Hoạt động Công đoàn

"Dù đổi mới theo hướng nào, mục tiêu cuối cùng của công đoàn vẫn là phục vụ đoàn viên"

NGỌC TÚ
Tác giả: NGỌC TÚ
Ông Nguyễn Mạnh Cường – nguyên Vụ trưởng Vụ hợp tác quốc tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB & XH) phát biểu tại Hội thảo khoa học “Đổi mới mô hình tổ chức và hoạt động của công đoàn ngành trong tình hình mới” do Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức tại Hà Nội sáng 22/10.

Trong phát biểu đề dẫn Hội thảo, đồng chí Trần Văn Thuật – Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết, tổ chức công đoàn ngành hiện đang gặp phải một số vấn đề cấp bách: Số lượng đoàn viên đang giảm nhanh và sâu do tái cơ cấu, chuyển đổi nhanh hình thức sở hữu; Công đoàn ngành Trung ương khó khăn trong chỉ đạo công đoàn ngành địa phương; quan hệ chỉ đạo công đoàn cơ sở (CĐCS) giữa ngành, địa phương còn nhiều vướng mắc; do yêu cầu chuyên môn cao nên lựa chọn cán bộ chủ chốt của công đoàn ngành khó khăn; việc tiếp thu kinh nghiệm quốc tế về hoạt động công đoàn ngành còn hạn chế.

Dưới sự chủ trì của các đồng chí Trần Văn Thuật, đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam và Viện trưởng Viện Chủ nghĩa Xã hội Khoa học (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) Phạm Thị Hoàng Hà, các đại biểu tham luận nhiều ý kiến, đề xuất giải pháp về đổi mới mô hình tổ chức, hoạt động của công đoàn ngành và công đoàn địa phương.

"Dù đổi mới theo hướng nào, mục tiêu cuối cùng của công đoàn vẫn là phục vụ đoàn viên"
Toàn cảnh Hội thảo “Đổi mới mô hình tổ chức và hoạt động của công đoàn ngành trong tình hình mới” - Ảnh: NGỌC TÚ

Rà soát, đánh giá lại nhiệm vụ của công đoàn ngành

Trong Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới, có đề ra yêu cầu: “Tiếp tục nâng cao hiệu quả mô hình tổ chức Công đoàn 4 cấp, kết hợp chặt chẽ giữa công đoàn địa phương và công đoàn ngành; tập trung nâng cao chất lượng CĐCS và cấp trên cơ sở, nhất là CĐCS trong các doanh nghiệp khu vực ngoài Nhà nước; Công đoàn khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao... Củng cố, phát triển công đoàn ngành, nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn địa phương; có mô hình phù hợp thu hút, tập hợp, bảo vệ người lao động ở khu vực phi chính thức. Nghiên cứu, điều chỉnh nhiệm vụ của các cấp công đoàn theo hướng tập trung vào các nhiệm vụ cốt lõi, phù hợp với đặc thù từng cấp và sự phát triển của thị trường lao động”.

Ông Nguyễn Mạnh Cường – nguyên Vụ trưởng Vụ hợp tác quốc tế, Bộ LĐ-TB & XH cho rằng nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn Việt Nam trong khu vực doanh nghiệp đã thay đổi căn bản kể từ khi Việt Nam chuyển sang kinh tế thị trường XHCN, trong đó nhiệm vụ quan trọng nhất là đại diện và bảo vệ quyền lợi của người lao động trong quan hệ lao động. Nhiệm vụ trọng tâm của các công đoàn ngành trong khu vực doanh nghiệp do đó cũng thay đổi đổi theo.

Ông Cường đề xuất: “Cần rà soát, đánh giá lại nhiệm vụ của công đoàn ngành và dù tổ chức mô hình công đoàn ngành theo hướng nào thì mục tiêu cuối cùng của công đoàn vẫn là phục vụ đoàn viên, người lao động. Đồng thời CĐCS và đoàn viên có quyền lựa chọn công đoàn cấp trên”.

Công đoàn ngành, nghiệp đoàn nghề nghiệp đóng vai trò cơ bản và phổ biến trong quan hệ lao động. Xu hướng liên kết phổ biến của người lao động là liên kết theo nghề vì dễ tìm thấy tiếng nói chung trong thương lượng tập thể với người sử dụng lao động. Ở chiều ngược lại, người sử dụng lao động cũng có xu hướng liên kết theo ngành để tạo lên những mặt bằng chung về tiền lương, về điều kiện lao động. Vì vậy, theo xu hướng chung ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, các cơ chế đối thoại, thương lượng tập thể và giải quyết tranh chấp lao động chủ yếu diễn ra ở cấp ngành, nghề.

TS. Nguyễn Duy Phúc – Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ nêu ý kiến: Công đoàn ngành nên tập trung vào vai trò đại diện, bảo vệ quyền lợi người lao động theo quan hệ lao động còn các LĐLĐ địa phương nên tập trung thực hiện nhiệm vụ chính trị trong tuyên truyền, giám sát, tổ chức thi đua; phối hợp với công đoàn ngành chăm lo cho người lao động.

Trao đổi về vấn đề này, đồng chí Trần Quang Huy – Chủ tịch Công đoàn ngành Công thương cho rằng, công đoàn ngành địa phương thực hiện được cả 2 nhiệm vụ nêu trên.

Tuy nhiên, việc đổi mới mô hình tổ chức và hoạt động của công đoàn ngành trong tình hình mới vừa phải đảm bảo tính thống nhất với thể chế và hệ thống chính trị của Việt Nam, vừa phải đảm bảo việc vận hành hiệu quả trong bối cảnh kinh tế thị trường và phù hợp với xu thế của phong trào công đoàn quốc tế. Cùng với đó là tập trung xây dựng các công đoàn ngành địa phương và xác định mối quan hệ chỉ đạo phù hợp của các cấp công đoàn…

Tổ chức Đảng ở đâu, tổ chức Công đoàn ở đó

Trên cơ sở tình hình thực tiễn và đặc thù của TP. Hồ Chí Minh và đề xuất của các công đoàn ngành địa phương, đồng chí Lê Thị Kim Thúy – Phó Chủ tịch LĐLĐ TP. Hồ Chí Minh đề xuất sắp xếp các công đoàn theo ngành nghề trực thuộc và theo hướng mở, linh hoạt, năng động phù hợp với tinh thần Nghị quyết 02-NQ/TW, đảm bảo theo chủ trương của Ban Thường vụ Thành ủy “tổ chức Đảng ở đâu, tổ chức Công đoàn ở đó”, đồng thời phù hợp với thực tiễn hoạt động trên địa bàn Thành phố.

Mô hình tổ chức và hoạt động của công đoàn địa phương trong mối quan hệ với công đoàn ngành hiện nay chưa chặt chẽ, lỏng lẻo, không có sự kết nối liên thông liên kết để đạt mục tiêu chung là tập hợp, chăm lo, đoàn viên, người lao động.

Để thời gian tới mô hình tổ chức và hoạt động giữa công đoàn địa phương và công đoàn ngành có chất lượng tốt hơn, hiệu quả cao hơn, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Nghệ An Kha Văn Tám kiến nghị giảm tải cho công đoàn cấp huyện những nhiệm vụ không cần thiết hoặc ít liên quan đến tổ chức công đoàn. Về lâu dài các CĐCS các doanh nghiệp có tính chất ngành nghề đặc thù thì chuyển cho công đoàn ngành quản lý như dệt may, cao su...

Hội thảo thu hút 23 lượt trao đổi, trong đó có một số vấn đề đặt ra cần nghiên cứu là yếu tố quyết định của công đoàn ngành là bảo vệ đoàn viên trong ngành thông qua thỏa ước lao động tập thể; CĐCS được lựa chọn công đoàn cấp trên; hoạt động công đoàn trong từng ngành nghề đòi hỏi những đặc thù riêng của ngành nghề như điều kiện - môi trường làm việc, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, chế độ, chính sách liên quan đến đặc tính của ngành; mô hình công đoàn ngành theo vùng; cơ cấu lại tổ chức bên trong của công đoàn ngành; tất cả CĐCS đều được liên kết theo công đoàn địa phương;…

Kết quả của hội thảo là căn cứ khoa học để sửa đổi Điều lệ Công đoàn Việt Nam và Luật Công đoàn năm 2012.

Gửi gắm kỳ vọng vào hai tân Bộ trưởng Gửi gắm kỳ vọng vào hai tân Bộ trưởng

Y tế và Giao thông vận tải là hai lĩnh vực rất quan trọng và thiết thực của đời sống xã hội, có ảnh hưởng ...

Toàn văn phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 6 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Toàn văn phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 6 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tạp chí Lao động và Công đoàn trân trọng giới thiệu tới bạn đọc toàn văn phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 6 ...

Quan tâm đến công tác phụ nữ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Quan tâm đến công tác phụ nữ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Mới đây, tại trụ sở Chính phủ ở Thủ đô Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì một Hội nghị quan trọng ...

Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.

Tin tức khác

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Trong bối cảnh tổ chức lại bộ máy công đoàn theo hướng tinh gọn, hiệu quả, việc giữ nguyên mô hình ba cấp của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn đang trở thành một đề xuất nhận được nhiều sự quan tâm. Đại diện Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Hải Phòng nêu quan điểm tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 06b/NQ-TLĐ về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của UBKT công đoàn.
Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân năm 2025, ngoài công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên và người lao động, các cấp công đoàn thành phố Huế sẽ tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, tạo bước đệm giúp công nhân thích ứng với xu hướng lao động hiện đại, phát huy vai trò tiên phong trong phát triển kinh tế, xã hội.
Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Tối 28/3 tại Đà Nẵng đã diễn ra Liên hoan tiếng hát công nhân viên chức lao động Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) năm 2025 khu vực miền Trung. Sự kiện không chỉ là một hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc mà còn là nơi thể hiện tinh thần đoàn kết, niềm tự hào và khát vọng vươn xa của những người lao động mang trên mình màu áo VIMC.
Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Liên đoàn Lao động TP Hà Nội vừa phát động cuộc thi viết “Công nhân lao động Thủ đô suy nghĩ hay, hành động đẹp” – một sân chơi ý nghĩa, nhân văn và đầy cảm hứng cho hàng triệu lao động trên địa bàn Thủ đô.
Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Ngày 1/3/2025, ông Nguyễn Văn Đông - nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chính thức nghỉ hưu trước tuổi theo chủ trương tinh giản bộ máy.
Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Đồng chí Đỗ Đức Thiệm - Trưởng Ban Chính sách – Tuyên giáo – Nữ công, Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng cho rằng: Đây là lúc tổ chức Công đoàn phải đổi mới mạnh mẽ, để giai cấp công nhân thực sự trở thành lực lượng dẫn dắt kỷ nguyên mới.
Xem thêm