Phóng sự điều tra

LĐLĐ TP. Đà Lạt phối hợp mở Phiên tòa giả định để tuyên truyền pháp luật

ĐỖ THIỆM
Tác giả: ĐỖ THIỆM
Sáng ngày 8/10, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP. Đà Lạt tổ chức tuyên truyền pháp luật qua Phiên tòa giả định xét xử sơ thẩm công khai vụ án về tranh chấp lao động.
Quỹ xã hội: tâm huyết của các thế hệ cán bộ công đoàn ở Lâm Đồng Lâm Đồng: Hội nghị đối thoại chính sách pháp luật với doanh nghiệp Lâm Đồng: 87 nữ đoàn viên tham gia Hội thi “Duyên dáng áo dài hoa” TP. Đà Lạt
Lâm Đồng mở phiên tòa giả định để tuyên truyền pháp luật
LĐLĐ TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng mở phiên tòa giả định để tuyên truyền pháp luật. Ảnh: ĐỖ THIỆM

Phiên tòa giả định được mở tại xã Trạm Hành, TP. Đà Lạt. Đại diện LĐLĐ tỉnh Lâm Đồng; lãnh đạo các phòng, ban, LĐLĐ của TP Đà Lạt và hơn 100 đoàn viên, người lao động trong các cơ quan, đơn vị doanh nghiệp trên địa bàn xã Trạm Hành, TP Đà Lạt đã tham dự.

Đồng chí Nguyễn Thanh Tuấn – Chủ tịch LĐLĐ TP. Đà Lạt chia sẻ, đây là hoạt động thiết thực của đơn vị này trong công tác phối hợp tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho người lao động, cũng là hình thức đổi mới công tác tuyên truyền pháp luật theo hướng sát thực, hiệu quả hơn theo Nghị quyết 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới.

Theo đó, LĐLĐ, Hội Luật gia và Tòa án nhân dân TP. Đà Lạt mở Phiên tòa giả định xét xử sơ thẩm công khai vụ án về “Tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động” giữa cá nhân người lao động và đơn vị sử dụng lao động. Phiên tòa giả định được xây dựng dựa trên các tình huống của một vụ án tranh chấp lao động đã được Tòa án nhân dân TP. Đà Lạt xét xử trước đó.

Lâm Đồng mở phiên tòa giả định để tuyên truyền pháp luật
Phần tranh tụng tại phiên tòa truyền tải nhiều kiến thức pháp luật đến công nhân lao động ở Lâm Đồng. Ảnh: ĐỖ THIỆM

Đây là tình huống tranh chấp lao động cá nhân trong quá trình thực hiện chủ trương tinh giản biên chế, theo đề án vị trí việc làm tại đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm tài chính dẫn đến người lao động dôi dư phải sắp xếp từ vị trí này sang vị trí khác, hưởng lương từ nguồn kinh phí tự chủ.

Vì lý do nguồn kinh phí tự chủ không đủ để chi trả lương nên đơn vị sử dụng lao động đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động. Không đồng ý với quyết định của người sử dụng lao động, người lao động đã khởi kiện.

Tuy nhiên, đây là trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ có ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động nhưng trước khi ban hành quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, đơn vị sử dụng lao động chưa xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 44, Bộ luật Lao động năm 2019; đồng thời, chưa thông báo trước 30 ngày cho UBND tỉnh Lâm Đồng theo quy định tại Khoản 6, Điều 42, Bộ luật Lao động năm 2019.

Lâm Đồng mở phiên tòa giả định để tuyên truyền pháp luật
Người lao động chăm chú theo dõi diễn biến Phiên tòa. Ảnh: ĐỨC THIỆM

Sau phần nghị án, Hội đồng xét xử đã tuyên án, chấp nhận yêu cầu khởi kiện của người lao động; qua các hồ sơ, tài liệu, chứng cứ đã được thu thập và tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử kết luận việc đơn vị sử dụng lao động đã ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là trái pháp luật, vi phạm quy định tại các Khoản 3 và 6, Điều 42, Bộ luật Lao động năm 2019.

Đồng thời, yêu cầu đơn vị sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết; phải trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc và phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động quy định tại Khoản 1, Điều 41, Bộ luật Lao động năm 2019.

Sau Phiên tòa giả định xét xử sơ thẩm công khai vụ án tranh chấp lao động, đoàn viên, người lao động đến tham dự còn được đồng chí Nguyễn Thành Trì – Giám đốc Trung tâm Tuyên truyền của Hội Luật gia tỉnh Lâm Đồng trao đổi, giới thiệu về một số quy định pháp luật trong lĩnh vực lao động, việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động theo pháp luật hiện nay, …

Tham dự buổi tuyên truyền, đồng chí Hà Văn Mạnh – Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty TNHH Bonniefarm chia sẻ, khi được LĐLĐ TP. Đà Lạt thông tin về việc mở phiên tòa giả định, công nhân lao động rất hào hứng, nhiều người đăng ký tham dự ngay. Đây là cơ hội để cán bộ công đoàn và đoàn viên, người lao động được tiếp cận với việc giải quyết tranh chấp lao động thông qua xét xử của Tòa án nhân dân. Sau Phiên tòa giả định, chúng tôi còn được trao đổi, giải đáp nhiều tình huống về quan hệ lao động, giải quyết tranh chấp lao động do cán bộ chuyên môn có nhiều kinh nghiệm hướng dẫn.

“Mong rằng tổ chức Công đoàn và các ngành liên quan tiếp tục có nhiều buổi tuyên truyền thực tế như thế này để người lao động dễ hiểu, dễ nhớ và học tập được nhiều bài học kinh nghiệm cho bản thân” - đồng chí Hà Văn Mạnh bày tỏ.

