Kỳ 1: Số phận nghiệt ngã và những yêu thương đong đầy...
Hoạt động Công đoàn
Cuộc tái sinh kỳ diệu trong vòng tay Công đoàn

Kỳ 1: Số phận nghiệt ngã và những yêu thương đong đầy...

Nguyễn Thị Kim Tường
Tôi là Nguyễn Thị Kim Tường (sinh năm 1976), giáo viên môn Văn, Trường THPT Vinh Lộc (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế). Tôi xin kể lại biến cố cuộc đời đầy bi kịch của mình và nhờ vòng tay Công đoàn đã “tái sinh” tôi thêm lần nữa, cho tôi có cơ hội trở lại nghề giáo và vượt lên số phận nghiệt ngã để trở lại cuộc sống bình thường đầy mơ ước!
Tăng cường ký kết với các đơn vị tiềm năng để có nhiều phúc lợi hơn Hoàng Thị Mai Hương - cô giáo chăm làm việc thiện nguyện Người cán bộ công đoàn "nâng cánh" ước mơ cho công nhân lao động

Biến cố cuộc đời

Tôi sinh ra sau những tháng năm đất nước được giải phóng, trên mảnh đất Vinh Mỹ - Phú Lộc thân yêu. Xuất thân từ một gia đình nông dân, sớm hiểu được thân phận nghèo khó. Thương cha mẹ vất vả trong cuộc mưu sinh để chăm lo cho một đàn con nhỏ, chị em tôi ai cũng cố gắng học hành.

Năm 1998, tôi tốt nghiệp khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm Huế. Mùa thu năm ấy, tôi nhận công tác, chính thức làm giáo viên dạy học tại Trường THPT Vinh Lộc, huyện Phú Lộc. Trong nhiều năm, tôi được nhà trường phân công công tác giảng dạy, chủ nhiệm, bồi dưỡng học sinh giỏi, phân công tôi đứng lớp trong sinh hoạt cụm bộ môn Ngữ văn… cùng những công tác khác.

Kỳ 1: Cô giáo dạy Văn không gục ngã trước số phận nhờ vòng tay Công đoàn
Trường THPT Vinh Lộc (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế), nơi cô Tường công tác. Ảnh: ĐVCC

Và cũng nhiều năm tôi tham gia công tác Công đoàn (Trưởng Ban Nữ công - Công đoàn Trường THPT Vinh Lộc), được sống trong tình cảm yêu thương, gắn bó của tổ chức Công đoàn.

Cuộc đời tôi cũng bình thường như bao nhiêu người khác, cũng có lúc buồn, lúc vui, có những khó khăn nhất định. Nhưng trên hết, với tôi, được đón ánh bình minh mỗi ngày, có một việc gì đó để làm, được chăm sóc và nuôi dạy con cái thành người... với tôi đó là hạnh phúc. Ước mơ bình thường, đơn giản thế thôi, những tưởng sẽ trong tầm tay, nhưng bỗng nhiên trở nên xa tầm với... Bởi lẽ sóng gió, bão táp bất ngờ ập đến trong cuộc đời tôi.

Trớ trêu thay, một biến cố lớn đã xảy ra trong đời tôi. Sự bất ngờ khiến tôi bàng hoàng, mất cả phương hướng, đớn đau, tuyệt vọng. Nhớ lại ngày ấy, bây giờ khóe mắt còn cay, tim tôi dường như nghẹt thở.

Đầu năm 2021, tôi phát hiện bệnh cũng là lúc bệnh đã trở nặng. Đúng vào lúc họp phụ huynh cuối năm của trường, khi đến phòng học, tôi ngất đi và phụ huynh đã đưa tôi về nhà. Sau đó, tôi được người nhà đưa đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe. Bác sĩ kết luận tôi bị suy thận ở giai đoạn 5 (giai đoạn cuối), phải chạy thận cấp cứu.

Kỳ 1: Số phận nghiệt ngã và những yêu thương đong đầy...
Những ngày nằm điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế. Ảnh: ĐVCC

Một bầu trời tự nhiên sụp đổ trong tôi, tôi khóc như mưa như gió, càng không muốn tin vào những gì vừa nghe thấy. Sau những giây phút bàng hoàng, tuyệt vọng, tôi thử lấy lại bình tĩnh xem có phải mình đang mơ hay không? Nhưng oái ăm thay tất cả đó là sự thật, một sự thật đầy đớn đau. Tôi quằn quại đến bế tắc, trong giây phút tuyệt vọng ấy, tôi nghĩ về những đứa con của tôi...

