Nghiên cứu

Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận

NGUYỄN NGỌC LINH, Văn phòng Đảng ủy Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Những năm qua, Đảng bộ Tổng LĐLĐ Việt Nam luôn chỉ đạo các cấp ủy đảng trực thuộc tích cực đổi mới nội dung, phương thức vận động, tập hợp đoàn viên, NLĐ trên cả nước, góp phần rất quan trọng vào những thành tựu chung của tổ chức Công đoàn Việt Nam.
Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận
Đoàn kiểm tra số 6 Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết 10 năm thực hiện Quyết định 290-QĐ/TW của Bộ Chính trị về quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị làm việc với Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, ngày 30/7/2020. Ảnh: BẢO HÂN

Tạo chuyển biến trong nhận thức và góp phần phòng, chống dịch

Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng Liên đoàn đã tổ chức quán triệt, phổ biến kịp thời, đầy đủ các quan điểm, chủ trương của Đảng, của Đảng ủy Khối về tư tưởng Hồ Chí Minh, các chỉ thị, nghị quyết về công tác dân vận nhằm nâng cao nhận thức, ý thức và tinh thần trách nhiệm cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động (NLĐ) về công tác dân vận; kịp thời xây dựng kế hoạch, chương trình hành động, phân công lãnh đạo và cán bộ phụ trách công tác dân vận trong cơ quan, đơn vị, giúp cho việc triển khai, đôn đốc, theo dõi, báo cáo kết quả thực hiện công tác dân vận được kịp thời và hiệu quả hơn.

Đảng ủy Tổng Liên đoàn đã ban hành Quy chế về quan hệ công tác giữa Đảng đoàn với Đảng ủy Tổng LĐLĐ Việt Nam; Quy hế làm việc của Ban Chỉ đạo Đảng ủy Tổng Liên đoàn về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; thành lập Ban Chỉ đạo bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch nhiệm kỳ 2020-2025... nhằm tăng cường nắm bắt tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị của các tổ chức cơ sở đảng, của cán bộ, đảng viên trong việc thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao, của cán bộ, đảng viên đang công tác thường xuyên giữ mối liên hệ nơi cư trú. Hằng năm, nội dung công tác dân vận được Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng Liên đoàn đưa vào chương trình công tác để lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức cơ sở đảng. Nhờ đó đã góp phần nâng cao nhận thức, tạo sự chuyển biến rõ về vai trò, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên đối với công tác dân vận.

Khi dịch Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp, tác động tiêu cực tới mọi mặt của đời sống xã hội; với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của Nhân dân là trên hết, Đảng ủy Tổng Liên đoàn đã phối hợp với Đảng đoàn Tổng Liên đoàn chỉ đạo các cấp ủy đảng tích cực vào cuộc, tăng cường tuyên truyền, vận động đoàn viên, NLĐ chung sức, đồng lòng, thực hiện nghiêm các chủ trương của Đảng, Nhà nước; bám sát cơ sở, địa bàn, nắm chắc tình hình, đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và NLĐ để kịp thời hỗ trợ, đề xuất các giải pháp, vận động, giúp đỡ đoàn viên, NLĐ gặp khó khăn.

Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận
Đảng bộ Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức Đại hội Đại biểu lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2020-2025. Ảnh: Đình Hải.

Đặc biệt, trong đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ tư, tổ chức Công đoàn và cán bộ công đoàn các cấp trở thành lực lượng tiên phong trong phòng, chống dịch. Các cấp Công đoàn đã làm tốt công tác phối hợp tuyên truyền, vận động đoàn viên, NLĐ chấp hành, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch; phối hợp với chủ doanh nghiệp xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh, động viên NLĐ bám trụ sản xuất tại doanh nghiệp; phát động các phong trào thi đua khơi dậy tinh thần sáng tạo, đồng cam cộng khổ, vượt qua đại dịch, phục hồi sản xuất. Những đóng góp của tổ chức Công đoàn, của cán bộ công đoàn các cấp đã góp phần quan trọng vào kết quả chung của công tác phòng, chống dịch bệnh, duy trì và phục hồi sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.

