Hơn 31.370 người lao động bị chấm dứt hợp đồng: Công đoàn đề xuất giải pháp kịp thời |
![]() |
Gần 1.200 công nhân của Công ty Tỷ Hùng phải chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) do doanh nghiệp thiếu đơn hàng. Ảnh: PHƯƠNG NGÂN |
Doanh nghiệp khó khăn, người lao động bị mất việc, giãn việc
Trong căn phòng trọ nhỏ trên đường Hồ Học Lãm, phường 16, Quận 8, chị Dương Trúc Ly, 38 tuổi, quê ở Cà Mau cho biết, đã làm cho Công ty Tỷ Hùng được hơn 9 năm, bình thường lương được khoảng hơn 7 triệu đồng/tháng. Chồng chị làm thợ hồ, công việc cũng không ổn định, bữa có, bữa không. Hằng tháng, chị còn phải gửi tiền về quê nhờ ông bà nuôi hai con nhỏ đang học lớp 9 và lớp 7, vì thế khi bị chấm dứt HĐLĐ vì Công ty không có đơn hàng, nỗi lo của chị càng tăng lên vì sẽ không có tiền để gửi về quê nuôi con nữa.
Mấy bữa nay, chị cũng đi dò hỏi mấy công ty ở gần Công ty Tỷ Hùng, nhưng không đâu nhận tuyển công nhân (CN) vì đã gần Tết, trong khi chị lại không biết chạy xe máy nên không thể đi xa để kiếm việc được. “Năm ngoái dịch bệnh phải nghỉ mấy tháng đã tưởng là khổ. Bây giờ đột nhiên lại mất việc, CN chúng tôi hụt hẫng lắm. Bây giờ ai mướn gì tôi cũng làm, vì không làm thì lấy đâu ra tiền sinh sống và nuôi con ăn học. Tôi cũng chưa biết có về quê dịp Tết không, tới đó nếu có tiền thì về không thì ở lại đây luôn chứ biết sao giờ”, chị Ly buồn bã nói.
Còn chị Nguyễn Thị Nhung - CN Công ty Nissei Electric Việt Nam - lại cảm thấy rất lo lắng, bởi mấy tháng gần đây, do đơn hàng ít, công ty không yêu cầu CN tăng ca nữa. Chị Nhung cho biết, trước đây, ngày nào chị cũng phải tăng ca, thu nhập của chị được 12, 13 triệu đồng/tháng, còn bây giờ không tăng ca nữa, nên thu nhập chỉ còn khoảng 8 triệu đồng/tháng. “Trước đây tăng ca tuy có mệt, nhưng còn có thêm tiền để lo cho con. Giờ thu nhập thế này, tôi cảm thấy rất lo lắng, nhất là gần Tết đến, chi tiêu rất nhiều”.
Chăm lo đột xuất và trong dịp tết Nguyên đán
Trường hợp của chị Ly, chị Nhung chỉ là những ví dụ điển hình do công ty khó khăn về đơn hàng nên phải mất việc, giảm giờ làm. Theo thông báo của Công ty Tỷ Hùng gửi cho NLĐ mới đây, do ảnh hưởng tình hình kinh tế, doanh nghiệp không có đơn hàng, nên công ty buộc phải chấm dứt HĐLĐ với khoảng 1.185 NLĐ từ ngày 1.12.2022. Còn Công ty TNHH Việt Nam Samho (100% vốn Hàn Quốc, chuyên gia công các loại giày thể thao xuất khẩu ở huyện Củ Chi, TP. HCM) cũng sẽ cắt giảm gần 1.500 lao động do thiếu đơn hàng.
Bà Trần Thị Hồng Vân - Chủ tịch Công đoàn (CĐ) Công ty Nissei Electric Việt Nam, doanh nghiệp 100% vốn Nhật Bản, chuyên sản xuất các bộ dẫn điện cho xe ôtô ở KCX Linh Trung - cho biết, từ tháng 6.2022, Công ty đã họp, thông báo với CĐ là lượng đơn hàng sẽ giảm khoảng 30%. Do thiếu đơn hàng, Công ty phải bố trí lao động giảm thời gian tăng ca, trong khi tiền tăng ca chiếm khoảng 50% - 60% thu nhập của NLĐ. “Công ty sẽ bố trí NLĐ ở những bộ phận ít đơn hàng tăng cường cho bộ phận nhiều đơn hàng, như vậy CN vẫn có việc làm, chỉ giảm thời gian tăng ca, chứ không dẫn đến tình trạng phải chấm dứt HĐLĐ”, bà Vân chia sẻ.
Để hỗ trợ CN bị mất việc, tổ chức CĐ TP. HCM đã có chăm lo cho NLĐ. Ông Nguyễn Văn Hải - Chủ tịch LĐLĐ quận Bình Tân, TP. HCM - cho biết, LĐLĐ quận Bình Tân đã xây dựng kế hoạch chăm lo đột xuất cho gần 1.200 công nhân Công ty Tỷ Hùng bị mất việc (500.000 đồng/suất, trong đó có quà trị giá 300.000 đồng và tiền mặt 200.000 đồng). Đồng thời, LĐLĐ quận Bình Tân đề nghị công đoàn cơ sở (CĐCS)Công ty Tỷ Hùng khẩn trương xây dựng kế hoạch chăm lo cho CNLĐ bị mất việc từ nguồn tài chính của CĐCS, nhất là các trường hợp mang thai, nuôi con nhỏ, các trường hợp có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Ông Phạm Chí Tâm - Phó Chủ tịch LĐLĐ TP. HCM cho biết, đến thời điểm hiện nay, theo báo cáo từ các CĐCS có khoảng 143 doanh nghiệp bị thiếu đơn hàng, nên có khoảng 26.000 công nhân lao động bị ảnh hưởng đến việc làm. Trong đó, số CN phải chấm dứt HĐLĐ ở 2 Công ty Tỷ Hùng, Việt Nam Samho là gần 2.700 người. Số còn lại bị ảnh hưởng việc làm ở dạng giảm giờ tăng ca, giãn việc, nên sẽ bị ảnh hưởng đến thu nhập. LĐLĐ TP. HCM đã chỉ đạo các cấp CĐ theo dõi sát sao, cập nhật liên tục tình hình việc làm của công nhân lao động từ nay đến tết Nguyên đán 2023 để có biện pháp hỗ trợ kịp thời, phù hợp trong trường hợp NLĐ bị mất việc.
Ngoài ra, trong kế hoạch chăm lo tết Nguyên đán 2023, tổ chức CĐ TP.HCM sẽ chú trọng đến đoàn viên CĐ, NLĐ bị mất việc làm do doanh nghiệp khó khăn phải thu hẹp sản xuất, ngừng hoạt động, giải thể, phá sản, doanh nghiệp di dời đi nơi khác, chủ doanh nghiệp bỏ trốn hoặc không được doanh nghiệp thưởng Tết tại thời điểm chăm lo Tết; lao động nữ đang mang thai, đoàn viên CĐ nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi.
![]() Hàng chục năm qua, việc ký kết và đưa vào Thỏa ước lao động tập thể, trong đó có điều khoản ưu tiên bố trí ... |
![]() Theo kế hoạch của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, hoạt động chăm lo Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023 có chủ ... |
![]() Để giúp công nhân bị mất việc nhanh chóng tìm được việc làm mới, sớm ổn định cuộc sống, Cục Việc làm (Bộ Lao động ... |
Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát
Tin tức khác

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy
