Phóng sự điều tra

Công ty CP Xây dựng Công nghiệp Megacon: Một nữ trưởng phòng bất ngờ bị... "cấm cửa"

Ý YÊN - NGỌC TIẾN
Chị H. phản ánh mặc dù luôn hoàn thành nhiệm vụ và hợp đồng lao động (HĐLĐ) vẫn còn thời hạn nhưng bất ngờ bị Giám đốc Công ty CP Xây dựng công nghiệp Megacon (gọi tắt là Công ty Megacon) yêu cầu nghỉ việc. Trong khi quyền lợi chưa được giải quyết, chị bị Giám đốc “cấm cửa”, không thể vào Công ty.
Công ty CP Xây dựng Công nghiệp Megacon: Một nữ trưởng phòng bất ngờ bị... "cấm cửa"
Chị Ng.Th.Th.H. - người tố Công ty Megacon cho nghỉ việc trái pháp luật - Ảnh: Ý YÊN

Yêu cầu nghỉ việc vì lý do “không hợp tư tưởng”?

Trước khi được yêu cầu thôi việc vào tháng 7/2022, chị H. (33 tuổi, ở Hà Nội) là Trưởng Phòng Hành chính nhân sự của Công ty Megacon (có trụ sở làm việc tại tòa ICON 4, 243A Đê La Thành, Hà Nội). Hợp đồng lao động (HĐLĐ) giữa chị và Giám đốc Công ty có thời hạn từ 22/4/2022 đến 21/4/2023.

Trong đơn gửi Tạp chí Lao động và Công đoàn, chị H. cho biết quá trình làm việc luôn tuân thủ đúng quy định về lao động và luôn hoàn thành công việc. Thậm chí, thường xuyên phải làm thêm giờ.

Mặc dù vậy, đến ngày 14/7/2022, Giám đốc Công ty Megacon là ông Nguyễn Văn Thao bất ngờ gọi nữ nhân viên vào phòng làm việc, thông báo rằng Công ty sẽ chấm dứt HĐLĐ với chị, đồng thời yêu cầu chị bàn giao công việc.

“Ông ấy nói lý do là vì tôi không hợp tư tưởng nên yêu cầu tôi nghỉ việc, không hề báo trước”, chị H. chia sẻ và nói thêm, trước đó với tư cách là Trưởng Phòng Hành chính nhân sự có đứng ra đề xuất với Giám đốc về một số quyền lợi, đáp ứng tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân viên Công ty.

Cũng trong ngày 14/7, nhận thấy việc Giám đốc Công ty Megacon đã xâm phạm quyền lợi, đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật, chị H. làm văn bản đề nghị Giám đốc Công ty Megacon bồi thường 3 tháng tiền lương và chi trả lương những ngày đi làm thực tế chưa thanh toán. Vị Giám đốc không đồng ý và sau đó vẫn yêu cầu chị H. bàn giao công việc. Trong khi vụ việc chưa được giải quyết, chị H. bị chặn Zalo, vô hiệu hóa tài khoản email được Công ty cấp trước đó và bị xóa khỏi các nhóm tương tác công việc.

Bất ngờ điều chuyển công việc và “cấm cửa” nữ nhân viên

Điều bất ngờ là đến chiều thứ Bảy, ngày 16/7/2022, chị H. nhận được quyết định điều chuyển nhân sự qua Email cá nhân. Quyết định ký ngày 15/7 của Giám đốc Công ty Megacon với nội dung điều chuyển chị H. tới làm việc tại một công trình xây dựng ở tỉnh Thái Nguyên, thời gian từ 18/7/2022 đến khi có quyết định thay thế.

“Đây là một quyết định điều chuyển công việc không đúng quy định pháp luật, không tuân thủ thời gian báo trước, và không có sự đồng ý của tôi”, chị H. trình bày.

Nữ nhân viên cho rằng, quyết định này của Giám đốc Công ty gây khó khăn khiến chị buộc phải nghỉ việc. Do đó chị phản hồi không đồng ý với quyết định điều chuyển. Tuy nhiên, đến nay Công ty vẫn chưa đưa ra câu trả lời thỏa đáng.

Chưa dừng lại ở đó, chị H. kể: “Ngày 18/7/2022, tôi đến Công ty nhưng ông Thao yêu cầu nhân viên không cho tôi vào. Ông ta đuổi tôi ra khỏi Công ty ngay trước mặt tất cả các cán bộ, nhân viên, xóa vân tay và khóa cửa ra vào, không cho tôi vào Công ty”. Nữ nhân viên nói, hành động này của vị Giám đốc khiến chị bị khủng hoảng tinh thần.