Đẩy mạnh thi đua “Dân vận khéo”

Đảng bộ Tổng Liên đoàn chỉ đạo các cấp ủy đảng chú trọng công tác dân vận trong việc tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19, góp phần nâng cao nhận thức thức của đoàn viên, NLĐ trong việc tự bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng trước đại dịch Covid-19; phát huy vai trò, sáng tạo của cán bộ, đảng viên trong phòng, chống dịch bệnh; đẩy mạnh phong trào thi đua “Dân vận khéo” gắn với các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước trên các lĩnh vực; nhất là phong trào thi đua đặc biệt do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn phát động “1 triệu sáng kiến - nỗ lực vượt khó, sáng tạo quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19”; triển khai Chương trình Hành động số 02/CTr-BCH ngày 20/7/2021 của BCH Tổng LĐLĐ Việt Nam thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết số 02-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới”; triển khai Chỉ thị số 13-CT/TW, ngày 17/01/2022 của Ban Bí thư về lãnh đạo Đại hội Công đoàn các cấp và Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam nhiệm kỳ 2023-2028. Tập trung triển khai nhiệm vụ, chỉ tiêu năm 2022, bám sát chủ đề “Chăm lo việc làm, đời sống cho NLĐ; phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội XII Công đoàn Việt Nam”.

Năm 2021, nhằm chung tay với Đảng, Nhà nước trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, Đảng bộ Tổng LĐLĐ Việt Nam phát động phong trào thi đua, tiêu biểu với mô hình “Dân vận khéo”, chủ đề: “Nâng cao khả năng thích ứng khắc phục khó khăn vượt qua đại dịch, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao”. Các cấp ủy đảng, các chi, đảng bộ đã tuyên truyền, vận động toàn thể cán bộ, đảng viên, NLĐ hăng hái thi đua, triển khai các chương trình, kế hoạch hoạt động trong “trạng thái bình thường mới”. Kết quả 100% cán bộ, đảng viên ở các chi, đảng bộ trực thuộc đã quán triệt, đồng lòng thực hiện, nỗ lực khắc phục khó khăn vượt qua đại dịch, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao, xây dựng tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị ngày càng trong sạch, vững mạnh.

Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận
Đẩy mạnh thi đua “Dân vận khéo” trong việc tập trung triển khai nhiệm vụ “Chăm lo việc làm, đời sống cho NLĐ". Trong ảnh: Lãnh đạo LĐLĐ tỉnh Tuyên Quang trao tiền hỗ trợ làm nhà “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: LĐLĐ Tuyên Quang.

Nhằm tiếp tục triển khai có hiệu quả mô hình công tác dân vận, năm 2022, Đảng bộ Tổng LĐLĐ Việt Nam tiếp tục phát động, triển khai mô hình “Dân vận khéo” với chủ đề: “Tuyên truyền vận động đoàn viên tích cực tham gia thực hiện tốt Nghị quyết số 02-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam”. Chỉ đạo các cấp ủy đảng tích cực tổ chức tuyên truyền tới các cấp công đoàn, đoàn viên và NLĐ về nội dung Nghị quyết số 02-NQ/TW để cán bộ, đoàn viên, NLĐ hiểu rõ hơn về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với việc xây dựng giai cấp công nhân, tổ chức Công đoàn vững mạnh. Qua đó góp phần bồi đắp và củng cố niềm tin của cán bộ, đoàn viên, NLĐ đối với Đảng; đấu tranh, phản bác thông tin, quan điểm sai trái, thù địch, chống phá Đảng, Nhà nước, tổ chức Công đoàn nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm

