![]() |
Nhiều phóng viên quan tâm tới quan điểm của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về thông tin cho rằng giảm giờ làm sẽ giảm năng suất lao động |
Giảm giờ làm để đảm bảo sự công bằng cho người lao động
Theo Ông Lê Đình Quảng - Phó ban Quan hệ Lao động (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam): Qua khảo sát của ILO, Việt Nam hiện nay vẫn thuộc nhóm nước có thời gian làm việc cao nhất thế giới và khu vực. Việt Nam nằm trong nhóm nước có thời gian làm việc bình thường theo tuần cao nhất thế giới (48 giờ/ tuần trở lên). Việt Nam cũng thuộc nhóm có số ngày nghỉ phép năm khởi điểm ít nhất thế giới (12 ngày). Số liệu tổng hợp giờ làm việc thực tế của 63 quốc gia năm 2014 cho thấy, Việt Nam xếp thứ 3 trong số nhóm các quốc gia có giờ làm việc thực tế cao nhất, cao hơn 60 nước, chỉ xếp sau Campuchia và Banglades…
![]() |
Ông Lê Đình Quảng - Phó ban Quan hệ Lao động (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) nêu quan điểm của Tổng Liên đoàn về giờ làm việc của người lao động |
Về giờ làm thêm, tham chiếu Báo cáo Việc làm tốt hơn chỉ rõ, có 82% trong tổng số 275 nhà máy được khảo sát có sử dụng lao động làm thêm giờ vượt quá quy định của pháp luật. Trong suốt thời gian vừa qua, truyền thông trong nước đã phản ánh, đề cập nhiều tới tình trạng người lao động, nhất là người lao động tại các KCN phải chịu áp lực tăng ca, bị vắt kiệt sức lao động, không còn thời giờ để nghỉ ngơi, cân bằng cuộc sống.
Từ năm 1935, tại Đại hội đồng Tổ chức Lao động quốc tế đã thông qua Công ước số 47 về tuần làm việc 40 giờ. Tại Việt Nam, Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Người làm công ăn lương được đảm bảo các điều kiện làm việc công bằng, an toàn; được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi…”. Điều 104, Bộ luật Lao động 2012 đã quy định “Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ”. Tại lễ kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam mới đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đề nghị Công đoàn Việt Nam cần chủ động đề xuất giải pháp, kiến nghị, chính sách đối với nhà nước, tổ chức đại diện người sử dụng lao động và toàn thể người lao động để cùng thực hiện tốt “Tuyên bố Thế kỷ về Tương lai việc làm của Tổ chức Lao động quốc tế năm 2019”, trong đó có đề cập tới vấn đề hạn chế số giờ làm việc tối đa, để đạt được cân bằng giữa công việc và cuộc sống tốt hơn.
Thay đổi công nghệ, nâng cao trình độ cho người lao động
Hiện nay xu hướng giảm giờ làm là xu hướng tiến bộ của loài người trên cơ sở phát triển của lực lượng sản xuất, đảm bảo năng suất lao động, phù hợp với điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt là trong bối cảnh công nghiệp 4.0. Vì vậy sẽ là khiên cưỡng, thiếu cơ sở khoa học lẫn thực tiễn khi chụp mũ cho rằng “giảm giờ làm sẽ giảm năng suất lao động và sức cạnh tranh của doanh nghiệp”.
![]() |
Người lao động cần thời gian làm việc hợp lý để chăm sóc, nuôi dạy con cái |
Theo các chuyên gia kinh tế, trong bối cảnh nền công nghiệp 4.0 hiện nay, để tạo ra năng suất lao động và hiệu quả lao động thì sức lao động và giờ làm việc của người lao động chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ. Trong khi đó, vấn đề thời gian làm việc kéo dài là một trong những nguyên nhân dẫn đến xung đột, tranh chấp lao động, ngừng việc và đình công trong suốt thời gian vừa qua.
Nhiều cuộc khảo sát, điều tra của Viện Công nhân và Công đoàn và các tổ chức khác cho thấy, thời gian làm việc kéo dài dẫn tới việc lao động nữ mất cơ hội tìm bạn đời; cha mẹ là công nhân không còn thời gian chăm sóc, nuôi dạy con cái. Trong khi đó, tiền làm thêm giờ không đủ bù đắp các chi phí xã hội phát sinh như thuê người trông giữ con ngoài giờ, đưa đón con…
Thực tế, từ năm 1999, Việt Nam đã thực hiện chế độ làm việc 40 giờ/ tuần trong các cơ quan nhà nước. Trong khi đó, công nhân lao động hiện đang làm việc 48 giờ/ tuần. Như vậy, sau hơn 20 năm, khoảng cách giữa người làm công ăn lương trong khu vực nhà nước và ngoài nhà nước vẫn không được rút ngắn. Vô hình chung tạo ra sự bất bình đẳng trong lực lượng lao động; trong khi Việt Nam đang nỗ lực xây dựng một xã hội công bằng và văn minh.
Ông Lê Đình Quảng cho rằng: Với vấn đề giờ làm việc, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam mong muốn các doanh nghiệp và tổ chức đại diện cho giới chủ không nên đặt hết gánh nặng tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động lên đôi vai người lao động mà cần đánh giá đúng hơn trách nhiệm của người sử dụng lao động, tích cực áp dụng khoa học công nghệ, nâng cao tay nghề cho người lao động để tạo nên sức mạnh nội lực, giúp Việt Nam bắt nhịp, thích ứng với nền kinh tế khu vực và toàn cầu để phát triển bền vững.
![]() Khảo sát ý kiến CĐCS, NLĐ về thiết chế văn hóa, công tác truyền thông, phong trào VHVN-TDTT là một hoạt động trọng tâm của ... |
![]() Trong những năm qua, phong trào rèn luyện thể dục - thể thao trong công nhân lao động luôn được Công đoàn các Khu công ... |
![]() Đây là nội dung được Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang nhấn mạnh tại Hội nghị Đoàn Chủ tịch ... |
Tin mới hơn

Chinh phục nhà tuyển dụng: Bí kíp săn việc tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội
Hơn 14.000 vị trí việc làm đầu Xuân cho người lao động ở Huế
Cẩn trọng “sàng lọc” thông tin tuyển dụng lao động sau Tết
Tin tức khác
Lương tổng công trình sư về vũ khí tối đa có thể lên đến 220 triệu/tháng
Hà Nội: Hàng ngàn cơ hội việc làm mở ra cho chiến sĩ nghĩa vụ công an

Công ty CP Đầu tư BVN Quảng Bình tuyển 82 lao động với nhiều vị trí việc làm

NVIDIA tuyển dụng nhiều vị trí tại Việt Nam - cơ hội lớn cho nhân tài công nghệ

Công ty Cổ phần Kim Long Motor Huế tuyển dụng 1.000 lao động