Những ngày đầu tiên nằm bệnh viện truyền máu, lấy máu, tiêm thuốc... bao mũi kim nhọn thi nhau đâm vào thân xác khô gầy của tôi. Nhưng nỗi đau lớn hơn của tôi bây giờ là niềm day dứt không nguôi của một người mẹ muốn chăm sóc, giáo dưỡng con thành người và sự bất lực trước căn bệnh hiểm nghèo. Hơn một tháng trời, ngày nào tôi cũng khóc, khóc đến cạn khô cả nước mắt.

Cũng từ đó là những tháng ngày dài ê chề, đau đớn của tôi ở trong bệnh viện: khi thì mê man, bất tỉnh; tỉnh dậy thì truyền máu, tiêm thuốc tạo máu, lọc máu, có lúc siêu âm, chụp phim, xét nghiệm..., còn phải mổ cầu tay - nối từng mạch máu để chạy thận duy trì sự sống. Từ một người khỏe mạnh, tôi như trở thành một phế nhân, phụ thuộc rất nhiều với chiếc xe lăn. Vô cùng nghiệt ngã!

Công đoàn tiếp sức "từng hơi thở"

Ngay khi được tin tôi bạo bệnh, thầy Hiệu trưởng Nguyễn Văn Tuấn, thầy Nguyễn Văn Mậu Tài và sau này là cô Hoàng Thị Hường, Chủ tịch Công đoàn trường, đã luôn hỏi han, động viên và trăn trở tìm cách sắp xếp vuông tròn mọi việc, ưu tiên nhất có thể cho tôi, để tôi có thể yên tâm điều trị - nhằm duy trì sự sống.

Bên cạnh đó, tổ Văn cũng đã tiếp sức cho tôi trong từng “hơi thở”, gánh vác công việc, tạo thêm điều kiện để tôi trị bệnh. Ban Chấp hành Công đoàn và anh chị em trong Công đoàn trường đã luôn chăm lo, bảo bọc, sẻ chia, động viên tôi không biết bao nhiêu lần.

Gần 2 năm bị căn bệnh quái ác hành hạ, tóc rụng, da xanh, mắt mờ, sức cùng, lực kiệt - những lúc đau đớn tột cùng ấy nếu không vì nghĩ đến những đứa con thơ dại, nếu không có ân tình của mái ấm Công đoàn và đồng nghiệp thân thương; nếu không có các em cựu học sinh, các mạnh thường quân, gia đình, bằng hữu... quan tâm, đồng hành thì tôi đã đầu hàng số phận từ lâu lắm.

Kỳ 1: Số phận nghiệt ngã và những yêu thương đong đầy...
Liên đoàn Lao động tỉnh Thừa Thiên Huế thăm hỏi, tặng quà trong lúc tôi nằm điều trị. Ảnh: ĐVCC
Nếu không có tình yêu thương, sự sẻ chia của mọi người, tôi đã không bao giờ nghĩ rằng “Mọi chuyện rồi sẽ ổn thôi!”. Vì thế nên, hai năm điều trị của tôi, không tính bằng tháng bằng ngày nữa mà bằng nước mắt và những yêu thương, chở che, đùm bọc của mọi người.

Bao nhiêu tháng ngày, bao nhiêu đau thương là bấy nhiêu ân tình, bấy nhiêu kỷ niệm. Rất nhiều kỷ niệm mà cuộc đời tôi đã chẳng thể nào quên nhưng có lẽ một trong những kỷ niệm đáng nhớ nhất là sau 4 tháng nằm viện, tôi được bác sĩ cho về nhà (điều trị ngoại trú) và tôi đã thật sự được trở về với tình yêu thương trong vòng tay ấm áp của nhà trường, công đoàn và những đồng nghiệp thân thương.

Mọi người đến bên tôi, xúm xít hỏi han. Anh chị em đều tránh nói những lời thể hiện sự lo lắng cho tôi, nhưng tôi biết trong ánh mắt kia những âu lo về sức khỏe của tôi vẫn đong đầy. Nhớ lại, bây giờ nước mắt vẫn trào tuôn. Tôi thầm cảm ơn mọi người vì đã kịp đem yêu thương, ân tình để lau khô những dòng nước mắt, xoa dịu những nỗi đau trong thân xác tiều tụy, hao gầy. Ân tình ấy kể làm sao cho xiết!

