Việc làm - tuyển dụng

Gia nhập hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

ThS. Phạm Thanh Hiền
Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Hiệp định CPTPP) tiền thân là TPP (Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương) gồm 11 nước: New Zealand, Canada, Nhật Bản, Mexico, Singapore, Brunei, Chile, Malaysia, Peru, Australia và Việt Nam.
gia nhap hiep dinh doi tac toan dien va tien bo xuyen thai binh duong
Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương. (Ảnh Báo Lao Động).

Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Hiệp định CPTPP) tiền thân là TPP (Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương) gồm 11 nước: New Zealand, Canada, Nhật Bản, Mexico, Singapore, Brunei, Chile, Malaysia, Peru, Australia và Việt Nam. Các cuộc đàm phám CPTPP kết thúc hôm 23/1/2018 tại Tokyo, Nhật. Hiệp định được ký kết vào ngày 8/3/2018 tại Santiago, Chile. 11 nước tham gia CPTPP có tổng giá trị GDP khoảng 10.000 tỷ USD, khoảng 13% GDP toàn cầu.

Hiệp định CPTPP gồm 7 điều và 1 phụ lục, là một hiệp định thương mại tự do (FTA) chất lượng cao. CPTPP không chỉ đề cập tới các lĩnh vực truyền thống như cắt giảm thuế quan đối với hàng hóa, mở cửa thị trường dịch vụ, sở hữu trí tuệ, hàng rào kỹ thuật liên quan đến thương mại... mà còn xử lý những vấn đề mới, phi truyền thống như lao động, môi trường, mua sắm của Chính phủ, doanh nghiệp Nhà nước...

Với vị trí thuận lợi về địa kinh tế, địa chính trị, tài nguyên thiên nhiên, lực lượng lao động, thông qua CPTPP hứa hẹn mang lại cơ hội hợp tác về vốn, về những mô hình, phương thức quản lý mới, hiện đại và hiệu quả hơn cho doanh nghiệp Việt Nam. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, Việt Nam sẽ là nước được hưởng lợi nhất trong số 11 nước tham gia CPTPP. Cụ thể, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) sẽ tăng thêm 23,5 tỉ USD vào năm 2020, xuất khẩu sẽ tăng 68 tỉ USD vào năm 2025.

Hiệp định cũng đem lại những cơ hội xuất khẩu rất lớn cho Việt Nam khi tiếp cận với một thị trường rộng lớn gồm các nền kinh tế hàng đầu. Hiệp định CPTPP khi đi vào triển khai sẽ góp phần tăng cường sự đan xen lợi ích, làm sâu sắc hơn mối quan hệ giữa Việt Nam và các nước thành viên CPTPP, nhất là các nước có quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam.

Ngoài thuận lợi, tham gia CPTPP cũng đặt ra những thách thức về kinh tế - xã hội, thu ngân sách, hoàn thiện khung khổ pháp luật, thể chế…Việc mở cửa các hoạt động kinh tế, đi kèm với quy định về minh bạch hoá, chống tham nhũng… đòi hỏi chúng ta cần chủ động, nỗ lực đổi mới, tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật, thiết lâp các cơ chế quản lý để vừa phù hợp với điều ước quốc tế vừa đảm bảo sự vững chắc, ổn định chính trị - xã hội.

Gia nhập CPTPP Việt Nam cũng phải tuân thủ các điều kiện, cam kết về lao động, về tổ chức công đoàn. Trong khoảng 3-5 năm tới chúng ta phải sửa đổi Bộ luật Lao động cũng như các quy định pháp luật đi kèm để phù hợp với một số nội dung của CPTPP. Cùng với đó là việc nâng cao năng lực thực thi, nhận thức cho công nhân, doanh nghiệp và tổ chức bộ máy thực hiện những cam kết đã ký.

Để tiến trình gia nhập CPTPP phát huy hiệu quả. Mang lại lợi ích thiết thực cho công nhân, người lao động và cộng đồng doanh nghiệp thì ngay từ bây giờ tổ chức công đoàn, công nhân, doanh nghiệp và chính phủ cần thực hiện có lộ trình những yêu cầu mà cam kết CPTPP chúng ta phải thực hiện:

Thứ nhất, nâng cao chất lượng lao động Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam tham gia CPTPP là yêu cầu cấp thiết. Theo đánh giá, CPTPP mang lại những cơ hội to lớn về việc làm, mà trước hết là cơ hội có thêm nhiều việc làm, việc làm có chất lượng cao. Dự báo nhiều ngành của Việt Nam có cơ hội đến với các thị trường dễ dàng hơn, trong đó giày dép, dệt may, nông sản,v.v…Tuy nhiên, Việt Nam cũng gặp thách thức trong thu hút và giữ nhân tài. Việt Nam phải đối mặt với tình trạng thiếu nhân lực chuyên môn kỹ thuật cao, vì thiếu sự hấp dẫn của tiền lương và môi trường, điều kiện làm việc.

