![]() |
Đề xuất nới điều kiện vay vốn để trả lương cho người lao động. Ảnh minh họa. |
Theo đó, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LB-TB&XH) vừa gửi Tờ trình lên Thủ tướng Chính phủ, đề xuất về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.
Cụ thể, đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 13 Quyết định số 15 như sau: “Doanh thu quý I năm 2020 giảm từ 20% trở lên so với quý IV năm 2019 hoặc so với cùng kỳ năm 2019”.
Đồng thời, hiệu lực thi hành của việc áp dụng quy định mới này sẽ là “kể từ ngày ký ban hành”. Trong Tờ trình, Bộ LĐ-TB&XH đã nêu rõ thực trạng tình hình triển khai việc chi trả hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 từ gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng.
Theo Bộ LĐ-TB&XH, tính đến ngày 10/6, các địa phương đã phê duyệt danh sách 15,8 triệu người thuộc các nhóm đối tượng được thụ hưởng, với tổng kinh phí là 17,5 ngàn tỷ đồng.
Bên cạnh đó, báo cáo của Kho bạc Nhà nước Việt Nam cho biết, đã thực hiện giải ngân 10.500,698 tỷ đồng để thực hiện hỗ trợ cho 10.168.626 người và 2.613 hộ kinh doanh.
Tuy nhiên, so với dự kiến ban đầu, số lượng đối tượng thụ hưởng của chính sách hỗ trợ người lao động còn ít. Nguyên nhân được Bộ LĐ-TB&XH đưa ra là, thời điểm các cơ quan chức năng nghiên cứu, xây dựng các chính sách hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng do dịch Covid-19, tình hình dịch Covid-19 đang diễn ra phức tạp, chưa được kiểm soát tại Việt Nam nên dự báo số đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh tương đối nhiều.
Việt Nam đã sớm kiểm soát được dịch bệnh vào cuối tháng 5/2020, điều này tạo điều kiện cho việc mở cửa lại nền kinh tế, hỗ trợ các doanh nghiệp quay trở lại phát triển sản xuất, kinh doanh. Vì vậy, số lượng lao động mất việc làm, ngưng việc tiếp cận gói hỗ trợ này ít hơn so với dự kiến ban đầu.
Trong thực tế các doanh nghiệp còn vốn duy trì nên vẫn bố trí đảo ca, giãn ca, làm việc bán thời gian nhằm giữ chân người lao động. Đồng thời, doanh nghiệp còn bố trí kinh phí và thỏa thuận trả lương giãn việc, ngừng việc cho người lao động.
Tuy nhiên, quy định khi lập hồ sơ đề nghị hỗ trợ phải chứng minh tài chính, nên nhiều doanh nghiệp đã e ngại, ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh, không chủ động trong việc lập hồ sơ đề nghị hỗ trợ cho người lao động.
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, tới thời điểm này, chưa có hồ sơ doanh nghiệp đề nghị vay vốn trả lương ngừng việc cho người lao động được thực hiện tại hệ thống ngân hàng chính sách.
Trên cơ sở tổng hợp những khó khăn, vướng mắc của các địa phương, Bộ LĐ-TB&XH đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất việc sửa đổi, bổ sung điều kiện doanh nghiệp được vay vốn để trả lương ngừng việc cho người lao động.
Đề xuất trên được xây dựng theo hướng phù hợp hơn với điều kiện thực tế hiện nay, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 được tiếp cận tín dụng cho vay để trả lương ngừng việc cho người lao động.
![]() Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 25/6, tổng số người nhiễm trên toàn cầu đã vượt 9,5 triệu người với gần 484 ... |
![]() Trong những căn phòng chật hẹp chưa đầy 15m2 của người lao động tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long, mùa nắng không khác gì ... |
![]() Chị Phùng Thị Tình (31 tuổi, quê Nghệ An) là 1 trong 2.786 công nhân được Công ty TNHH PouYuen Việt Nam (Công ty PouYuen ... |
Tin mới hơn

Chinh phục nhà tuyển dụng: Bí kíp săn việc tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội
Hơn 14.000 vị trí việc làm đầu Xuân cho người lao động ở Huế
Cẩn trọng “sàng lọc” thông tin tuyển dụng lao động sau Tết
Tin tức khác
Lương tổng công trình sư về vũ khí tối đa có thể lên đến 220 triệu/tháng
Hà Nội: Hàng ngàn cơ hội việc làm mở ra cho chiến sĩ nghĩa vụ công an

Công ty CP Đầu tư BVN Quảng Bình tuyển 82 lao động với nhiều vị trí việc làm

NVIDIA tuyển dụng nhiều vị trí tại Việt Nam - cơ hội lớn cho nhân tài công nghệ

Công ty Cổ phần Kim Long Motor Huế tuyển dụng 1.000 lao động
