![]() |
NLĐ Nhà máy Dệt Hà Nam đòi quyền lợi trước tết Nguyên đán 2023. Ảnh: CNCC. |
Trong thông báo được phía Công ty đưa ra vào ngày 4/3/2023, xác nhận tổng số tiền lương Công ty chưa chi trả cho toàn bộ người lao động (NLĐ) tại Nhà máy Dệt Hà Nam trong tháng 9,10,11,12 năm 2022 là hơn 860 triệu đồng.
Cụ thể: Tổ Dệt 1, 2, 3, 4 với 26 công nhân, tổng số lương nợ là hơn 305 triệu đồng; Tổ Nối trục với 4 công nhân, tổng số lương nợ là hơn 43 triệu đồng; Tổ Bảo dưỡng với 5 công nhân, tổng số lương nợ là hơn 51 triệu đồng; Tổ Bảo toàn với 3 công nhân, tổng số lương nợ là gần 37 triệu đồng; Tổ VSCN với 5 công nhân, tổng số lương nợ là hơn 48 triệu đồng; Tổ TH + VC với 6 công nhân, tổng số lương nợ là hơn 58 triệu đồng; Bộ phận Hồ, Nồi hơi và Tổ Mắc, ống với 6 công nhân, tổng số lương nợ là 61 triệu đồng; Bộ phận quản lý với 12 cán bộ, công nhân viên, tổng số lương nợ là hơn 256 triệu đồng.
Về dự kiến thời gian chi trả lương, chậm nhất đến ngày 15/3/2023 Công ty sẽ trả lương tháng 9 năm 2022 với số tiền hơn 384 triệu đồng và chậm nhất đến ngày 15/4/2023 sẽ trả lương tháng 10,11,12 năm 2022 với tổng số tiền hơn 475 triệu đồng.
Đồng thời, Công ty cũng thống kê thời gian nộp BHXH của NLĐ theo số liệu thực tế đã chốt tại BHXH huyện Duy Tiên (Hà Nam) cho đến khi chấm dứt HĐLĐ. Lộ trình giải quyết toàn bộ khoản nợ BHXH, Công ty sẽ nộp dần trong 2 năm 2023 và 2024.
Sau thời gian niêm yết thông báo 03 ngày, nếu NLĐ không có ý kiến thì Công ty sẽ ra quyết định chấm dứt HĐLĐ, kèm theo phụ lục xác nhận số tiền nợ lương và thời gian chưa nộp bảo hiểm cho từng NLĐ để làm căn cứ thực hiện.
![]() |
Công nhân Nhà máy Dệt Hà Nam bị Công ty nợ hơn 860 triệu đồng tiền lương trong vòng 4 tháng, BHXH. Ảnh: M.A |
Bà Lê Thị Hiền, Chủ tịch Công đoàn Nhà máy Dệt Hà Nam, đại diện cho công nhân tại nhà máy cho biết, đây không phải là lần đầu tiên Công ty đưa ra lộ trình thanh toán lương, nộp BHXH cho NLĐ tại Nhà máy Dệt Hà Nam nói riêng và người lao động tại toàn Công ty nói chung và cũng không phải là lần đầu tiên Công ty cam kết sẽ thanh toán các khoản nợ đó.
"Trước đó, vào tháng 11 năm 2022, Công ty cũng đưa ra một lộ trình thanh toán dứt điểm lương và BHXH trong buổi đối thoại với NLĐ nhưng cho đến hiện tại, phía Công ty cũng không giữ lời. Tập thể NLĐ Nhà máy Dệt Hà Nam không đồng ý với thông báo lần này của Công ty và cũng sẽ có văn bản làm việc cụ thể với Công ty trong vấn đề này", bà Hiền bức xúc.
Tạp chí Lao động và Công đoàn đã có loạt bài phản ánh về việc Công ty CP Dệt 19/5 Hà Nội nợ lương và BHXH của người lao động. Đời sống của công nhân gặp khó khăn khi quyền lợi bị vi phạm nghiêm trọng.
Mặc dù Công ty đưa ra lộ trình thanh toán lương cho NLĐ, BHXH nhưng đến thời điểm hiện tại, Công ty vẫn "chây ì" mọi trách nhiệm với NLĐ và với các cơ quan chức năng.
![]() Không chỉ nợ lương, Công ty CP Dệt 19/5 Hà Nội tại Hà Nam hiện đang nợ bảo hiểm xã hội (BHXH) số tiền trên ... |
![]() Tập thể người lao động đã làm đơn khởi kiện ông Đỗ Văn Minh - Tổng giám đốc chi nhánh Công ty CP Dệt 19/5 ... |
![]() Sáng 22/2, Công đoàn Dệt May Hà Nội có buổi làm việc với người lao động Công ty CP Dệt 19/5 Hà Nội để hướng ... |
Tin mới hơn

Người lao động điêu đứng vì vay tín chấp cho bệnh viện

Trung tâm chờ chỉ đạo từ Sở Y tế, Sở thì chờ báo cáo của Trung tâm

Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc chưa xử lý đơn xin đi làm trở lại của bác sĩ Lê Khắc Thu
Tin tức khác

Vụ Phòng khám Timec nợ lương: Người lao động kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi

Vụ tranh chấp lao động tại Công ty Outcubator Việt Nam: Thỏa thuận bất thành vì sao?

Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn

Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?
