Hoạt động Công đoàn

Công đoàn TP.HCM cần tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ hơn

PHẠM THỦY
Tác giả: PHẠM THỦY
Năm 2022, TP.HCM có 16.663 doanh nghiệp (DN) có công đoàn cơ sở (CĐCS) với tổng số thoả ước lao động tập thể (TƯLĐTT) là 8875, đạt tỷ lệ 56,9%. Đây là con số mà Công đoàn TP.HCM “cần dồn sức để tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ hơn nữa trong năm 2023”, như Phó chủ tịch thường trực LĐLĐ Việt Nam Trần Thanh Hải nhận định.
Năm 2022 TP.HCM hoàn thành 1 trên 10 dự án nhà ở xã hội Ngất xỉu đêm countdown Công đoàn TP.HCM rà soát đội ngũ cho công tác Đại hội XII
Công đoàn TP.HCM cần tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ hơn
Toàn cảnh Hội nghị. Ảnh: CĐ

Trong những năm qua, Chính phủ đã triển khai nhiều biện pháp đồng bộ để thúc đẩy sự phát triển thương lượng tập thể đáp ứng yêu cầu của Công ước 98. Cụ thể, Nghị quyết số 02-NQ/TW đề ra tiêu chí hướng tới đạt được tỷ lệ thương lượng tập thể ở 70% doanh nghiệp có tổ chức Công đoàn vào năm 2023, 80% vào năm 2025, 85% vào năm 2030 và 99% vào năm 2045. Là địa phương có số lượng doanh nghiệp cũng như nguồn nhân lực lớn nhất cả nước (khoảng 268.000 doanh nghiệp, chiếm 31%), việc TP.HCM đạt chỉ tiêu đề ra có ý nghĩa rất lớn.

Tình hình quan hệ lao động tại TP.HCM năm 2022

Năm 2022, kinh tế TP.HCM đã phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ sau thời gian dài bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19. Tuy nhiên, vào những tháng cuối năm, hoạt động sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp gặp khó khăn do thiếu đơn hàng đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, việc làm của người lao động (NLĐ) tại những đơn vị này.

Tính từ ngày 1/1/2022 đến 30/10/2023, trên địa bàn Thành phố xảy ra 12 vụ ngừng việc tập thể với 5.787 người tham gia. Nguyên nhân chủ yếu là do người sử dụng lao động chưa thực hiện nghiêm túc đầy đủ các quy định của pháp luật về lao động. Hiện Thành phố có hơn 6000 doanh nghiệp nợ đóng BHXH, BHYT, BHTN và một doanh nghiệp nợ lương NLĐ (số tiền 327.000.000 đồng).

Theo đồng chí Trần Thị Diệu Thuý, Chủ tịch LĐLĐ TP.HCM, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở phối hợp với chính quyền địa phương kịp thời giải quyết khi các tranh chấp diễn ra. Đồng thời, LĐLĐ TP đã chỉ đạo tập trung nắm bắt tình hình doanh nghiệp gặp khó khăn, thu hẹp sản xuất, ngưng hoạt động, giảm lao động, việc làm của NLĐ, phối hợp với cơ quan chức năng đảm bảo quyền lợi và đảm bảo chế độ chính sách cho NLĐ.

Trong năm 2022, các cấp công đoàn TP đã tư vấn trực tiếp cho 1.720 lượt đoàn viên, NLĐ và tư vấn qua điện thoại 1.135 lượt người, tiếp nhận 143 đơn thư khiếu nại, trong đó có 21 đơn thư thuộc thẩm quyền giải quyết của công đoàn. Đã giải quyết 19 đơn, 02 đơn đang giải quyết.

Về công tác tổ chức đối thoại ở nơi làm việc, các CĐCS nắm bắt khá tốt tình hình về việc làm, tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, thu nhập, đời sống, việc thực hiện chế độ chính sách đối với NLĐ cũng như tư tưởng, tâm trạng của cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ. Giải quyết các vấn đề phát sinh trong quan hệ lao động, góp phần ổn định tình hình quan hệ lao động trên địa bàn Thành phố.

Trong năm 2022, tại TPHCM, 100% DN nhà nước đã tổ chức hội nghị cán bộ công chức, viên chức, đạt tỷ lệ 71,80%. 12.978 CĐCS (đạt 77,80%) đã phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức đối thoại định kỳ. 705 bản TƯLĐTT được ký mới trong năm.

TƯLĐTT, tập trung thương lượng chế độ tiền lương và điều kiện làm việc

Đó là 2 nhiệm vụ then chốt mà đồng chí Phó chủ tịch Thường trực LĐLĐ Việt Nam - Trần Thanh Hải nhấn mạnh tại Hội nghị tổng kết năm 2022: “Đã đến lúc chúng ta phải thay đổi tư duy là TƯLĐTT không chỉ có những điều khoản có lợi mà TƯLĐTT lúc này phải tập trung giải quyết 2 vấn đề quan trọng nhất: đó là tiền lương định kỳ và điều kiện làm việc vì đây là vấn đề then chốt để so sánh hiệu quả đại diện của công đoàn”.

