![]() |
Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang phát biểu tại Hội nghị |
Hội nghị lần này bàn về 10 nội dung thuộc thẩm quyền của Đoàn Chủ tịch, trong đó tập trung vào 4 nhóm vấn đề chính liên quan đến xây dựng Bộ Luật Lao động (sửa đổi) và Luật Công đoàn (sửa đổi)…
Tại Hội nghị đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Đại biểu Quốc hội, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trình bày một số vấn đề lớn trong dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi lần 3 để các Ủy viên Đoàn Chủ tịch đóng góp ý kiến.
Liên quan đến vấn đề giờ làm, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương Trương Thị Bích Hạnh cho biết, qua các lần lấy ý kiến tại Bình Dương thì nhận thấy những ý kiến khác nhau ngày càng nhiều. Vì vậy, nên chăng mở rộng khung thỏa thuận về giờ làm thêm, trong đó quy định tăng giờ làm thêm nhưng phải thỏa thuận trả lương lũy tiến để tăng thu nhập cho người lao động.
Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam Vũ Minh Đức cho rằng, nên cân nhắc tăng giờ làm thêm cho từng đối tượng; đồng thời việc tăng tuổi nghỉ hưu cũng cần căn cứ theo đặc thù nghề nghiệp.
Thống nhất phương án giảm giờ làm từ 48 giờ xuống còn 44 giờ, Chủ tịch Công đoàn Công thương Trần Quang Huy cho rằng: Việc giảm giờ làm là cần thiết để tăng sức ép, áp lực khiến chủ sử dụng lao động phải áp dụng khoa học kỹ thuật, đẩy mạnh việc đổi mới dây truyền sản xuất, qua đó bảo vệ an toàn, sức khỏe cho người lao động…
Góp ý tại Hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Trần Thanh Hải cho rằng, việc tăng trưởng kinh tế không thể dựa mãi trên cơ sở lao động giá rẻ. Vì vậy thời gian tới đây, các cấp công đoàn cần tham mưu, đề xuất để các đoàn Đại biểu Quốc hội ở các tỉnh có những cuộc tiếp xúc với công nhân lao động, đặc biệt ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, nơi tập trung đông đảo công nhân lao động, để người lao động hiểu rõ vấn đề này.
Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang cho biết, tới đây chúng ta cũng sẽ phải xây dựng đơn giá tiền lương để bảo vệ người lao động, qua đó chấm dứt tình trạng giảm giờ làm dẫn đến giảm thu nhập như tiền lệ xấu lâu nay.
![]() Vừa qua, Công đoàn Điện lực Việt Nam phối hợp với Công đoàn Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC), Liên đoàn Lao động ... |
![]() Nghị quyết 6a/NQ-CĐCSVN của Công đoàn Cao su Việt Nam (tháng 7/2015) về đẩy mạnh phong trào phát triển kinh tế gia đình trong CNVCLĐ ... |
![]() Là công nhân, đi ở trọ, đồng lương còn eo hẹp, hơn 50.000 công nhân nữ ở các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang có ... |
![]() Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Nai tiếp tục chú trọng việc thực hiện công tác truyền thông Công đoàn Việt Nam trong giai đoạn ... |
![]() Với ý nghĩa nhân văn của chương trình “Mái ấm Công đoàn”, từ năm 2007 đến nay, LĐLĐ tỉnh Bạc Liêu đã vận động đoàn ... |
![]() Áp lực doanh số, chỉ tiêu vô tình kéo NLĐ ngành ngân hàng xa gia đình hơn. Với phương châm tạo điều kiện tốt nhất ... |
![]() Hơn 22 năm gắn bó, đồng hành cùng Vietnam Airlines trong vai trò là tiếp viên và 10 năm đứng trên bục giảng, chị Vũ ... |
Tin mới hơn

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận
Tin tức khác

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân
