Phát huy hiệu quả hợp tác phúc lợi đoàn viên Nhiều chương trình phúc lợi cho nhà giáo ở Bắc Kạn |
“Đầu tư cho người lao động là đầu tư có lợi”
Bà Đào Thị Lan Anh – Giám đốc Hành chính nhân sự, Công ty CP Hãng sơn Đông Á nêu quan điểm doanh nghiệp muốn ổn định để phát triển thì rất cần sự gắn bó, đồng hành của người lao động. Do đó, Công ty luôn thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách, phối hợp chặt chẽ với công đoàn tổ chức những hoạt động chăm lo hướng về người lao động.
Cụ thể, Công ty chấp hành các quy định về pháp luật lao động, chú trọng việc khen thưởng nhằm động viên, khích lệ tinh thần lao động, sáng tạo trong mỗi người lao động.
![]() |
Công ty CP Hãng Sơn Đông Á luôn thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách, phối hợp chặt chẽ với công đoàn tổ chức những hoạt động chăm lo hướng về người lao động. Ảnh: CĐCC |
Thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, dù gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất - kinh doanh nhưng Ban Giám đốc vẫn thống nhất trả lương, hỗ trợ toàn bộ chi phí bảo hiểm xã hội cho người lao động trong thời gian phải ngừng việc. Công ty còn phối hợp với công đoàn cơ sở hỗ trợ 30 trường hợp khó khăn, mỗi trường hợp 1 triệu đồng và nhu yếu phẩm; có một trường hợp đặc biệt khó khăn được hỗ trợ 10 triệu đồng.
Anh Vũ Văn Đông - người được nhận mức hỗ trợ cao nhất thời điểm ấy cho biết: "Hoàn cảnh của tôi khi ấy hết sức khó khăn, vợ đau yếu vì sinh đôi, gia đình lại ở xa nên không thể hỗ trợ được cho hai vợ chồng. Chi phí sau sinh rất tốn kém, dịch bệnh lại diễn biến phức tạp. Khoản hỗ trợ của công ty lúc đó vô cùng ý nghĩa với gia đình, khiến tôi cảm thấy ấm lòng. Ban lãnh đạo Công ty và công đoàn cũng động viên, đồng nghiệp thì san sẻ bớt gánh nặng công việc để tôi yên tâm chăm sóc gia đình".
Không chỉ chăm lo vật chất, Công ty CP Hãng sơn Đông Á còn chú trọng chăm lo đời sống tinh thần cho người lao động. Ngoài các hoạt động định kỳ, thường niên, cùng với sự hỗ trợ của LĐLĐ TP Hà Nội, Công ty đã đầu tư hơn 300 triệu đồng xây dựng điểm sinh hoạt văn hóa công nhân với đầy đủ trang thiết bị phục vụ nhu cầu giải trí sau những giờ làm việc.
Đây là nơi tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, tạo sân chơi lành mạnh thu hút đông đảo đoàn viên tham gia tập luyện thể thao để nâng cao sức khỏe và vui chơi, giải trí nhằm tái tạo lại sức lao động và tinh thần làm việc.
![]() |
Công nhân tìm hiểu thêm kiến thức tại điểm sinh hoạt văn hóa vào thời gian giải lao. Ảnh: CĐCC |
Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân gồm 2 phòng sinh hoạt văn hóa, có tủ sách, ghế ngồi, bàn, máy tính, màn hình led, loa, micro... Công ty còn xây dựng sân cầu lông, bóng chuyền, phòng tập thể thao với tổng diện tích trên 1.000m2.
“Đầu tư cho đời sống văn hóa, tinh thần của người lao động tại nơi làm việc cũng là một mục tiêu để doanh nghiệp có được sự đồng hành và gắn bó của họ. Đối với các doanh nghiệp đang khó khăn, sự đầu tư này là một khoản chi phí tương đối lớn. Tuy nhiên, chúng tôi luôn nghĩ rằng đầu tư cho người lao động là sự đầu tư có lợi. Để người lao động coi Công ty là ngôi nhà thứ hai của mình mới là điều quan trọng với chúng tôi”, bà Lan Anh nói.
Thưởng định kỳ, thưởng đột xuất
Ông Nguyễn Văn Nam – Chủ tịch Công đoàn Cơ sở Công ty CP Hãng sơn Đông Á chia sẻ, công đoàn luôn đề ra kế hoạch nhằm khích lệ tinh thần làm việc, sáng tạo của người lao động. Theo ông Nam, đôi khi một sự quan tâm nhỏ của công đoàn và Công ty đối với người lao động cũng đem lại cho họ niềm vui.
![]() |
Công đoàn tặng quà người lao động. Ảnh: CĐCC |
Ngoài việc thưởng cho cán bộ công nhân viên gắn bó lâu dài với Công ty theo các mức: một chuyến du lịch, 1 chỉ vàng, 2 chỉ vàng, Công ty cũng có thêm khoản thưởng chương trình sáng kiến sáng tạo, thậm chí thưởng nóng, thưởng đột xuất.
“Có sáng kiến mang lợi cho doanh nghiệp hàng tỷ đồng và cán bộ công nhân viên được thưởng 100 triệu đồng cho sáng kiến đó ngay cả khi sản phẩm chưa được đưa ra thị trường”, ông Nam cho biết.
Ngoài ra, còn chế độ thưởng “đỉnh” tại Công ty CP Hãng sơn Đông Á có thể lên đến hơn 1 tỷ với những nhân viên có thành tích xuất sắc khi đạt doanh số. Tất cả những khoản tiền thưởng để khích lệ tinh thần làm việc của người lao động, Công ty đều sẵn sàng chi nếu thấy đó là cần thiết và hợp lý.
“Người lao động là tài sản quý của doanh nghiệp, đã xác định được đó là tài sản thì chúng ta nên chăm sóc cho tài sản đó. Đó cũng là phương châm phát triển của doanh nghiệp. Vì thế chúng tôi thường không gặp khó khăn trong quá trình đàm phán với Ban Lãnh đạo Công ty trong việc đảm bảo các chế độ phúc lợi cho người lao động”, ông Nam chia sẻ.
Quan điểm lấy người lao động làm định hướng để phát triển doanh nghiệp, đảm bảo những quyền lợi, chế độ phúc lợi tốt nhất để người lao động yên tâm cống hiến và gắn bó đã được các khách mời chia sẻ trong chương trình Bàn Phúc lợi số 6, phát trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn.
![]() Trong giai đoạn 2019 – 2023, Công đoàn Việt Nam đã chú trọng triển khai nâng cao phúc lợi, lợi ích cho đoàn viên, người ... |
![]() Đến nay, LĐLĐ huyện Hoài Đức, Hà Nội đã ký thỏa thuận hợp tác Chương trình Phúc lợi đoàn viên với 15 đơn vị, doanh ... |
![]() Công đoàn Tổng Công ty Lương thực miền Nam thường xuyên quan tâm đến đoàn viên, người lao động khó khăn; sửa nhà dột nát ... |
Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát
Tin tức khác

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy
