Tình cảm đặc biệt của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành cho đồng bào A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế
Công đoàn

Tình cảm đặc biệt của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành cho đồng bào A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế

Như Phương (Liên đoàn Lao động huyện A Lưới)
Cách đây hơn 10 năm, vào ngày 17/3/2014 cán bộ, nhân dân và đồng bào xã Hồng Hạ, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đã vinh dự được gặp đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến thăm, động viên và tìm hiểu kinh nghiệm xóa đói, giảm nghèo của địa phương. Đây là kỷ niệm đẹp và vinh dự lớn của bà con A Lưới, trong đó có chúng tôi...
Tại buổi làm việc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nghe lãnh đạo địa phương báo cáo tình hình xoá đói giảm nghèo, Tổng Bí thư đã gợi mở và mời đại diện đồng bào phát biểu, tập trung vào kinh nghiệm xóa đói, giảm nghèo; phát triển thị trường lâm sản, tìm đầu ra cho sản phẩm nông-lâm nghiệp của địa phương.
Tình cảm đặc biệt của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành cho đồng bào A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm, chụp hình lưu niệm với đồng bào huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế tháng 3/2014 (Ảnh: UBND huyện A Lưới cung cấp)

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng, qua kinh nghiệm của nhân dân xã Hồng Hạ, việc xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc trong các xã hoàn toàn có thể làm tốt hơn. Trong đó, bên cạnh việc quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng và có chính sách phát triển hợp lý của Đảng, Nhà nước, điều cần chú ý là phát huy tinh thần chủ động, tích cực, nỗ lực vươn lên xây dựng kinh tế gia đình của bà con. Việc xã Hồng Hạ thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng, khi phát hiện tiêu cực, tham nhũng thì kiên quyết đấu tranh, khai trừ đảng viên sai phạm, xử lý cán bộ tham nhũng; kiên trì nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp ủy, chi bộ cũng góp phần tạo niềm tin, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở.

Tình cảm đặc biệt của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành cho đồng bào A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm hỏi đồng bào xã Hồng Hạ, huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế trong chuyến công tác vào tháng 3/2014 (Ảnh: Văn phòng UBND Thừa Thiên Huế cung cấp)

Tổng Bí thư cũng ghi nhận, các đoàn thể quần chúng cùng vào cuộc tuyên truyền, vận động nhân dân xóa đói, giảm nghèo đã từng bước khắc phục tâm lý thụ động, ỷ lại vào Nhà nước trong một bộ phận đồng bào, tạo ra chuyển biến đáng kể cho việc giảm hộ nghèo ở xã Hồng Hạ.

Cũng trong chuyến thăm và làm việc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại xã Hồng Hạ năm ấy, huyện A Lưới vinh dự được đón nhận món quà của Tổng Bí thư với chủ trương đồng ý xây dựng công trình bảo tồn nhà Gươl truyền thống xã Hồng Hạ. Công trình thực hiện từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu phát triển Văn hóa do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp, với tổng mức đầu tư hơn 7 tỷ đồng và cây cầu có tên là Ưng Hoong, kinh phí 13 tỷ đồng.

Tình cảm đặc biệt của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành cho đồng bào A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế

Công trình bảo tồn nhà Gươl truyền thống xã Hồng Hạ, món quà của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đồng ý xây dựng, hoàn thành năm 2018 có ý nghĩa lớn với bà con vùng cao A Lưới. (Ảnh: Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cung cấp)

Ông Lê Văn Hợi, Phó Chủ tịch UBND xã, Chủ tịch Công đoàn xã cho biết, ngày 24/11/2018 công trình nhà Gươl đã được khánh thành và đưa vào sử dụng, công trình bao gồm các hạng mục: Nhà Gươl, sân thể thao, không gian ngoài trời để trưng bày các hiện vật, không gian sinh hoạt các lễ hội đặc trưng, hệ thống đường nội bộ, cây xanh, thảm cỏ... Việc hoàn thành công trình đã góp phần đảm bảo điều kiện sinh hoạt văn hóa cộng đồng, tổ chức các lễ hội truyền thống đáp ứng việc bảo tồn giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của đồng bào các dân tộc xã Hồng Hạ nói riêng và huyện A Lưới nói chung.

Nhà Gươl truyền thống là một thiết chế văn hóa tiêu biểu, độc đáo, có ý nghĩa quan trọng trong văn hóa tinh thần, đời sống xã hội và tín ngưỡng tâm linh của đồng bào các dân tộc A Lưới nói chung và dân tộc Cơ Tu nói riêng. Nhà Gươl là nơi cất giữ những vật thiêng truyền đời, nơi lưu giữ những giá trị tinh thần thiêng liêng nhất của cộng đồng.

Hiện nay cả hai công trình do Tổng Bí thư trao tặng cho đồng bào xã Hồng Hạ đều phát huy tốt công năng.

Tình cảm đặc biệt của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành cho đồng bào A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm và làm việc tại xã Hồng Hạ, huyện A Lưới ngày 17/3/2014 (Ảnh: Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cung cấp)

Để giúp nhân dân xã Hồng Hạ thoát nghèo, trong thời gian qua huyện đã tổ chức các hoạt động bảo tồn văn hoá, các lễ hội truyền thống kết hợp phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái nhằm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến với Hồng Hạ, tạo nguồn thu cho ngân sách địa phương và giúp bà con nhân dân nâng cao thu nhập từ việc sử dụng hiệu quả các thiết chế văn hoá”, ông Lê Văn Hợi chia sẻ.

