Hậu khai giảng |
Tham gia Đoàn công tác khảo sát, đánh giá thực hiện Luật Công đoàn 2012 còn có các đồng chí: TS. Vũ Minh Tiến - Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn; Vũ Hồng Quang - Phó Trưởng Ban Chính sách - Pháp luật (Tổng LĐLĐ Việt Nam).
![]() |
Đồng chí Phan Văn Anh - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam - Trưởng đoàn công tác khảo sát, đánh giá thực hiện Luật Công đoàn 2012 phát biểu tại buổi làm việc với Công đoàn Y tế Việt Nam. Ảnh: THC |
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Phan Văn Anh - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết, theo kế hoạch, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã thành lập các đoàn công tác tại các LĐLĐ địa phương, một số UBND tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương để khảo sát, đánh giá 10 năm thực hiện Luật Công đoàn 2012. Mục đích là đánh giá những mặt đạt được, những mặt hạn chế, vướng mắc trong quá trình thực hiện, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam tham gia hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, các điều ước quốc tế, có tổ chức đại diện người lao động xuất hiện trong thời gian tới. Từ đó nghiên cứu, đề xuất Quốc hội sửa đổi Luật Công đoàn 2012.
Đồng chí Phạm Thị Thanh Bình - Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam cho biết, CĐYTVN đã thực hiện đúng quy định theo Luật Công đoàn 2012, đặc biệt chú trọng xây dựng các quy chế công tác với các cấp chính quyền. Quy chế phối hợp với các cấp chính quyền là “cây gậy”, cẩm nang cho hoạt động công đoàn. Căn cứ vào quy chế phối hợp đã kí kết với Bộ Y tế, CĐYTVN đã phối hợp chặt chẽ với các Cục, Vụ, Viện, cơ quan trong ngành Y tế, hệ thống Công đoàn, các tổng hội, đối tác để chăm lo, bảo vệ sức khỏe, quyền lợi của đoàn viên, người lao động nói chung, đoàn viên, NLĐ trong ngành Y tế nói riêng.
Nhấn mạnh những vướng mắc cần tháo gỡ trong thời gian tới, đồng chí Phạm Thị Thanh Bình - Chủ tịch CĐYTVN cho biết:
"Về công tác thành lập công đoàn cơ sở: Theo Luật Công đoàn 2012 và Điều lệ Công đoàn, còn 15 đơn vị các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế nhưng do LĐLĐ TP Hồ Chí Minh vì vướng quy định của địa phương. Tại 19/63 tỉnh, thành phố, đoàn viên ngành Y tế chưa sinh hoạt chung về Công đoàn ngành Y tế. Số đoàn viên CĐYTVN quản lý chỉ chiếm 1/10 tổng số đoàn viên ngành Y tế cả nước.
![]() |
Thành viên Đoàn công tác phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: THC |
Bộ luật Lao động 2019 đã có nhiều điểm mới, phù hợp với xu thế hội nhập chung của thế giới. Do đó, Luật Công đoàn 2012 cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với Bộ luật Lao động 2019, bối cảnh hội nhập kinh tế, hiệp định CPTPP. Thêm vào đó, nhiều luật mới ra đời với những quy định không phù hợp với Luật Công đoàn 2012, cần được xem xét, sửa đổi.
Về quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế xã hội: Ở một số doanh nghiệp, việc tổ chức Hội nghị Người lao động chưa đảm bảo tiến độ thời gian theo quy định, chất lượng chưa cao, mang tính hình thức, đối thoại chưa theo quy định, hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân mang tính hình thức, … Nhiều doanh nghiệp mới hình thành có cổ phần của người nước ngoài chi phối, không có tổ chức Đảng nên không chỉ đạo được tổ chức Công đoàn hoạt động. Điều này dẫn đến việc thương lượng, kí kết thỏa ước lao động tập thể gặp nhiều khó khăn.
Chưa có chế tài xử lý cán bộ được bầu vào Ban Chấp hành Công đoàn nhưng không nhiệt tình, tích cực, đóng góp cho tổ chức Công đoàn; mô hình liên kết khi có các chuyên khoa, loại hình phòng khám trên cùng một địa bàn, …
Ông Nguyễn Tuấn Hưng - Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương I nêu thực tế: "Về mô hình tổ chức bộ máy, ở 4 tỉnh, thành phố là Thái Bình, Hà Tĩnh, Bình Phước, TP Hồ Chí Minh, Trung tâm y tế huyện không còn thuộc Sở Y tế. Công đoàn Trung tâm Y tế huyện không thuộc quản lý của Công đoàn ngành Y tế tỉnh, thành phố mà thuộc LĐLĐ huyện. Do đó, sự vươn tới của Công đoàn ngành Trung ương tới cơ sở là khó khăn.
Bộ máy tổ chức của nhiều đơn vị trong ngành Y tế, song hành với sự phát triển của đất nướcđã mở rộng với nhiều cấp, hoạt động ở nhiều địa phương. Vì vậy, Luật Công đoàn sửa đổi cần xem xét tên gọi cho công đoàn ở các cấp này cho phù hợp, đồng thời có cơ chế mạnh hơn để Công đoàn đại diện, bảo vệ đoàn viên, người lao động khi gặp phải các rủi ro nghề nghiệp do yếu tố khách quan đưa lại".
Kết luận tại buổi làm việc, đồng chí Phan Văn Anh - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị CĐYTVN ngoài việc đánh giá những mặt đạt được, mặt hạn chế cần phân tích cụ thể, sâu sắc hơn dựa trên thực tiễn và căn cứ pháp luật. Từ đó chủ động đề xuất giải pháp những vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội, của Tổng LĐLĐ Việt Nam, đồng bộ với các quy định của pháp luật.
Luật Công đoàn 2012 được sửa đổi trong điều kiện Việt Nam gia nhập các hiệp định tự do thương mại thế hệ mới, thực hiện các công ước quốc tế. Do đó, mục tiêu sửa Luật Công đoàn 2012 là phù hợp với xu thế hội nhập, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
![]() Tuần trước, em gái tôi ở Đà Nẵng hăm hở khoe nơi cô ta ở đã được triển khai sử dụng nền tảng công dân ... |
![]() Ủy ban Tư pháp Quốc hội vừa có báo cáo kết quả giám sát về việc chấp hành quy định pháp luật đối với việc ... |
![]() Nhu cầu nhà ở cho công nhân thật lớn và để giải quyết vấn đề này Nhà nước đã có nhiều quan tâm thiết thực ... |
Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát
Tin tức khác

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy
