu doanh nghiệp đối thoại và giải quyết quyền lợi của người lao động nhưng việc thỏa thuận giữa hai bên đi vào bế tắc.
Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn

Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn

Nữ lao động là trụ cột chính trong gia đình, việc bị nợ lương đã khiến cuộc sống của cô lâm vào cảnh túng quẫn.
Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam

Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam

Sáng nay (15/11), đại diện Công ty TNHH Outcubator Việt Nam đã tới làm việc với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận Tây Hồ (Hà Nội) về vụ tranh chấp lao động xảy ra tại công ty này.
Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?

Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định bác sĩ Lê Khắc Thu có đủ sức khỏe để làm việc. Tuy nhiên, thực tế chứng minh điều ngược lại.
Bị nợ lương thử việc, nam công nhân phải vay lãi ngày chăm con ốm

Bị nợ lương thử việc, nam công nhân phải vay lãi ngày chăm con ốm

Kết thúc thời gian thử việc 1 tháng vào ngày 30/8, nhưng hơn 2 tháng sau, anh T. (Thanh Oai, Hà Nội) mới được thanh toán lương sau nhiều lần đòi quyền lợi.
Xem thêm