Những vị trí việc làm tốt, đặc biệt là trong các doanh nghiệp FDI dễ rơi vào lao động nước ngoài, bởi họ luôn có lợi thế về ngoại ngữ, tính chuyên nghiệp và tác phong công nghiệp. Vì vậy, nâng cao chất lượng lực lượng lao động không chỉ giúp tăng năng suất của nền kinh tế mà còn tận dụng tốt cơ hội và giảm thiểu rủi ro, thách thức khi gia nhập CPTPP.

Muốn nâng cao chất lượng công nhân cần nâng cao chất lượng đào tạo nghề, phát triển đội ngũ công nhân có trình độ cao, làm chủ được khoa học công nghệ, có kỹ năng lao động, tác phong công nghiệp, ý thức kỷ luật. Cần kịp thời bổ sung, sửa đổi, xây dựng chính sách đào tạo và đào tạo lại công nhân; tạo điều kiện cho họ tự học tập nâng cao trình độ; điều chỉnh, bổ sung quy hoạch mạng lưới các cơ sở dạy nghề gắn với các ngành, các vùng kinh tế trọng điểm. Khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế dành kinh phí thích đáng và thời gian cho đào tạo, đào tạo lại công nhân.

Thứ hai, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân lao động, đặc biệt là người lao động ở các KCN, KCX. Từng bước thực hiện chính sách tiền lương bảo đảm đời sống cho người lao động và có tích lũy từ tiền lương; đồng thời, mở rộng cơ hội cho công nhân mua cổ phần trong doanh nghiệp, nhằm góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ, giảm thiểu tranh chấp lao động và đình công trong doanh nghiệp. Có thể thay đổi thẻ đoàn viên công đoàn theo hướng, khi NLĐ có thẻ trong tay sẽ được nhận những ưu đãi, như: mua sản phẩm giảm giá. Có chính sách cụ thể giải quyết nhà ở cho người lao động.

Khi phê duyệt các KCN, KCX, cần yêu cầu dành quỹ đất tương xứng để xây dựng nhà ở và các công trình thuộc kết cấu hạ tầng xã hội cho công nhân. Cần có chính sách ưu đãi thích đáng cho doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở tại các KCN như chính sách ưu đãi về tiền sử dụng đất, miễn giảm thuế, vay vốn ưu đãi, hỗ trợ hạ tầng…

Bên cạnh nâng cao đời sống vật chất cần nâng cao chất lượng đời sống tinh thần cho công nhân. Nhà nước cần thể chế hóa các quy định, xác định trách nhiệm rõ ràng đối với các cấp chính quyền, các doanh nghiệp trong việc chăm lo xây dựng đời sống văn hóa cho người lao động. Có các chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư xây dựng các dịch vụ văn hóa, thể thao, chăm sóc sức khỏe cho người lao động.

Thứ ba, xây dựng và thực hiện nghiêm hệ thống chính sách, pháp luật liên quan đến việc đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân. Xây dựng, hoàn thiện các chính sách, pháp luật về lao động, việc làm. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Nhà nước, tổ chức công đoàn và các tổ chức chính trị - xã hội khác trong doanh nghiệp, có chế tài xử lý nghiêm các tổ chức và cá nhân vi phạm chính sách, pháp luật. Khuyến khích, tạo điều kiện cho người lao động chủ động học tập nâng cao nhận thức, nắm bắt những quy định cơ bản về quyền và nghĩa vụ của mình trong quan hệ lao động, giúp họ tự bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng trong trường hợp cần thiết.

gia nhap hiep dinh doi tac toan dien va tien bo xuyen thai binh duong
(Ảnh Infonet).

Thứ tư, tăng cường vai trò của Công đoàn trong việc nâng cao đời sống, đảm bảo quyền lợi cho công nhân nhất là công nhân ở các KCN, KCX. Hiện nay bộ máy của công đoàn còn cồng kềnh, hiệu quả hoạt động chưa cao. Bên cạnh việc biên chế cán bộ còn eo hẹp, lại phải thực hiện nhiều nhiệm vụ ngoài QHLĐ, khiến tiêu hao nhiều nguồn nhân lực, nguồn vốn, nhất là đối với công đoàn cấp trên cơ sở.

Bên cạnh đó, hoạt động của công đoàn ngành, công đoàn tỉnh đôi lúc còn chồng chéo. Đã đến lúc cần làm rõ nhiệm vụ của công đoàn ngành và công đoàn địa phương, tránh tình trạng cả hai bên chỉ tập trung chăm lo phong trào, hoạt động phối hợp địa phương, mà sao lãng việc bảo vệ quyền lợi cho đoàn viên, NLĐ.

Công đoàn địa phương cần tập trung theo hướng chăm lo an sinh xã hội cho NLĐ trên địa bàn.Tăng tỷ lệ tham gia của công nhân trong cơ cấu tổ chức chính trị - đoàn thể ở doanh nghiệp, nhất là tổ chức Công đoàn để tăng cường tính đại diện cho lợi ích của công nhân. Cần có lộ trình để thực hiện các nguyên tắc và tiêu chuẩn của ILO về tự do liên kết và quyền thương lượng tập thể - cam kết chính về lao động của Việt Nam trong CPTPP.

Thứ năm, Chính phủ cũng cần quyết tâm hơn nữa trong việc xây dựng một chính phủ trong sạch, liêm chính, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi DN, thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động ở Việt Nam có thể cạnh tranh bình đẳng. Chính phủ Việt Nam cũng không phân biệt DN lớn hay nhỏ, thuộc thành phần kinh tế nào… mà các DN phải tự đi lên; và đang làm hết sức mình để ổn định kinh tế vĩ mô, đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế tổng thể với những vấn đề trọng tâm như tái cơ cấu DN nhà nước, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, xử lý nợ xấu, tái cơ cấu thu chi ngân sách, bảo đảm bền vững an toàn nợ công, tái cơ cấu công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp…

Đây là điều kiện quan trọng để Việt Nam hội nhập CPTPP thành công. Chính phủ cũng cần lắng nghe phân tích, dự báo của các chuyên gia quốc tế, các nhà quản lý, cộng đồng DN Việt Nam để liên tục cập nhật, hoàn thiện các vấn đề có tính chiến lược, từ đó có những quyết sách cụ thể cho từng giai đoạn, từng năm và trong dài hạn.

Như vậy, có thể thấy, cơ hội lớn nhất mà CPTPP mang lại là mở rộng thị trường nhờ cắt giảm thuế và dỡ bỏ rào cản thương mại để tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Trong đó, các đối tác trong CPTPP của Việt Nam đều là các đối tác thương mại quan trọng, thể hiện ở giá trị thương mại lớn và tỉ trọng cao trên tổng số liệu thương mại với thế giới của Việt Nam hằng năm.

Thương mại của Việt Nam với các đối tác đã và đang đàm phán luôn chiếm trên 80% tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam. Đây chính là cơ hội để Việt Nam tăng sức cạnh tranh về giá sẽ thúc đẩy xuất khẩu mạnh hơn, đem đến nhiều cơ hội mở rộng thị trường cho hàng hóa, lao động, việc làm cho người lao động và nền kinh tế của Việt Nam đồng thời giúp đa dạng hóa thị trường nhập khẩu, tránh phụ thuộc vào các thị trường nguyên liệu truyền thống.

Tuy nhiên, chúng ta cũng cần chủ động ứng phó với nhiều thách thức không nhỏ mà gia nhập CPTPP tạo ra. Để hạn chế tối đa những thách thức, rủi ro cần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, nâng cao chất lượng giai cấp công nhân. Chính phủ phải có quyết tâm cao để xây dựng thành công chính phủ liêm chính, kiến tạo. Tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp phát triển.

Việc ký kết, thực thi Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương đòi hỏi công đoàn Việt Nam cần cuộc “lột xác” mạnh mẽ, nhằm làm tốt hơn vai trò bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của NLĐ. Theo đó, Công đoàn cần thay đổi mô hình tổ chức từ mệnh lệnh hành chính, cứng nhắc, xa đoàn viên, NLĐ sang mô hình hỗ trợ công đoàn cơ sở, giảm bớt mệnh lệnh hành chính, mềm dẻo theo hướng ở đâu công đoàn cơ sở khó, ở đó có công đoàn cấp trên hỗ trợ, ở đâu công nhân khó, tổ chức công đoàn có mặt kịp thời.

Công đoàn Việt Nam phải nâng cao năng lực, đổi mới mạnh mẽ để làm tốt vai trò, nhiệm vụ và trở nên “hấp dẫn” hơn đối với NLĐ, trở thành tổ chức chính danh thật sự của NLĐ. Cán bộ công đoàn phải luôn bám sát thực tế, chịu khó lắng nghe công nhân nói thẳng nói thật, tìm ra cách thức chăm lo và bảo vệ quyền lợi của người lao động. Nếu không làm được điều này, NLĐ sẽ “quay lưng” và chúng ta sẽ “thua ngay trên sân nhà” khi CPTPP có hiệu lực.

gia nhap hiep dinh doi tac toan dien va tien bo xuyen thai binh duong Thực trạng và giải pháp cải thiện điều kiện làm việc trong các làng nghề

Tính đến cuối năm 2017, Việt Nam có 5.407 làng nghề đang hoạt động, thu hút hơn 10 triệu lao động. Mặc dù đã có ...

gia nhap hiep dinh doi tac toan dien va tien bo xuyen thai binh duong Thợ nail và những nguy cơ tiềm ẩn về nhiễm độc hóa chất

Tiếp xúc thường xuyên với hóa chất độc hại, không gian làm việc khép kín, thiếu biện pháp bảo vệ cá nhân… là những yếu ...

gia nhap hiep dinh doi tac toan dien va tien bo xuyen thai binh duong Đường sắt Hà Nội: Đảm bảo thông tin tín hiệu chính xác cho các đoàn tàu an toàn

Quản lý hàng nghìn km cáp quang, cáp đồng, trên 600 km trục tuyến và 79 ga trạm trải dài trên nhiều địa phương, nhiều ...

