Nghiên cứu

Kinh nghiệm phát triển năng suất lao động ở một số nước

Trần Tố Hảo - Viện Công nhân và Công đoàn
Năng suất lao động (NSLĐ) là chỉ tiêu đo lường số lượng sản phẩm hoặc giá trị sản phẩm mà một người lao động (NLĐ) thực hiện trong một đơn vị thời gian (giờ, ngày, tháng…); là chỉ tiêu quan trọng nhất thể hiện tính chất và trình độ tiến bộ của một tổ chức, một đơn vị sản xuất hay của một phương thức sản xuất; đồng thời là một trong những yếu tố quyết định đến thu nhập, mức sống của NLĐ. Do đó, nghiên cứu về những giải pháp tăng NSLĐ luôn mang tính thời sự
Kinh nghiệm phát triển năng suất lao động ở một số nước
Tạo điều kiện cho người lao động học tập nâng cao tay nghề là một giải pháp thúc đẩy nâng cao năng suất lao động. Trong ảnh: Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) liên kết đào tạo công nhân may cho Công ty TNHH May Long Hà (Sơn Dương). Ảnh: K.T

1. Kinh nghiệm phát triển NSLĐ của một số nước

Singapore được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá là một trong những nước có nền kinh tế phát triển nhanh, liên tục và bền vững nhất ở khu vực châu Á. Những thành tựu kinh tế to lớn của nước này dựa vào hai yếu tố: Quản lý tốt nguồn nhân lực và thực hiện các chương trình năng suất quốc gia. Quá trình phát triển NSLĐ của Singapore được xem là một trong những mô hình điển hình, tạo động lực cho việc cải tiến liên tục, nâng cao kỹ năng làm việc và tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Phát triển NSLĐ tại Singapore được bắt đầu từ hơn 40 năm trước, ban đầu tập trung vào việc trang bị kỹ năng cho NLĐ giúp nền kinh tế tăng trưởng. Cũng có một giai đoạn (1999 - 2009), Singapore quá phụ thuộc vào lao động nước ngoài nên NSLĐ đã tăng chậm lại.

Ngay sau đó, Hội đồng thúc đẩy năng suất quốc gia (được thành lập gồm đại diện của Chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp, công đoàn) đã phát triển một chiến lược tập trung vào các ngành để nâng cao NSLĐ bắt đầu bằng việc xác định 16 ngành kinh tế ưu tiên dựa trên tỷ trọng đóng góp vào GDP, quy mô lao động và thành quả tiềm năng về cải tiến NSLĐ, bao gồm: Dịch vụ hỗ trợ và hành chính, Xây dựng, Điện tử, Thực phẩm và đồ uống, Chế biến và chế tạo, Dịch vụ y tế, Khách sạn, Viễn thông và truyền thông, Hậu cần và kho bãi, Cơ khí chính xác, Bán lẻ, Kỹ thuật giao thông vận tải, Dịch vụ tài chính, Dịch vụ kiểm toán, Dịch vụ xã hội, Thiết lập và duy trì quá trình.

Còn ở Malaysia, phong trào phát triển NSLĐ được bắt đầu từ năm 1981 khi Chính phủ đưa ra chính sách “Nhìn về châu Á”. Thông qua chính sách này, tương lai của Malaysia sẽ phụ thuộc nhiều vào khả năng thúc đẩy ý chí tăng NSLĐ. Điều này sẽ định hướng tăng trưởng GDP dựa trên năng suất chứ không phải chỉ đơn giản tăng số lượng lao động, đồng thời đặt ra thách thức mới đối với các ngành kinh tế là làm thế nào sản xuất nhiều hơn với nguồn lực ít hơn.

Malaysia thúc đẩy phong trào này nhằm thay đổi tư duy để đưa văn hóa NSLĐ vào ý thức của từng người dân. Những nỗ lực này cần được hỗ trợ toàn diện của Chính phủ, các ngành và doanh nghiệp.

Chương trình phát triển NSLĐ của Malaysia đi từ nội lực và dựa trên học hỏi từ những mô hình tốt nhất của các phong trào khác trên thế giới; nó được hỗ trợ của Chính phủ bằng việc thúc đẩy thực hành các quy chế tốt. Các ngành kinh tế đóng góp vào hoạt động năng suất thông qua thúc đẩy vai trò của các hiệp hội ngành, các đoàn thể, thiết lập các trung tâm năng suất và phát triển những điểm sáng về năng suất, đặc biệt trong các ngành trọng điểm. Ở góc độ doanh nghiệp, sẽ tập trung vào xây dựng các tổ chức xuất sắc trên cơ sở tiêu chí mô hình xuất sắc.

Kinh nghiệm phát triển năng suất lao động ở một số nước

Năng suất lao động của Việt Nam còn thấp so với một số nước trong khu vực.

