Đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần, NLĐ có được truy lĩnh bảo hiểm thất nghiệp hay không?
Sổ tay pháp luật

Đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần, NLĐ có được truy lĩnh bảo hiểm thất nghiệp hay không?

Văn Quân
Tác giả: Văn Quân
Truy lĩnh bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) được hiểu là việc người lao động hưởng quyền lợi BHTN đúng ra được nhận từ trước đó nhưng vì một số lý do nào đó mà chưa nhận hoặc chưa nhận đủ nên thực hiện truy lĩnh lại.
Đề xuất bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp gồm những ai?
Đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần, NLĐ có được truy lĩnh bảo hiểm thất nghiệp hay không?
Ảnh minh hoạ.

Hiện nay, người lao động bắt buộc phải tham gia BHXH bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Như vậy, có thể thấy BHXH và BHTN là hai chế độ hoàn toàn khác nhau và không triệt tiêu lẫn nhau.

Chính vì thế mà người lao động đã hưởng BHXH một lần không ảnh hưởng đến việc người lao động truy lĩnh BHTN.

Người lao động đã hưởng BHXH một lần vẫn được truy lĩnh BHTN khi đảm bảo đủ 4 điều kiện sau:

+ Người lao động đã chấm dứt hợp đồng lao động với người sử dụng lao động.

+ Trong vòng 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên.

+ Đã nộp đầy đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động.

+ Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ cho trung tâm việc làm.

Vì vậy để hưởng nốt quá trình đóng BHTN sau khi rút BHXH một lần thì người lao động cần phải đi làm và tiếp tục đóng bảo hiểm trở lại.

Sau đó, khi người lao động nghỉ việc, quyền lợi về BHTN của người lao động sẽ được tính trên tổng thời gian đóng BHTN chưa hưởng (bao gồm cả thời gian đóng BHXH trước đây trước khi rút BHXH một lần).

Thủ tục truy lĩnh BHTN sau khi rút BHXH một lần sẽ phức tạp hơn do cơ quan bảo hiểm thu hồi lại sổ bảo hiểm.

Video: Luật sư Đặng Văn Thanh - Công ty Luật Bảo Tín, Đoàn Luật sư TP Hà Nội

Chuyên gia giải đáp về việc hưởng bảo hiểm thất nghiệp Chuyên gia giải đáp về việc hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Chương trình giao lưu trực tuyến của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam giải đáp nhiều vấn đề "nóng" như bảo hiểm thất nghiệp, ...

Thêm trường hợp được bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp từ ngày 15/2/2024 Thêm trường hợp được bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp từ ngày 15/2/2024

Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam (BHXH), khoản 4 điều 1 Thông tư 15/2023/TT-BLĐTBXH đã bổ sung thêm một trường hợp được tính bảo ...

Đề xuất bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp gồm những ai? Đề xuất bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp gồm những ai?

Trong dự thảo tờ trình gửi Chính phủ về Luật Việc làm (sửa đổi), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đề ...

Tin mới hơn

Chi tiết 12 điểm mới của Luật Công đoàn (sửa đổi) năm 2024

Luật Công đoàn (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ XV gồm 6 chương, 37 Điều, tăng 4 điều so với luật hiện hành.

Bãi bỏ một số quy định về lao động, tiền lương từ ngày 15/2/2025

Thông tư số 15/2024/TT-BLĐTBXH do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) ban hành cho biết 10 văn bản quy phạm pháp luật về lao động, tiền lương sẽ bị bãi bỏ từ ngày 15/2/2025.

Cách tính hưởng chính sách nghỉ thôi việc đối với cán bộ, công chức và cán bộ, công chức cấp xã

Cán bộ, công chức và cán bộ, công chức cấp xã được cơ quan có thẩm quyền cho nghỉ thôi việc thì được hưởng chế độ trợ cấp thôi việc, trợ cấp 1,5 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng để tìm việc làm.

Tin tức khác

Vì sao thời gian nghỉ thai sản không được tính là thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp?

Người lao động nghỉ chế độ thai sản thì thời gian nghỉ chế độ thai sản không được tính là thời gian tham gia Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).

Cách tính chế độ cho cán bộ nghỉ hưu sớm, thôi việc do sắp xếp bộ máy

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà vừa ký ban hành Thông tư 01/2025 hướng dẫn thực hiện chính sách, chế độ với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị (hướng dẫn thực hiện Nghị định số 178/2024 của Chính phủ).

Đi ngược chiều: Tài xế ô tô, xe máy bị phạt bao nhiêu tiền?

Tại Nghị định 168, nhiều hành vi vi phạm có mức xử phạt vi phạm hành chính tăng rất cao, trong đó có hành vi đi ngược chiều.

Lỗi dừng đỗ xe ô tô sai quy định bị phạt bao nhiêu từ 1/1/2025?

Lỗi dừng đỗ xe ô tô sai quy định phạt bao nhiêu từ 1/1/2025, và dừng đỗ xe ô tô những vị trí nào thì bị phạt, mời bạn tìm hiểu trong phần dưới đây.
Để trẻ từ 6 tuổi trở lên ngồi trước xe máy sẽ bị phạt từ 8-10 triệu đồng

Để trẻ từ 6 tuổi trở lên ngồi trước xe máy sẽ bị phạt từ 8-10 triệu đồng

Từ ngày 1/1/2025, việc chở trẻ em trên 6 tuổi ngồi phía trước xe máy có thể bị phạt nặng, lên tới 14 triệu đồng. Thông tin này được đưa ra dựa trên các quy định sửa đổi về xử phạt vi phạm giao thông, nhằm tăng cường an toàn cho trẻ em.

Hiệu lực "nhanh" của Nghị định 168: Hiểu đúng để không hiểu lầm

Gần đây, mạng xã hội lan truyền thông tin cho rằng "Nghị định 168/2024/NĐ-CP xây dựng sai thủ tục, do có hiệu lực chưa đủ 45 ngày sau khi ban hành". Tuy nhiên, đại diện Cục Cảnh sát giao thông (CSGT), Bộ Công an khẳng định đây là nhận định thiếu chính xác.
Xem thêm