Công ty CP Xây dựng Công nghiệp Megacon: Một nữ trưởng phòng bất ngờ bị... "cấm cửa"
Hiện tại chị H. không thể vào Công ty Megacon, vân tay cũng bị vô hiệu hóa. Ảnh: Chị H. cung cấp

Được biết, chị H. có hoàn cảnh khó khăn, là mẹ đơn thân đang nuôi 2 con nhỏ. Trao đổi với phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn, chị H. bày tỏ nguyện vọng được Công ty Megacon đáp ứng quyền lợi hợp pháp: Thứ nhất, trả lương những ngày đã làm việc, tính từ 1/6 đến thời điểm buộc phải nghỉ việc. Thứ hai, nhận chị vào làm việc theo hợp đồng và thỏa thuận, trường hợp không đồng ý thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Ngoài việc phản ánh vụ việc tới Tạp chí Lao động và Công đoàn, chị H. cũng đã làm đơn đề nghị giải quyết tranh chấp lao động đến LĐLĐ huyện Đan Phượng (là nơi Công ty Megacon đăng ký giấy phép hoạt động), và các ban, ngành.

Câu trả lời “tiền hậu bất nhất” của vị Giám đốc

Để có thông tin khách quan, phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn đã liên hệ tới Công ty Megacon để tìm hiểu vụ việc. Người trực tiếp làm việc với phóng viên sáng 26/7/2022 là ông Nguyễn Văn Thao, Giám đốc Công ty Megacon. Ngoài ra, còn có 2 nữ nhân viên khác được giới thiệu là người của Phòng Hành chính nhân sự Công ty.

Chúng tôi xin trích nguyên văn câu nói của vị Giám đốc, khi được hỏi về trường hợp của chị Ng.Th.Th.H.: “Bạn ấy đến đây làm mấy tháng, không làm được việc là bạn ấy xin nghỉ. Không làm được việc, Công ty cảm thấy không làm được ở vị trí này, thì Công ty điều động bạn ấy sang vị trí khác của Công ty. Đến thời điểm này điều động bạn ấy đi nhưng bạn ấy không đi làm. Bên tôi không cho nghỉ gì cả, chưa có quyết định cho nghỉ việc”.

Như vậy câu trả lời của Giám đốc Công ty Megacon có 2 nội dung hoàn toàn khác nhau: Thứ nhất, do không làm được việc nên chị H. xin nghỉ; thứ hai, do không làm được việc nên công ty điều chuyển công việc khác.

Nữ trưởng phòng tố Công ty Megacon cho nghỉ việc trái pháp luật
Công ty Megacon có trụ sở làm việc tại tòa ICON 4, 243A Đê La Thành, Hà Nội - Ảnh: Ý YÊN

Khi được hỏi việc điều chuyển có đúng quy định và có sự đồng ý của người lao động hay không, ông Thao nói: “Cái việc này em cứ làm việc với luật sư. Luật anh không biết những việc đấy”.

Vị Giám đốc Công ty Megacon cũng từ chối trả lời về việc có hay không chuyện chị H. bị xóa tất cả dữ liệu cá nhân và không được vào Công ty. Đồng thời nói thêm rằng: “Muốn làm việc sâu hơn, thì cứ hẹn lịch làm việc với luật sư Công ty. Anh không có thời gian làm việc với bọn em”.

Về vụ việc này, Luật sư Vũ Ngọc Hà – Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật, LĐLĐ tỉnh Đồng Nai cho biết: “Thứ nhất, đối với trường hợp này, Công ty điều động như vậy là không đúng, vì Phòng Hành chính nhân sự nằm ở Công ty chứ không nằm ở công trình xây dựng. Hơn nữa, chức Trưởng Phòng Hành chính nhân sự cũng nằm ở Công ty chứ không bao giờ nằm ở chi nhánh nào cả. Việc điều động nhân sự này không chuẩn mực vì địa điểm làm việc của chị này trước giờ chỉ ở Hà Nội. Việc điều động này chẳng qua là hình thức o ép người lao động. Thứ hai, việc điều chuyển này không phải là tạm thời, do vậy theo quy định của pháp luật thì Công ty cần có sự thỏa thuận với người lao động. Hoàn cảnh của chị ấy khó khăn, một mình nuôi 2 con nhỏ, cho nên việc điều chuyển như vậy là không phù hợp. Thứ ba, người lao động phải có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng lao động là đến Công ty làm việc. Việc chị ấy đến văn phòng nhưng không được vào, vân tay bị vô hiệu hóa đồng nghĩa với việc Công ty đã đơn phương chấm dứt HĐLĐ đối người lao động”.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này!