2. Một số giải pháp nhằm nâng cao NSLĐ của Việt Nam hiện nay

Từ kinh nghiệm của một số nước và thực tế của nền kinh tế Việt Nam cùng với những thách thức trong giai đoạn tới, để nâng cao NSLĐ của Việt Nam, góp phần phát triển bền vững, chúng ta cần tập trung vào các biện pháp sau:

Tuyên truyền nâng cao nhận thức về năng suất chất lượng (NSCL), các chính sách, chủ trương, pháp luật của nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa cho doanh nghiệp và toàn xã hội. Giúp cho NLĐ hiểu rõ và ý thức được tầm quan trọng của việc nâng cao NSCL ở cả tầm vĩ mô và vi mô. Thúc đẩy hoạt động nâng cao năng suất và chất lượng thông qua tuyên truyền, phổ biến kiến thức về NSCL; tư vấn áp dụng các hệ thống quản lý, mô hình, công cụ cải tiến NSCL cho doanh nghiệp; đào tạo nhân lực về năng suất cấp ngành, cấp địa phương và doanh nghiệp.

Cải tiến năng suất là không ngừng học hỏi, thích ứng với các điều kiện luôn thay đổi và nỗ lực không ngừng để áp dụng kỹ thuật mới và phương pháp mới. Vì vậy, hoạt động nghiên cứu và phát triển, tiếp cận và áp dụng hiệu quả các mô hình quản lý, cải tiến NSCL đã được chứng minh hiệu quả ở các nước tiên tiến cần được thực hiện tích cực hơn nữa trong giai đoạn tiếp theo.

Tiếp tục phát triển chuyên gia, cán bộ nòng cốt về NSCL cho các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp làm hạt nhân của các hoạt động nâng cao NSCL tại các địa phương, doanh nghiệp.

Phát triển KH&CN nhằm giúp các yếu tố sản xuất như lao động, tiền vốn và đất đai nhanh chóng chuyển dịch từ ngành nghề, sản phẩm và doanh nghiệp có hiệu suất thấp sang ngành nghề và sản phẩm có hiệu suất cao hơn. Cần tạo sự quan tâm của doanh nghiệp và các thành phần kinh tế tới phát triển KH&CN bằng cách tuyên truyền cho doanh nghiệp, tổ chức kinh tế hiểu tầm quan trọng đầu tư cho KH&CN; tạo hành lang pháp lý hỗ trợ phát triển KH&CN; thúc đẩy doanh nghiệp lớn đi đầu trong đầu tư vào nắm bắt và phát triển công nghệ để tăng cường sức cạnh tranh và năng lực xuất khẩu.

Bên cạnh đó, cần tăng cường sự liên kết giữa nhà khoa học và doanh nghiệp để thương mại hóa những sản phẩm khoa học; đồng thời thúc đẩy môi trường nghiên cứu khoa học và thu hút đầu tư nước ngoài có hàm lượng tri thức cao.

Các hoạt động NSCL cần có sự liên kết ở nhiều cấp độ, nhiều ngành, nhiều địa phương để có sự tiến bộ một cách đồng bộ, tạo nên một sự thay đổi, cải thiện có tính đột phá dựa trên sức mạnh tập thể và tinh thần đoàn kết.

Các chương trình NSCL cũng cần có sự liên kết với các chương trình phát triển kinh tế khác của Chính phủ, của địa phương như các chương trình CNH, HĐH, phát triển hàng hóa chủ lực, phát triển KH&CN… để tổng hợp các nguồn lực thúc đẩy NSCL, tạo ra bước chuyển mình rõ rệt về NSCL.

Kinh nghiệm phát triển năng suất lao động ở một số nước
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện đã quan tâm đầu tư, đổi mới công nghệ để nâng cao năng suất lao động. Trong ảnh: Dây chuyền sản xuất ô tô tự động hóa tại Nhà máy Nhíp (Công ty CP Ô tô Trường Hải).
GDNN trong bối cảnh Covid-19 - kinh nghiệm từ một số nước và gợi ý cho Việt Nam GDNN trong bối cảnh Covid-19 - kinh nghiệm từ một số nước và gợi ý cho Việt Nam

Cuộc khủng hoảng Covid-19 toàn cầu gây ra áp lực lớn và chưa từng có đối với các chính phủ và các cơ quan, doanh ...

Kinh nghiệm quốc tế về mô hình bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện Kinh nghiệm quốc tế về mô hình bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện

Các tài liệu thu thập hiện nay chưa cho thấy nước nào trên thế giới thực hiện quy định trong luật pháp về bảo hiểm ...

Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đối thoại tại nơi làm việc Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đối thoại tại nơi làm việc

Ngày 3/4, Công đoàn Khu công nghệ cao và Các khu công nghiệp Đà Nẵng (KCNC và các KCNC) phối hợp với Viện Công nhân ...

Tin mới hơn

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân đang ngày càng thể hiện được vai trò “một động lực quan trọng của nền kinh tế” như tinh thần Đại hội Đảng lần thứ XII xác định. Tầm quan trọng và hiệu quả của kinh tế tư nhân từ thực tế 40 năm đổi mới của đất nước một lần nữa cho thấy thành phần kinh tế này đang được định vị lại, có một vị trí xứng đáng.
Kinh tế tư nhân và bứt phá thể chế

Kinh tế tư nhân và bứt phá thể chế

Muốn có doanh nghiệp lớn, thì phải có tư duy lớn và thể chế lớn. Một quốc gia muốn phát triển bền vững không thể thiếu khu vực kinh tế tư nhân năng động, sáng tạo và vững mạnh. Khi thể chế mở đường, doanh nhân sẽ tự tin bước tới.
Công đoàn đồng hành cùng kinh tế tư nhân phát triển bền vững

Công đoàn đồng hành cùng kinh tế tư nhân phát triển bền vững

Trước yêu cầu phát triển nhanh và bền vững, khu vực kinh tế tư nhân cần có sự đồng hành, hỗ trợ thiết thực từ các tổ chức chính trị - xã hội, trong đó tổ chức Công đoàn giữ vai trò không thể thiếu trong việc chăm lo, bảo vệ quyền lợi người lao động và thúc đẩy mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ.

Tin tức khác

Phát triển kinh tế tư nhân: Cơ hội và thách thức với tổ chức Công đoàn Việt Nam

Phát triển kinh tế tư nhân: Cơ hội và thách thức với tổ chức Công đoàn Việt Nam

Trong những năm gần đây, khu vực kinh tế tư nhân tại Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ và trở thành một trong những động lực quan trọng nhất thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia. Nhờ vào sự hỗ trợ của các chính sách cải cách và môi trường đầu tư ngày càng thuận lợi, khu vực này không ngừng mở rộng quy mô, đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động và gia tăng đáng kể về số lượng doanh nghiệp.
Học tập suốt đời – Động lực phát triển của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam

Học tập suốt đời – Động lực phát triển của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam

Bài viết “Học tập suốt đời” của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đã khẳng định sâu sắc vai trò của việc học tập không ngừng trong sự phát triển của đất nước, của mỗi cá nhân, đặc biệt là đối với cán bộ, đảng viên, công nhân và người lao động. Học tập không chỉ giúp nâng cao tri thức, mà còn là điều kiện tiên quyết để dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới và cống hiến hết mình vì lợi ích chung.

Nêu bật vai trò của công đoàn trong thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Việc sắp xếp, tinh giản bộ máy hành chính ở địa phương nhằm khắc phục tình trạng cồng kềnh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý.

Gợi mở văn hóa Công đoàn Việt Nam hướng đến 100 năm hình thành và phát triển

95 năm hình thành và phát triển trong những môi trường khác nhau, trong đó có môi trường rất khốc liệt đã tạo nên một công đoàn Việt Nam bản lĩnh, mạnh mẽ, độc đáo. Vì vậy, đúc kết văn hóa tổ chức công đoàn Việt Nam đã đến lúc là việc cần làm. Để cày vỡ vấn đề này, tôi xin nêu một số vấn đề như là hành trang trên con đường phát triển mới, tô thắm bản sắc công đoàn Việt Nam hướng đến kỷ nguyên mới sẽ có nhiều thay đổi nhanh chóng, lớn lao.

Nhiệm vụ trọng tâm đưa Luật Công đoàn (sửa đổi) vào cuộc sống

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi) - còn gọi là Luật Công đoàn 2024. Từ Luật Công đoàn đầu tiên được ban hành năm 1957, đây là lần thứ tư Quốc hội xem xét sửa đổi Luật Công đoàn. Luật Công đoàn 2024 được ban hành là kết quả của sự nỗ lực toàn hệ thống Công đoàn Việt Nam, đánh dấu bước trưởng thành của tổ chức Công đoàn trong hoạt động xây dựng và tham gia xây dựng chính sách, pháp luật. Nhiệm vụ trọng tâm trước mắt của tổ chức Công đoàn là cần sớm đưa Luật vào cuộc sống, đáp ứng vọng, sự mong mỏi của đoàn công đoàn, người lao động.
Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng

Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng

Công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên công đoàn, người lao động có vai trò quan trọng đối với việc góp phần tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội. Ý nghĩa của hoạt động tuyên truyền, vận động này còn góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ, tích cực lao động, học tập và công tác, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Xem thêm