TƯLĐTT, bên cạnh hợp đồng lao động, còn được xem như chìa khóa giúp giảm thiểu và giải quyết mâu thuẫn tại mỗi doanh nghiệp. Một bản thỏa ước chất lượng giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ đồng thời góp phần tăng năng suất lao động, phát triển mối quan hệ lao động hài hòa. Để phát triển quan hệ lao động, nâng cao vị thế của người công nhân, bảo vệ quyền của họ trong mối quan hệ với người sử dụng lao động. Trong tình hình mới, sắp tới đây tổ chức Công đoàn sẽ không đứng ở vị trí trung gian giữa NLĐ và người sử dụng lao động nữa mà trở về đúng vai trò đại diện cho NLĐ. Công đoàn phải đại diện cho NLĐ một cách thực chất, đối thoại thương lượng với người sử dụng lao động.

Năm qua, để góp phần nâng cao kỹ năng cho cán bộ công đoàn trong công tác đại diện, đặc biệt là hiệu quả của hoạt động thương lượng ký kết TƯLĐTT, LĐLĐ TP cùng công đoàn các cấp đã tổ chức 03 lớp tập huấn cho cán bộ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và và cán bộ CĐCS có từ 500 lao động trở lên. Tổ chức 269 lớp tập huấn cho 20.903 cán bộ công đoàn về Nghị định số 145/2020/NĐ-CP, hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động. Trong đó, 1.910 cán bộ công đoàn chuyên trách được đào tạo bồi dưỡng tập huấn về nghiệp vụ công đoàn. Đồng thời, LĐLĐ TP và công đoàn các cấp cũng đã tổ chức học tập bồi dưỡng kiến thức luật, hiểu biết về quyền và nghĩa vụ liên quan đến pháp luật lao động, góp phần hỗ trợ kỹ năng nghiệp vụ cho 208.594 lượt đoàn viên và NLĐ.

Cần thông điệp mạnh mẽ hơn từ Chính phủ để khôi phục niềm tin ở thị trường trái phiếu Cần thông điệp mạnh mẽ hơn từ Chính phủ để khôi phục niềm tin ở thị trường trái phiếu
Bài 2: Yêu cầu đặt ra đối với vấn đề cán bộ công đoàn trong tình hình mới Bài 2: Yêu cầu đặt ra đối với vấn đề cán bộ công đoàn trong tình hình mới
Công đoàn Việt Nam đổi mới để chăm lo tốt hơn cho đoàn viên, NLĐ Công đoàn Việt Nam đổi mới để chăm lo tốt hơn cho đoàn viên, NLĐ

Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.

Tin tức khác

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Trong bối cảnh tổ chức lại bộ máy công đoàn theo hướng tinh gọn, hiệu quả, việc giữ nguyên mô hình ba cấp của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn đang trở thành một đề xuất nhận được nhiều sự quan tâm. Đại diện Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Hải Phòng nêu quan điểm tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 06b/NQ-TLĐ về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của UBKT công đoàn.
Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân năm 2025, ngoài công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên và người lao động, các cấp công đoàn thành phố Huế sẽ tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, tạo bước đệm giúp công nhân thích ứng với xu hướng lao động hiện đại, phát huy vai trò tiên phong trong phát triển kinh tế, xã hội.
Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Tối 28/3 tại Đà Nẵng đã diễn ra Liên hoan tiếng hát công nhân viên chức lao động Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) năm 2025 khu vực miền Trung. Sự kiện không chỉ là một hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc mà còn là nơi thể hiện tinh thần đoàn kết, niềm tự hào và khát vọng vươn xa của những người lao động mang trên mình màu áo VIMC.
Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Liên đoàn Lao động TP Hà Nội vừa phát động cuộc thi viết “Công nhân lao động Thủ đô suy nghĩ hay, hành động đẹp” – một sân chơi ý nghĩa, nhân văn và đầy cảm hứng cho hàng triệu lao động trên địa bàn Thủ đô.
Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Ngày 1/3/2025, ông Nguyễn Văn Đông - nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chính thức nghỉ hưu trước tuổi theo chủ trương tinh giản bộ máy.
Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Đồng chí Đỗ Đức Thiệm - Trưởng Ban Chính sách – Tuyên giáo – Nữ công, Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng cho rằng: Đây là lúc tổ chức Công đoàn phải đổi mới mạnh mẽ, để giai cấp công nhân thực sự trở thành lực lượng dẫn dắt kỷ nguyên mới.
Xem thêm