3.000 công nhân Công ty PouYuen không được tái ký hợp đồng do thiếu đơn hàng |
![]() |
3.000 lao động Công ty TNHH PouYuen Việt Nam bị cắt giảm trong tháng 2/2023 vì doanh nghiệp sụt giảm đơn hàng. Ảnh: XUÂN KHÁNH |
Như Tạp chí Lao động và Công đoàn đã thông tin, báo cáo khẩn của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP Hồ Chí Minh gửi UBND Thành phố cho biết, do ít đơn hàng sản xuất nên năm 2023, Công ty TNHH Pouyuen Việt Nam sẽ không tái ký hợp đồng lao động (khi hợp đồng lao động hết hạn) với khoảng 3.000 công nhân có hợp đồng từ 1 năm đến 3 năm.
Ngoài ra, Công ty TNHH Pouyuen Việt Nam đã trao đổi với công đoàn cơ sở trong tháng 2/2023 sẽ cắt giảm 3.000 lao động thuộc khu C và khu D.
Ban Giám đốc Công ty TNHH PouYuen Việt Nam đã đồng ý với đề xuất của công đoàn cơ sở sẽ chi trả cho toàn bộ thời gian công nhân lao động làm việc tại công ty, mỗi năm làm việc 1 tháng tiền lương và đang chờ ý kiến của Tập đoàn từ Đài Loan.
Trước thực trạng trên, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có công văn gửi Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh về tình hình lao động, việc làm tại doanh nghiệp này. Theo nội dung công văn, hiện nay, trên địa bàn TP Hồ Chí Minh có Công ty TNHH PouYuen Việt Nam đang gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, dự kiến phải cắt giảm lao động với số lượng lớn.
Để hỗ trợ doanh nghiệp sớm ổn định tình hình việc làm, đời sống người lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố phối hợp với LĐLĐ TP Hồ Chí Minh, Ban Quản lý các Khu chế xuất và Công nghiệp Thành phố, các cơ quan liên quan chủ động nắm bắt tình hình sản xuất, kinh doanh, lao động, việc làm của Công ty.
Từ đó, kịp thời có những biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các chế độ, chính sách đối với người lao động.
Bên cạnh đó, cũng hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra, giám sát doanh nghiệp xây dựng phương án sử dụng lao động và giải quyết các chế độ, chính sách với người lao động bị cắt giảm theo quy định pháp luật và các thoả thuận, nội quy, quy chế của doanh nghiệp.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng yêu cầu chỉ đạo, đôn đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Thành phố tăng cường hoạt động cung cấp thông tin, kết nối cung - cầu lao động, giới thiệu việc làm đối với những người lao động bị mất việc làm để họ sớm tìm được việc làm mới phù hợp.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội yêu cầu chính quyền địa phương thường xuyên nắm bắt tình hình sản xuất, kinh doanh, lao động, việc làm tại các doanh nghiệp. Từ đó, kịp thời hướng dẫn, hỗ trợ khi doanh nghiệp gặp khó khăn; tăng cường hỗ trợ các bên trong doanh nghiệp tiến hành các hoạt động đối thoại, thương lượng để xác lập các điều kiện lao động phù hợp, giải quyết hài hoà lợi ích các bên; kịp thời hướng dẫn, xử lý các tranh chấp lao động, đình công phát sinh trong doanh nghiệp, để không xảy ra tình trạng mất an ninh trật tự xã hội.
![]() Trong khu đất hoang tàn, ngổn ngang những đống gạch vỡ khổng lồ, các cư dân còn lại của khu tập thể 319 Vĩnh Hưng ... |
![]() Dù chị Vũ Thị Thanh Hải bị Công ty Cổ phần Cơ khí xây dựng giao thông Thăng Long đơn phương chấm dứt hợp đồng ... |
![]() So với mẫu xe trưng bày ở Triển lãm ô tô Việt Nam 2022, hình ảnh Toyota Veloz Cross được đăng tải trên Cục Đăng ... |
Tin mới hơn

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận
Tin tức khác

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân
