![]() |
Mô hình câu lạc bộ Gia đình CNVCLĐ hạnh phúc đang ngày càng được nhân rộng ở LĐLĐ tỉnh Khánh Hòa. Ảnh minh họa |
Trong năm 2018, LĐLĐ tỉnh Khánh Hòa đưa ra chỉ tiêu mỗi LĐLĐ cấp huyện, công đoàn cấp ngành phát triển tăng 01 CLB Gia đình CNVCLĐ hạnh phúc, nhưng có đơn vị đã thành lập vượt chỉ tiêu. Hai đơn vị dẫn đầu về thành lập CLB Gia đình CNVCLĐ hạnh phúc là LĐLĐ thị xã Ninh Hòa (25 CLB) và Công đoàn ngành Y tế (27 CLB). Đến 28/6/2019, các cấp công đoàn trong tỉnh phát triển mới 12 CLB, nâng tổng số CLB Gia đình CNVCLĐ hạnh phúc trong toàn tỉnh lên con số 75.
Các CLB Gia đình CNVCLĐ hạnh phúc ra đời nhằm nâng cao nhận thức của CNVCLĐ về tầm quan trọng, vị trí vai trò của gia đình và cũng là giải pháp đổi mới nội dung truyền thông về công tác gia đình, Luật Hôn nhân gia đình, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới cùng các kiến thức kỹ năng về tổ chức cuộc sống gia đình; góp phần tạo động lực thúc đẩy CNVCLĐ kế thừa, phát huy các giá trị, truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam; thực hiện đầy đủ các quyền, trách nhiệm của các thành viên trong gia đình; nêu gương người tốt việc tốt, phê phán những biểu hiện không đúng, không lành mạnh trong đời sống gia đình; từ đó chú trọng ngăn ngừa thông tin và nội dung văn hóa xấu xâm hại tác động vào gia đình CNVCLĐ.
Các CLB cũng tạo điều kiện để các gia đình CNVCLĐ hạnh phúc có sự giao lưu gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm về công tác, học tập, lao động sản xuất, giúp nhau xây dựng, vun đắp hạnh phúc gia đình, nuôi dạy con tốt, từ đó nâng cao đời sống tinh thần, sức khỏe cho các thành viên gia đình CNVCLĐ trên địa bàn tỉnh, góp phần xây dựng gia đình CNVCLĐ có tri thức, có sức khỏe, có lối sống văn hóa, năng động sáng tạo, quan tâm tới lợi ích xã hội và cộng đồng.
Theo Hướng dẫn số 12/HD-LĐ ngày 02/6/2017 của LĐLĐ tỉnh Khánh Hòa, việc thành lập CLB Gia đình CNVCLĐ hạnh phúc cần phải tiến hành tuần tự qua 4 bước để đảm bảo CLB hoạt động được hiệu quả.
Trước hết, các CĐCS là phải tuyên truyền, khảo sát nhu cầu, nguyện vọng của CNVCLĐ; công việc này thường được giao cho BCH hoặc Ban Nữ công quần chúng CĐCS. Sau khi có kết quả khảo sát, sẽ xây dựng đề án thành lập CLB với 04 nội dung, nêu rõ mục đích, ý nghĩa của việc thành lập CLB, đối tượng tham gia, có cơ cấu số lượng Ban Chủ nhiệm CLB và phương thức, kinh phí, hình thức sinh hoạt.
Đề án được BCH thông qua và ban hành quyết định thành lập thì tiến hành buổi lễ ra mắt CLB. Trong lễ ra mắt CLB Gia đình CNVCLĐ hạnh phúc phải đưa ra được kế hoạch hoạt động 6 tháng.
Chị Nguyễn Thị Phấn, thành viên CLB Gia đình CNVCLĐ hạnh phúc CĐCS Khối Mặt trận đoàn thể huyện miền núi Khánh Vĩnh cho biết, chị cảm thấy việc sinh hoạt CLB rất vui, ý nghĩa, qua CLB giúp học tập các gia đình lớn tuổi nhiều điều hay.
Còn anh Nguyễn Thành Trung, cũng là thành viên CLB trên thì mong muốn mỗi kỳ sinh hoạt, CLB sẽ có những nội dung mới, phong phú, bổ ích để qua sinh hoạt làm tốt hơn trách nhiệm ở gia đình và đơn vị công tác, giúp các thành viên gắn bó với CLB.
![]() Với vùng đất trống của trường còn nhiều, có thể tận dụng để tạo nguồn quỹ công đoàn, BCH CĐ Trường THCS Long Lộc (Nghĩa ... |
![]() Công đoàn Việt Nam là cơ sở chính trị - xã hội của Đảng và Nhà nước ta. Trong suốt lịch sử hình thành và ... |