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam thăm gia đình nạn nhân vụ tai nạn ở Công ty Miwon Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam thăm gia đình nạn nhân vụ tai nạn ở Công ty Miwon

Ngày 26/7, đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam đã đến thăm hỏi, động viên ...

Cán bộ công đoàn tiếp tục đổi mới, chuyên nghiệp hơn trong các hoạt động Cán bộ công đoàn tiếp tục đổi mới, chuyên nghiệp hơn trong các hoạt động

Ngày 26/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động công đoàn 6 tháng đầu năm và ...

Văn mẫu hết thời Văn mẫu hết thời

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa yêu cầu các trường trong hệ thống khắc phục tình trạng dạy học nặng về thuyết giảng, ...

Tin mới hơn

Người lao động điêu đứng vì vay tín chấp cho bệnh viện

Người lao động điêu đứng vì vay tín chấp cho bệnh viện

Vừa qua, Công đoàn cơ sở (CĐCS) Bệnh viện Đa khoa Hạnh Phúc - An Giang đã có đơn gửi các cơ quan chức năng tỉnh An Giang về việc bảo vệ quyền lợi người lao động tại bệnh viện này.
Trung tâm chờ chỉ đạo từ Sở Y tế, Sở thì chờ báo cáo của Trung tâm

Trung tâm chờ chỉ đạo từ Sở Y tế, Sở thì chờ báo cáo của Trung tâm

Bác sĩ Lê Khắc Thu - Trưởng khoa Khám bệnh, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, đang rơi vào tình thế "tiến thoái lưỡng nan" khi sau thời gian điều trị bệnh, ông chưa được bố trí công việc trở lại.
Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc chưa xử lý đơn xin đi làm trở lại của bác sĩ Lê Khắc Thu

Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc chưa xử lý đơn xin đi làm trở lại của bác sĩ Lê Khắc Thu

Dù bác sĩ Lê Khắc Thu đã gửi đơn trình báo về việc đi làm trở lại hơn 2 tuần qua, tới nay lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc (tỉnh Thừa Thiên Huế) vẫn chưa phản hồi, bố trí công việc cụ thể.

Tin tức khác

Vụ Phòng khám Timec nợ lương: Người lao động kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi

Vụ Phòng khám Timec nợ lương: Người lao động kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi

Nhiều lần người lao động yêu cầu được ký hợp đồng lao động, nhưng công ty vẫn phớt lờ. Nghiêm trọng hơn, công ty còn nợ lương người lao động kéo dài nhiều tháng khiến cuộc sống của họ vô cùng khốn đốn…
Vụ tranh chấp lao động tại Công ty Outcubator Việt Nam: Thỏa thuận bất thành vì sao?

Vụ tranh chấp lao động tại Công ty Outcubator Việt Nam: Thỏa thuận bất thành vì sao?

Mặc dù cơ quan chức năng vào cuộc trong vụ tranh chấp lao động tại Công ty TNHH Outcubator Việt Nam, yêu cầu doanh nghiệp đối thoại và giải quyết quyền lợi của người lao động nhưng việc thỏa thuận giữa hai bên đi vào bế tắc.
Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn

Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn

Nữ lao động là trụ cột chính trong gia đình, việc bị nợ lương đã khiến cuộc sống của cô lâm vào cảnh túng quẫn.
Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam

Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam

Sáng nay (15/11), đại diện Công ty TNHH Outcubator Việt Nam đã tới làm việc với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận Tây Hồ (Hà Nội) về vụ tranh chấp lao động xảy ra tại công ty này.
Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?

Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định bác sĩ Lê Khắc Thu có đủ sức khỏe để làm việc. Tuy nhiên, thực tế chứng minh điều ngược lại.
Bị nợ lương thử việc, nam công nhân phải vay lãi ngày chăm con ốm

Bị nợ lương thử việc, nam công nhân phải vay lãi ngày chăm con ốm

Kết thúc thời gian thử việc 1 tháng vào ngày 30/8, nhưng hơn 2 tháng sau, anh T. (Thanh Oai, Hà Nội) mới được thanh toán lương sau nhiều lần đòi quyền lợi.
Xem thêm