Tin mới hơn

Chinh phục nhà tuyển dụng: Bí kíp săn việc tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội

Chinh phục nhà tuyển dụng: Bí kíp săn việc tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội

Trong bối cảnh thị trường lao động Hà Nội luôn sôi động nhưng cũng đầy cạnh tranh, việc tìm kiếm một công việc phù hợp không hề dễ dàng. Nhiều năm nay, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội đã trở thành địa chỉ tin cậy, là cầu nối hiệu quả giữa người lao động và doanh nghiệp. Tuy nhiên, để "săn việc" thành công tại đây, người lao động cần trang bị những kỹ năng và chiến lược nhất định.

Hơn 14.000 vị trí việc làm đầu Xuân cho người lao động ở Huế

Đầu năm 2025, có 35 đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Huế đăng ký tuyển sinh, tuyển dụng với hơn 14.200 người, ở các trình độ từ lao động phổ thông đến đại học trở lên.

Cẩn trọng “sàng lọc” thông tin tuyển dụng lao động sau Tết

Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đã qua, thị trường lao động như được “hâm nóng” với hàng loạt thông tin tuyển dụng từ các doanh nghiệp. Đây là thời điểm lý tưởng để người lao động tìm kiếm cơ hội việc làm mới, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro khi thông tin tuyển dụng thật - giả tràn lan.

Tin tức khác

Lương tổng công trình sư về vũ khí tối đa có thể lên đến 220 triệu/tháng

Bộ Quốc phòng đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định quy định một số chính sách đối với cơ sở công nghiệp quốc phòng, an ninh nòng cốt và chế độ, lương cho người lao động tại các cơ sở này.

Hà Nội: Hàng ngàn cơ hội việc làm mở ra cho chiến sĩ nghĩa vụ công an

Sáng 16/1/2025, phiên giao dịch việc làm chuyên đề dành cho chiến sĩ nghĩa vụ thuộc Công an TP Hà Nội đã diễn ra sôi động trên toàn hệ thống sàn giao dịch việc làm của thành phố, thu hút đông đảo sự quan tâm của các chiến sĩ sắp hoàn thành nghĩa vụ và những người đã xuất ngũ.
Công ty CP Đầu tư BVN Quảng Bình tuyển 82 lao động với nhiều vị trí việc làm

Công ty CP Đầu tư BVN Quảng Bình tuyển 82 lao động với nhiều vị trí việc làm

Để đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất và kinh doanh, Công ty CP Đầu tư BVN Quảng Bình tại xã Phú Định (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) có thông báo tuyển dụng 82 lao động với 20 vị trí việc làm.
NVIDIA tuyển dụng nhiều vị trí tại Việt Nam - cơ hội lớn cho nhân tài công nghệ

NVIDIA tuyển dụng nhiều vị trí tại Việt Nam - cơ hội lớn cho nhân tài công nghệ

NVIDIA, công ty công nghệ hàng đầu thế giới trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ đồ họa, đang mở rộng tuyển dụng tại Việt Nam. Đây là cơ hội để các kỹ sư phần mềm, chuyên gia AI, và những tài năng công nghệ tham gia vào các dự án quy mô toàn cầu của NVIDIA.
Công ty Cổ phần Kim Long Motor Huế tuyển dụng 1.000 lao động

Công ty Cổ phần Kim Long Motor Huế tuyển dụng 1.000 lao động

Là doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Công ty Cổ phần Kim Long Motor Huế vừa thông báo tuyển dụng 1.000 lao động, với 46 vị trí việc làm cho người lao động trong và ngoài tỉnh.
5.000 cơ hội việc làm, mở rộng cánh cửa tương lai cho sinh viên

5.000 cơ hội việc làm, mở rộng cánh cửa tương lai cho sinh viên

Ngày 30/11/2024, “Ngày hội việc làm sinh viên HUBT năm 2024” diễn ra tại Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT), mang đến không khí sôi động với sự tham gia của 100 doanh nghiệp và gần 6.000 sinh viên. Sự kiện đã mở ra 5.000 cơ hội việc làm, tạo cầu nối quan trọng giữa sinh viên và các nhà tuyển dụng.
Xem thêm