
Những mô hình “kinh doanh hạnh phúc” của người lao động khiếm khuyết |
Kinh tế khởi sắc nhưng tinh thần làm việc “xuống”
Anphabe (một công ty tư vấn về các giải pháp thương hiệu nhà tuyển dụng và môi trường làm việc) vừa công bố báo cáo liên quan tới Chương trình Khảo sát nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024. Theo đó, thị trường kinh tế và nhân sự năm 2024 có những biến động khá nổi bật.
42% doanh nghiệp đã quay lại quỹ đạo tăng trưởng từ 3-10% và 15% đạt mức siêu tăng trưởng hai con số, phản ánh triển vọng tích cực của thị trường. Kinh tế khởi sắc, doanh nghiệp không chỉ ổn định hoạt động, mở rộng quy mô nhân sự, mà còn cải thiện chính sách phúc lợi, đặc biệt là lương thưởng. Nếu năm 2023, chỉ khoảng 50% người lao động được tăng lương thì năm 2024, con số này đã đạt 59%.
![]() |
Nhiều người lao động cảm thấy không hạnh phúc với công việc đang làm. Ảnh minh họa |
Tuy nhiên, cảm nhận của người lao động lại chưa đồng điệu với sự thay đổi này. Tính đến Quý III/2024, chỉ 49% người lao động cảm thấy hạnh phúc tại nơi làm việc. Đồng nghĩa cứ 2 người đi làm thì 1 người không hạnh phúc.
Số người cho rằng tìm thấy niềm vui và sự hứng khởi trong công việc đột nhiên sụt giảm đáng kể từ 51% (năm 2023) xuống còn 39% (năm 2024); và số người hiện không cân nhắc cơ hội công việc mới cũng giảm từ mức 60% (năm 2023) xuống chỉ còn 43% (năm 2024). Cả hai biểu hiện này cùng chỉ số Hạnh Phúc chung của người đi làm Việt Nam đều đang ở mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua.
Nỗi lo tài chính “đè lên” nhóm lao động trẻ
Một trong những lý giải được đưa ra về sự sụt giảm tinh thần làm việc, chính là những nỗi lo về công việc. Với nhóm nhân viên, nhân sự trẻ, tài chính đang là “gánh nặng” hàng đầu của họ, đe dọa trực tiếp đến tính ổn định trong công việc.
Chỉ 1 trong 3 nhân viên hiện nay có “sức khỏe tài chính” tích cực, trong khi 74% cho rằng thu nhập hiện tại không đủ để chi trả các nhu cầu thiết yếu, và 65% cảm thấy chưa được trả lương công bằng, không an tâm về thu nhập tương lai.
Đáng lưu ý, có một thực trạng đáng lo ngại là nhóm nhân viên có “sức khỏe tài chính” thấp có xu hướng nhảy việc cao gấp 4 lần so với nhóm nhân viên có tài chính tốt. Dưới áp lực này, chỉ 45% nhân viên cảm thấy hạnh phúc khi đi làm, nhưng ngay cả khi nhân viên cảm thấy hạnh phúc khi đi làm, khi nhận được mức lương cao hơn, phần lớn họ vẫn sẵn sàng rời bỏ công việc hiện tại.
Để vượt qua áp lực tài chính, nhiều nhân viên buộc phải tìm kiếm thêm nguồn thu nhập. Theo khảo sát, 65% nhân viên có nhiều hơn một nguồn thu nhập ngoài lương, trong đó: 15% từ nguồn thu nhập thụ động như tiết kiệm hoặc trợ cấp gia đình, 50% từ nguồn chủ động như làm thêm hoặc tự kinh doanh.
![]() |
Thêm vào đó, nhóm nhân sự quản lý cấp trung gây bất ngờ khi đang gặp áp lực và căng thẳng nhất trong các tổ chức. Họ đang phải đối mặt với áp lực nặng nề từ cả hai phía là Nhóm lãnh đạo và Nhóm nhân viên, thường xuyên phải dung hòa những mong muốn trái ngược. Bên cạnh thách thức “gọng kìm” từ nhiều phía, nhóm này cũng có những khó khăn từ chính bản thân họ khi chỉ có 39% quản lý cấp trung cảm thấy tự tin vào năng lực hiện tại của mình.
Trước những thách thức này, để giữ chân và nâng cao trải nghiệm nhân viên, doanh nghiệp cần hiểu rõ nhu cầu tài chính của họ. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần tăng cường các gói bảo hiểm sức khỏe, khám tầm soát bệnh, bảo hiểm nhân thọ, quỹ hỗ trợ tài chính khẩn cấp hoặc quỹ hưu trí cho nhân viên.
Bên cạnh đó, người sử dụng lao động cần mở rộng bảo hiểm cho cả gia đình, cấp học bổng cho con, hỗ trợ tài chính với các khoản vay ưu đãi như mua nhà, xe.
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu triển khai đào tạo năng lực quản lý tài chính cho nhân viên từ Quản lý tài chính - tiết kiệm - đầu tư - quản lý nợ - kế hoạch hưu trí.
Trong bối cảnh tài chính ngày càng căng thẳng, việc đầu tư vào phúc lợi thiết thực không chỉ giúp cải thiện đời sống nhân viên mà còn tạo động lực để họ gắn bó và cống hiến bền lâu.
![]() Một số cơ sở kinh doanh trở nên đặc biệt hơn khi các nhân viên đều là người khiếm khuyết. Tuy gặp hạn chế về ... |
![]() Câu chuyện về cuộc đời của tôi là minh chứng cho một tổ chức Công đoàn luôn quan tâm, chia sẻ và đồng hành cùng ... |
![]() Nếu người lao động được đãi ngộ tốt, được làm việc trong môi trường an toàn, đáp ứng nhu cầu và phúc lợi cơ bản, ... |
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