Bên cạnh những kết quả tích cực đạt được, công tác dân vận của các cấp ủy đảng thuộc Đảng bộ Tổng LĐLĐ Việt Nam hiện nay vẫn còn một số mặt hạn chế: Việc tổ chức quán triệt các quan điểm, Nghị quyết của Đảng về công tác dân vận ở một số cơ quan, đơn vị chưa thật sự chất lượng; công tác tuyên truyền ở một chi, đảng bộ chưa đảm bảo tính thời sự; nhận thức về công tác dân vận của một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa đầy đủ, sâu sắc; nội dung tuyên truyền còn đơn điệu, hình thức; công tác nắm tình hình tư tưởng và dư luận xã hội chưa được quan tâm đúng mức; chưa chú ý đến việc xây dựng, tuyên truyền, phổ biến nhân rộng các mô hình, điển hình tập thể, cá nhân tiêu biểu trong công tác dân vận và trong các phong trào thi đua yêu nước; đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận chủ yếu là kiêm nhiệm, việc phân công cán bộ phụ trách công tác dân vận ở một số cấp ủy chưa rõ ràng, thường xuyên thay đổi...

Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận
Công nhân sản xuất bánh tại Công ty Cổ phần quốc tế Bảo Hưng (Thái Bình). Ảnh: Hà Thanh.

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận ở các chi, đảng bộ trực thuộc, Đảng bộ Tổng Liên đoàn xác định một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau:

Các cấp ủy đảng tiếp tục quán triệt sâu sắc tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về dân vận và đường lối công tác dân vận của Đảng. Tiếp tục thể chế hóa và thực hiện nghiêm Quy chế dân chủ ở cơ sở theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”; Tiếp tục xây dựng, kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.

Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc tuyên truyền, quán triệt và thực hiện các quan điểm của Đảng về công tác dân vận, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, quan trọng của các cấp ủy đảng.

Chỉ đạo các cấp ủy đảng nắm bắt tình hình lao động, đời sống, việc làm của công nhân, NLĐ. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật lao động đối với NLĐ; nâng cao chất lượng các phong trào thi đua yêu nước trong toàn Đảng bộ.

Đẩy mạnh công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, khóa XIII của Đảng gắn với việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; nâng cao vai trò trách nhiệm và tính tiên phong, gương mẫu của người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị; kiên quyết đấu tranh với những quan điểm, luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, khuyến khích và bảo vệ cán bộ, đảng viên “dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám nói, dám đột phá sáng tạo và dám đương đầu với khó khăn, thử thách”.

Tăng cường chỉ đạo, phối hợp, kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình triển khai thực hiện và thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng về công tác dân vận.

Hiến kế nâng cao chất lượng ký kết thỏa ước lao động tập thể Hiến kế nâng cao chất lượng ký kết thỏa ước lao động tập thể

Nhiều cán bộ Công đoàn Thủ đô đã thẳng thắn nhìn nhận các mặt tích cực và hạn chế trong hoạt động đối thoại, thương ...

“Các đơn vị phải nâng cao chất lượng công tác huấn luyện An toàn, vệ sinh lao động” “Các đơn vị phải nâng cao chất lượng công tác huấn luyện An toàn, vệ sinh lao động”

Ngày 07/5, tại Thủ đô Hà Nội, Công ty CP 26 đơn vị được Tổng cục Hậu cần lựa chọn tổ chức Lễ phát động ...

Nâng cao chất lượng cán bộ công đoàn thông qua đào tạo, bồi dưỡng Nâng cao chất lượng cán bộ công đoàn thông qua đào tạo, bồi dưỡng

Ngày 13/5, Trường Đại học Công đoàn tổ chức Hội thảo Quốc gia: “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn trong điều kiện Việt ...

