![]() |
Công nhân lao động đang trông chờ vào chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà theo Quyết định 08. Ảnh: Tạp chí Lao động và Công đoàn |
Thứ nhất, liên quan khái niệm "người sử dụng lao động", Quyết định 08 quy định "người sử dụng lao động là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh có thuê mướn, sử dụng lao động làm theo thỏa thuận".
Điều này có thể hiểu là chỉ có doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh mới đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động. Còn lại, với các loại hình như văn phòng đại diện; cơ quan, tổ chức được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập; các tổ chức hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật; hội, hiệp hội doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật... thì người lao động không thuộc đối tượng hỗ trợ?
Thứ hai, về đối tượng và điều kiện thụ hưởng, theo Quyết định 08 thì người lao động được hỗ trợ tiền thuê nhà phải đang tham gia BHXH bắt buộc tại tháng liền kề trước thời điểm doanh nghiệp lập danh sách lao động đề nghị hỗ trợ.
Tuy nhiên, đối chiếu quy định thì một số trường hợp đang hưởng trợ cấp Bảo hiểm xã hội (BHXH), không phải đóng BHXH, gồm cả người lao động nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản, người lao động nghỉ việc hưởng hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng. Vì vậy, chưa xác định rõ 2 nhóm trên liệu có không thuộc đối tượng được hỗ trợ hay không?
Thứ ba, Quyết định 08 nêu đối với người lao động làm việc trong doanh nghiệp thì doanh nghiệp có thể đề nghị BHXH xác nhận gộp 2 tháng hoặc 3 tháng. Còn với người lao động quay trở lại thị trường lao động thì không có quy định xác nhận gộp. Vậy trường hợp này doanh nghiệp phải đề nghị hỗ trợ theo từng tháng hay được thực hiện gộp nhiều tháng?
Thứ tư, Quyết định 08 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/3/2022 nhưng người lao động có thời gian thuê trọ từ ngày 1/2/2022 thuộc đối tượng được hỗ trợ. Vậy người lao động có được hỗ trợ cho thời gian trước khi Quyết định 08 có hiệu lực không (tháng 2 và 3/2022)?
Thứ năm, Sở LĐ-TB&XH TP. HCM cũng kiến nghị Bộ LĐ-TB&XH có quy định trong 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kinh phí của UBND thì doanh nghiệp phải chi ngay cho người lao động để tránh tình trạng doanh nghiệp lưu giữ tiền hỗ trợ để sử dụng cho mục đích khác dẫn đến chậm chi trả cho người lao động. Đồng thời, Sở đề nghị Bộ nên có hướng dẫn xử lý trong trường hợp doanh nghiệp có hành vi chậm chi trả cho người lao động.
Trước đó, cuối tháng 3, Chính phủ ban hành Quyết định 08 về thực hiện chính sách hỗ trợ khoảng 6.600 tỷ đồng tiền thuê nhà cho 3,4 triệu người lao động. TP. HCM là địa phương có số người thuộc diện hỗ trợ nhiều nhất, gần 1,2 triệu người, kinh phí dự trù khoảng 2.000 tỷ đồng. Trong đó, hơn 987.000 người lao động đang làm việc và hơn 205.000 người quay lại thị trường lao động. Dù số lao động cần được hỗ trợ rất lớn, gần hai tháng qua, hồ sơ gửi về để xét duyệt còn ít. |
![]() Phó Chủ tịch UBND TP. HCM Dương Anh Đức chiều 27/4 đã ký ban hành Kế hoạch số 1283/KH-UBND triển khai thực hiện Quyết định ... |
![]() Ngày 30/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP. HCM cho biết cơ quan này vừa ban hành Công văn số 2220/BHXH-QLT về việc hướng dẫn ... |
![]() Các địa phương thực hiện Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ tiền ... |
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
