Công đoàn

Hà Nội: Các hoạt động trong Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2022

Ý YÊN
Tác giả: Ý YÊN
Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2022 sẽ được tổ chức từ 1/5 - 31/5/2022 tại các cấp Công đoàn TP Hà Nội với nhiều hoạt động hướng về doanh nghiệp và người lao động.
Hà Nội: Các hoạt động trong Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2022
Đồng chí Nguyễn Phi Thường, Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội (thứ 4, từ trái) chia sẻ với đoàn viên bị tai nạn lao động nhân dịp Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2021 - Ảnh: Ngọc Ánh

Theo đó, các cấp Công đoàn Thủ đô sẽ tăng cường, đa dạng hóa các hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của người sử dụng lao động và người lao động về ATVSLĐ.

Các hoạt động truyền thông theo hình thức trực tiếp và trực tuyến như: Xây dựng, phát hành các ấn phẩm, tài liệu, sổ tay, tờ rơi, hướng dẫn về chủ đề, nội dung triển khai Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2022; ứng dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội; tuyên truyền qua hệ thống báo chí Công đoàn, hệ thống các đài phát thanh quận, huyện, xã, phường, doanh nghiệp…

LĐLĐ TP Hà Nội cũng chỉ đạo các cấp Công đoàn tổ chức các hoạt động, sự kiện chuyên đề về ATVSLĐ hướng vào chủ đề, nội dung của Tháng hành động.

Cụ thể: Tổ chức tập huấn cho cán bộ công đoàn, an toàn vệ sinh viên, người lao động nhận diện, đánh giá nguy cơ rủi ro, cải thiện điều kiện làm việc; tổ chức hội nghị, tọa đàm, chia sẻ kinh nghiệm về ATVSLĐ, về các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người sử dụng lao động, người lao động trong công tác ATVSLĐ và khi tham gia Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; tổ chức hội thi về ATVSLĐ, an toàn vệ sinh viên giỏi, trong đó đa dạng hóa các hình thức thi như thi viết, thi online; tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp và khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động…

Các cấp Công đoàn Thủ đô chủ động đề xuất, tăng cường phối hợp với cơ quan chức năng, chính quyền đồng cấp tổ chức các hoạt động thanh tra, kiểm tra, tự kiểm tra rà soát nội quy, quy trình ATVSLĐ trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, phân xưởng, tổ, đội theo quy định.

Trong đó, tập trung vào một số ngành, nghề, lĩnh vực có nhiều nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như xây dựng, điện, cơ khí, làm việc trong không gian hạn chế; việc sử dụng, kiểm định máy, thiết bị vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, đo kiểm môi trường lao động, công tác huấn luyện về ATVSLĐ; công tác khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, nhất là người lao động mắc Covid-19; tăng cường kiểm tra, giám sát doanh nghiệp trong việc đánh giá nguy cơ rủi ro, mất ATVSLĐ và phương án phòng chống dịch Covid-19 tại nơi làm việc…

Bên cạnh đó, Tháng hành động về ATVSLĐ năm nay, các cấp Công đoàn Thủ đô đẩy mạnh hoạt động thăm hỏi, tặng quà các nạn nhân và gia đình nạn nhân bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Dự kiến, LĐLĐ TP Hà Nội sẽ phối hợp với UBND TP tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ TP Hà Nội năm 2022 vào ngày 29/4 tại Khu công nghiệp Thăng Long (xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội).

Nhà nào cho người lao động? Nhà nào cho người lao động?

Hàng chục năm qua, nhà giá rẻ cho người lao động luôn là nhu cầu thiết yếu hàng vạn gia đình ở các tỉnh, thành ...

Một câu chuyện tháng Tư đáng nhớ Một câu chuyện tháng Tư đáng nhớ

Trong ngày hôm qua dịch giả Nguyễn Khắc Phước, một người Quảng Trị sống ở Đà Nẵng có nhờ tôi (và có lẽ một vài ...

Câu lạc bộ An toàn, vệ sinh lao động tháng 4 năm 2022 Câu lạc bộ An toàn, vệ sinh lao động tháng 4 năm 2022

Nhằm tạo sự vui vẻ, thoải mái, thư giãn cho bạn đọc, cán bộ công đoàn và công nhân lao động, Tạp chí Lao động ...

Đọc nhiều

Tin mới hơn

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương - Công đoàn Trường THCS Ngô Sĩ Liên (thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu). Có thể nói, nó không chỉ là một tổ chức đại diện cho quyền lợi của giáo viên mà còn là mái nhà chung đầy ắp yêu thương, nơi mỗi thành viên đều cảm thấy được quan tâm, chia sẻ và đồng hành trong công việc lẫn cuộc sống.
Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận

Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận

Nếu doanh nghiệp là “tế bào” của nền kinh tế, thì người lao động chính là “linh hồn” tạo nên sức sống cho “tế bào” đó. Công đoàn với vai trò “người đồng hành” chính là “mạch máu” dẫn truyền sự nhân văn và trách nhiệm trong “guồng máy” vận hành theo logic của lợi nhuận.

Tin tức khác

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Trong 3 tháng đầu năm 2025, Công đoàn các Khu Công nghiệp (KCN) tỉnh Ninh Thuận đã hoàn thành đến 92% chỉ tiêu phát triển đoàn viên mà Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Ninh Thuận giao cho cả năm. Đây là một kết quả không chỉ mang lại niềm vui, sự phấn khởi cho cán bộ Công đoàn và đoàn viên tỉnh Ninh Thuận mà còn lan tỏa tinh thần tích cực, bài học kinh nghiệm quý báu cho các cấp công đoàn trong cả nước.
Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Một công đoàn mạnh, hoạt động thực chất chính là “chứng chỉ” niềm tin, một tấm “hộ chiếu nhân văn” để doanh nghiệp bước vững chắc ra thế giới.
Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân đang ngày càng thể hiện được vai trò “một động lực quan trọng của nền kinh tế” như tinh thần Đại hội Đảng lần thứ XII xác định. Tầm quan trọng và hiệu quả của kinh tế tư nhân từ thực tế 40 năm đổi mới của đất nước một lần nữa cho thấy thành phần kinh tế này đang được định vị lại, có một vị trí xứng đáng.
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân

Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân đã và đang khẳng định vai trò trụ cột trong nền kinh tế Việt Nam hiện đại. Tuy nhiên, để “đòn bẩy” này thực sự phát huy hết tiềm năng, điều kiện tiên quyết không nằm ở vốn, công nghệ hay chính sách ưu đãi, mà ở chỗ sâu xa hơn: "Xây dựng một mối quan hệ lao động hài hòa, văn minh và hiện đại – nơi người lao động được bảo vệ, doanh nghiệp được tôn trọng và tổ chức công đoàn thực sự là đối tác phát triển".
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.
Xem thêm