Tin mới hơn

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân đang ngày càng thể hiện được vai trò “một động lực quan trọng của nền kinh tế” như tinh thần Đại hội Đảng lần thứ XII xác định. Tầm quan trọng và hiệu quả của kinh tế tư nhân từ thực tế 40 năm đổi mới của đất nước một lần nữa cho thấy thành phần kinh tế này đang được định vị lại, có một vị trí xứng đáng.
Kinh tế tư nhân và bứt phá thể chế

Kinh tế tư nhân và bứt phá thể chế

Muốn có doanh nghiệp lớn, thì phải có tư duy lớn và thể chế lớn. Một quốc gia muốn phát triển bền vững không thể thiếu khu vực kinh tế tư nhân năng động, sáng tạo và vững mạnh. Khi thể chế mở đường, doanh nhân sẽ tự tin bước tới.
Công đoàn đồng hành cùng kinh tế tư nhân phát triển bền vững

Công đoàn đồng hành cùng kinh tế tư nhân phát triển bền vững

Trước yêu cầu phát triển nhanh và bền vững, khu vực kinh tế tư nhân cần có sự đồng hành, hỗ trợ thiết thực từ các tổ chức chính trị - xã hội, trong đó tổ chức Công đoàn giữ vai trò không thể thiếu trong việc chăm lo, bảo vệ quyền lợi người lao động và thúc đẩy mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ.

Tin tức khác

Phát triển kinh tế tư nhân: Cơ hội và thách thức với tổ chức Công đoàn Việt Nam

Phát triển kinh tế tư nhân: Cơ hội và thách thức với tổ chức Công đoàn Việt Nam

Trong những năm gần đây, khu vực kinh tế tư nhân tại Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ và trở thành một trong những động lực quan trọng nhất thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia. Nhờ vào sự hỗ trợ của các chính sách cải cách và môi trường đầu tư ngày càng thuận lợi, khu vực này không ngừng mở rộng quy mô, đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động và gia tăng đáng kể về số lượng doanh nghiệp.
Học tập suốt đời – Động lực phát triển của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam

Học tập suốt đời – Động lực phát triển của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam

Bài viết “Học tập suốt đời” của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đã khẳng định sâu sắc vai trò của việc học tập không ngừng trong sự phát triển của đất nước, của mỗi cá nhân, đặc biệt là đối với cán bộ, đảng viên, công nhân và người lao động. Học tập không chỉ giúp nâng cao tri thức, mà còn là điều kiện tiên quyết để dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới và cống hiến hết mình vì lợi ích chung.

Nêu bật vai trò của công đoàn trong thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Việc sắp xếp, tinh giản bộ máy hành chính ở địa phương nhằm khắc phục tình trạng cồng kềnh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý.

Gợi mở văn hóa Công đoàn Việt Nam hướng đến 100 năm hình thành và phát triển

95 năm hình thành và phát triển trong những môi trường khác nhau, trong đó có môi trường rất khốc liệt đã tạo nên một công đoàn Việt Nam bản lĩnh, mạnh mẽ, độc đáo. Vì vậy, đúc kết văn hóa tổ chức công đoàn Việt Nam đã đến lúc là việc cần làm. Để cày vỡ vấn đề này, tôi xin nêu một số vấn đề như là hành trang trên con đường phát triển mới, tô thắm bản sắc công đoàn Việt Nam hướng đến kỷ nguyên mới sẽ có nhiều thay đổi nhanh chóng, lớn lao.

Nhiệm vụ trọng tâm đưa Luật Công đoàn (sửa đổi) vào cuộc sống

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi) - còn gọi là Luật Công đoàn 2024. Từ Luật Công đoàn đầu tiên được ban hành năm 1957, đây là lần thứ tư Quốc hội xem xét sửa đổi Luật Công đoàn. Luật Công đoàn 2024 được ban hành là kết quả của sự nỗ lực toàn hệ thống Công đoàn Việt Nam, đánh dấu bước trưởng thành của tổ chức Công đoàn trong hoạt động xây dựng và tham gia xây dựng chính sách, pháp luật. Nhiệm vụ trọng tâm trước mắt của tổ chức Công đoàn là cần sớm đưa Luật vào cuộc sống, đáp ứng vọng, sự mong mỏi của đoàn công đoàn, người lao động.
Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng

Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng

Công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên công đoàn, người lao động có vai trò quan trọng đối với việc góp phần tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội. Ý nghĩa của hoạt động tuyên truyền, vận động này còn góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ, tích cực lao động, học tập và công tác, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Xem thêm