Lâm Đồng mở phiên tòa giả định để tuyên truyền pháp luật
Dù trời mưa nhưng người lao động vẫn đến dự buổi tuyên truyền và thụ hưởng chương trình phúc lợi do Công đoàn ký kết với doanh nghiệp. Ảnh THÙY DƯƠNG

Còn chị Nguyễn Yên Hòa An – Công ty cổ phần thực phẩm Lâm Đồng thì phấn khởi cho biết: “Buổi tuyên truyền hôm nay rất hữu ích. Em thích nhất phần tranh tụng tại phiên tòa, qua đây chúng em biết rằng mình được khởi kiện ra Tòa án nhân dân khi quyền lợi bị xâm phạm và nhiều quy định pháp luật lao động liên quan đến giao kết, thực hiện hợp đồng lao động”.

Dịp này, LĐLĐ TP. Đà Lạt cũng phối hợp với Công ty TNHH Ngọc Anh Lâm Đồng trao 50 phần quà gồm mũ bảo hiểm, áo mưa và thay nhớt cho 300 xe máy của công nhân lao động.

Anh Đào Hữu Hiếu - Trưởng phòng marketing Công ty TNHH Ngọc Anh Lâm Đồng cho biết, đây là đợt thứ 12 trong năm 2022 mà doanh nghiệp chúng tôi đồng hành cùng Công đoàn tổ chức kiểm tra kỹ thuật, thay nhớt xe miễn phí và tặng quà cho công nhân lao động với tổng giá trị trên 600 triệu đồng.

Lâm Đồng: Đối thoại chính sách với hơn 200 doanh nghiệp Lâm Đồng: Đối thoại chính sách với hơn 200 doanh nghiệp

Ngày 19/8, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ), Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh và Sở Lao động – Thương binh và xã hội (LĐ-TB&XH) tỉnh ...

Mùa hè khó quên Mùa hè khó quên

Mùa hè năm 2022 đã đi qua, cuộc sống bình yên trở lại, giáo viên, học sinh lại vui vẻ bước vào năm học mới. ...

Lâm Đồng: Hội nghị đối thoại chính sách pháp luật với doanh nghiệp Lâm Đồng: Hội nghị đối thoại chính sách pháp luật với doanh nghiệp

Ngày 29/9, đại diện hơn 100 doanh nghiệp tham gia hội nghị đối thoại với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ), Bảo hiểm xã hội tỉnh ...

Tin mới hơn

Người lao động điêu đứng vì vay tín chấp cho bệnh viện

Người lao động điêu đứng vì vay tín chấp cho bệnh viện

Vừa qua, Công đoàn cơ sở (CĐCS) Bệnh viện Đa khoa Hạnh Phúc - An Giang đã có đơn gửi các cơ quan chức năng tỉnh An Giang về việc bảo vệ quyền lợi người lao động tại bệnh viện này.
Trung tâm chờ chỉ đạo từ Sở Y tế, Sở thì chờ báo cáo của Trung tâm

Trung tâm chờ chỉ đạo từ Sở Y tế, Sở thì chờ báo cáo của Trung tâm

Bác sĩ Lê Khắc Thu - Trưởng khoa Khám bệnh, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, đang rơi vào tình thế "tiến thoái lưỡng nan" khi sau thời gian điều trị bệnh, ông chưa được bố trí công việc trở lại.
Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc chưa xử lý đơn xin đi làm trở lại của bác sĩ Lê Khắc Thu

Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc chưa xử lý đơn xin đi làm trở lại của bác sĩ Lê Khắc Thu

Dù bác sĩ Lê Khắc Thu đã gửi đơn trình báo về việc đi làm trở lại hơn 2 tuần qua, tới nay lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc (tỉnh Thừa Thiên Huế) vẫn chưa phản hồi, bố trí công việc cụ thể.

Tin tức khác

Vụ Phòng khám Timec nợ lương: Người lao động kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi

Vụ Phòng khám Timec nợ lương: Người lao động kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi

Nhiều lần người lao động yêu cầu được ký hợp đồng lao động, nhưng công ty vẫn phớt lờ. Nghiêm trọng hơn, công ty còn nợ lương người lao động kéo dài nhiều tháng khiến cuộc sống của họ vô cùng khốn đốn…
Vụ tranh chấp lao động tại Công ty Outcubator Việt Nam: Thỏa thuận bất thành vì sao?

Vụ tranh chấp lao động tại Công ty Outcubator Việt Nam: Thỏa thuận bất thành vì sao?

Mặc dù cơ quan chức năng vào cuộc trong vụ tranh chấp lao động tại Công ty TNHH Outcubator Việt Nam, yêu cầu doanh nghiệp đối thoại và giải quyết quyền lợi của người lao động nhưng việc thỏa thuận giữa hai bên đi vào bế tắc.
Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn

Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn

Nữ lao động là trụ cột chính trong gia đình, việc bị nợ lương đã khiến cuộc sống của cô lâm vào cảnh túng quẫn.
Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam

Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam

Sáng nay (15/11), đại diện Công ty TNHH Outcubator Việt Nam đã tới làm việc với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận Tây Hồ (Hà Nội) về vụ tranh chấp lao động xảy ra tại công ty này.
Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?

Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định bác sĩ Lê Khắc Thu có đủ sức khỏe để làm việc. Tuy nhiên, thực tế chứng minh điều ngược lại.
Bị nợ lương thử việc, nam công nhân phải vay lãi ngày chăm con ốm

Bị nợ lương thử việc, nam công nhân phải vay lãi ngày chăm con ốm

Kết thúc thời gian thử việc 1 tháng vào ngày 30/8, nhưng hơn 2 tháng sau, anh T. (Thanh Oai, Hà Nội) mới được thanh toán lương sau nhiều lần đòi quyền lợi.
Xem thêm