“Tôi rất vinh dự khi được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong dịp Đồng chí ghé thăm và làm việc với xã Hồng Hạ. Khi biết việc đi lại của chúng tôi khó khăn, Đồng chí đã đồng ý chủ trương cho xây dựng cây cầu Ưng Hoong. Từ khi có cây cầu Ưng Hoong, việc đi lại của người dân thuận lợi hơn rất nhiều, giúp người dân có điều kiện phát triển kinh tế rừng, chăn nuôi góp phần đưa xã Hồng Hạ thoát nghèo bền vững”, ông Đặng Văn Quyết, Già làng thôn A Room bày tỏ.

Tình cảm đặc biệt của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành cho đồng bào A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế
Người lao động đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Hồng Hạ, huyện A Lưới liên kết, cùng nhau phát triển du lịch cộng đồng, đưa Hồng Hạ phát triển như mong muốn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Đ.Toàn.

Ông Hồ Viết Lương, Chủ tịch UBND xã Hồng Hạ, bồi hồi nhớ: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi làm việc với cán bộ xã, Đồng chí đã động viên chúng tôi: Cần tăng cường công tác lao động, sản xuất để sớm đưa xã Hồng Hạ thoát nghèo. Cán bộ, công nhân, viên chức cần chủ động trong công tác xây dựng kế hoạch, đưa ra phương án cụ thể để hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn, phát triển kinh tế và giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chỉ tiêu đã đề ra”.

Trong những năm qua, cán bộ, nhân dân và đồng bào xã Hồng Hạ đã luôn biết ơn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và luôn cố gắng vươn lên trong lao động, sản xuất để đưa xã Hồng Hạ nói riêng và góp phần đưa huyện A Lưới thoát nghèo, đưa tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương.

“Bản thân tôi tiếc thương Tổng Bí thư vô cùng. Không chỉ riêng tôi, mà đối với nhiều người dân xã Hồng Hạ nói riêng và huyện A Lưới nói chung, Tổng Bí thư là người cộng sản chân chính, kiên trung, có trình độ, năng lực, hiểu biết sâu rộng và đáng trân trọng; là người lãnh đạo có một nhân cách lớn, có tâm hồn và trái tim rất nhân hậu, nghĩa tình, sống và làm việc rất gương mẫu để cho nhiều thế hệ cán bộ học tập, noi theo. Tổng Bí thư là người có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc”, ông Nguyễn Hoài Nam, Già làng thôn Pa ring – Cân Sâm xúc động nói.

A Lưới thoát nghèo

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 702/QĐ-TTg ngày 22/7/2024 công nhận huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế thoát nghèo năm 2024; đồng thời, A lưới được đưa ra khỏi danh sách huyện nghèo giai đoạn 2021 – 2025.

Phó Thủ tướng cũng đã giao UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế công bố Quyết định này; ưu tiên, bố trí ngân sách địa phương tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng của huyện A Lưới để phục vụ dân sinh, sản xuất, thương mại, lưu thông hàng hóa và cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản, bảo đảm tính bền vững.

A Lưới là huyện miền núi, cách TP. Huế về phía Tây hơn 70Km. Huyện có phần lớn các đồng bào dân tộc thiểu số như Pa Kô, Tà Ôi, Kinh, Cơ Tu, Vân Kiều... sinh sống. Thông tin A Lưới thoát nghèo như một món quà đầy ý nghĩa báo đáp những tình cảm quý báu mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành cho đồng bào vùng cao xứ Huế này.

Tin mới hơn

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương - Công đoàn Trường THCS Ngô Sĩ Liên (thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu). Có thể nói, nó không chỉ là một tổ chức đại diện cho quyền lợi của giáo viên mà còn là mái nhà chung đầy ắp yêu thương, nơi mỗi thành viên đều cảm thấy được quan tâm, chia sẻ và đồng hành trong công việc lẫn cuộc sống.
Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận

Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận

Nếu doanh nghiệp là “tế bào” của nền kinh tế, thì người lao động chính là “linh hồn” tạo nên sức sống cho “tế bào” đó. Công đoàn với vai trò “người đồng hành” chính là “mạch máu” dẫn truyền sự nhân văn và trách nhiệm trong “guồng máy” vận hành theo logic của lợi nhuận.

Tin tức khác

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Trong 3 tháng đầu năm 2025, Công đoàn các Khu Công nghiệp (KCN) tỉnh Ninh Thuận đã hoàn thành đến 92% chỉ tiêu phát triển đoàn viên mà Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Ninh Thuận giao cho cả năm. Đây là một kết quả không chỉ mang lại niềm vui, sự phấn khởi cho cán bộ Công đoàn và đoàn viên tỉnh Ninh Thuận mà còn lan tỏa tinh thần tích cực, bài học kinh nghiệm quý báu cho các cấp công đoàn trong cả nước.
Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Một công đoàn mạnh, hoạt động thực chất chính là “chứng chỉ” niềm tin, một tấm “hộ chiếu nhân văn” để doanh nghiệp bước vững chắc ra thế giới.
Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân đang ngày càng thể hiện được vai trò “một động lực quan trọng của nền kinh tế” như tinh thần Đại hội Đảng lần thứ XII xác định. Tầm quan trọng và hiệu quả của kinh tế tư nhân từ thực tế 40 năm đổi mới của đất nước một lần nữa cho thấy thành phần kinh tế này đang được định vị lại, có một vị trí xứng đáng.
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân

Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân đã và đang khẳng định vai trò trụ cột trong nền kinh tế Việt Nam hiện đại. Tuy nhiên, để “đòn bẩy” này thực sự phát huy hết tiềm năng, điều kiện tiên quyết không nằm ở vốn, công nghệ hay chính sách ưu đãi, mà ở chỗ sâu xa hơn: "Xây dựng một mối quan hệ lao động hài hòa, văn minh và hiện đại – nơi người lao động được bảo vệ, doanh nghiệp được tôn trọng và tổ chức công đoàn thực sự là đối tác phát triển".
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.
Xem thêm