Kỳ 2:

Tái sinh trong "Vòng tay lớn"

Khi thấu hiểu hoàn cảnh nghiệt ngã của tôi, Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế kêu gọi Công đoàn các cấp cùng “nối vòng tay lớn”, tạo mọi điều kiện để tôi có thể “biến ước mơ thành hiện thực”... Rồi tôi đã được tái sinh cuộc đời thứ hai.

Tác phẩm tham dự Cuộc thi viết “Vòng tay Công đoàn” lần thứ IV do Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức từ 30/10/2023 đến hết ngày 30/9/2024.

Cuộc thi nhằm tuyên truyền, cổ vũ những trường hợp đoàn viên, người lao động được tổ chức Công đoàn, cán bộ công đoàn chăm lo, bảo vệ thiết thực, hiệu quả; nhờ đó có sự thay đổi tích cực trong cuộc sống.

Thông qua bài viết nêu bật nỗ lực của tổ chức Công đoàn, cán bộ công đoàn trong việc thực hiện nhiệm vụ cốt lõi đại diện bảo vệ, chăm lo cho đoàn viên, người lao động; góp phần khẳng định Công đoàn Việt Nam đã, đang và sẽ mãi là chỗ dựa vững chắc, tin cậy, nơi gửi gắm niềm tin của đoàn viên, người lao động.

Mời độc giả xem thêm TẠI ĐÂY

Địa chỉ nhận tác phẩm dự thi: vongtaycongdoan.ldcd@gmail.com

Tình cảm đặc biệt của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành cho đồng bào A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Tình cảm đặc biệt của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành cho đồng bào A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế

Cách đây hơn 10 năm, vào ngày 17/3/2014 cán bộ, nhân dân và đồng bào xã Hồng Hạ, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế ...

Đổi mới hoạt động Công đoàn theo hướng khoa học, sáng tạo, hướng về cơ sở Đổi mới hoạt động Công đoàn theo hướng khoa học, sáng tạo, hướng về cơ sở

Thực hiện Nghị quyết 02, của Bộ Chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn trong tình hình mới” các cấp ...

Kinh nghiệm thực tiễn đưa tổ chức Công đoàn vào doanh nghiệp Kinh nghiệm thực tiễn đưa tổ chức Công đoàn vào doanh nghiệp

Xác định nhiệm vụ thành lập công đoàn cơ sở, phát triển đoàn viên tại các doanh nghiệp là nhiệm vụ cốt lõi để xây ...

Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.

Tin tức khác

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Trong bối cảnh tổ chức lại bộ máy công đoàn theo hướng tinh gọn, hiệu quả, việc giữ nguyên mô hình ba cấp của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn đang trở thành một đề xuất nhận được nhiều sự quan tâm. Đại diện Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Hải Phòng nêu quan điểm tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 06b/NQ-TLĐ về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của UBKT công đoàn.
Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân năm 2025, ngoài công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên và người lao động, các cấp công đoàn thành phố Huế sẽ tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, tạo bước đệm giúp công nhân thích ứng với xu hướng lao động hiện đại, phát huy vai trò tiên phong trong phát triển kinh tế, xã hội.
Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Tối 28/3 tại Đà Nẵng đã diễn ra Liên hoan tiếng hát công nhân viên chức lao động Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) năm 2025 khu vực miền Trung. Sự kiện không chỉ là một hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc mà còn là nơi thể hiện tinh thần đoàn kết, niềm tự hào và khát vọng vươn xa của những người lao động mang trên mình màu áo VIMC.
Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Liên đoàn Lao động TP Hà Nội vừa phát động cuộc thi viết “Công nhân lao động Thủ đô suy nghĩ hay, hành động đẹp” – một sân chơi ý nghĩa, nhân văn và đầy cảm hứng cho hàng triệu lao động trên địa bàn Thủ đô.
Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Ngày 1/3/2025, ông Nguyễn Văn Đông - nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chính thức nghỉ hưu trước tuổi theo chủ trương tinh giản bộ máy.
Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Đồng chí Đỗ Đức Thiệm - Trưởng Ban Chính sách – Tuyên giáo – Nữ công, Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng cho rằng: Đây là lúc tổ chức Công đoàn phải đổi mới mạnh mẽ, để giai cấp công nhân thực sự trở thành lực lượng dẫn dắt kỷ nguyên mới.
Xem thêm