Đời sống

"Có tiền ăn nhậu rồi kêu khổ, bụt nào thương?"

Minh Hoàng
Tác giả: Minh Hoàng
Có tiền là ăn nhậu. Ăn nhậu dường như là một thói quen khó bỏ với nhiều bạn nam công nhân. Tình trạng mất việc, thất nghiệp làm cho việc nhậu càng trở nên phổ biến.
"Làm đàn ông thật khó!" Mẹo từ chối rượu Ngộ độc rượu và cách xử trí an toàn Cường quốc rượu bia - "niềm tự hào" đắng chát
5741 co tiyn yn nhyu ryi keu khy byt nao thyyng cuocsongantoanvn 2
Có tiền ăn nhậu, không có tiền vẫn ăn nhậu. Có nghìn lẻ một lý do để chúng ta uống rượu. Ảnh minh họa của baogiaothong.vn

“Cuối tuần, gặp nhau chém gió tí cho vui”; “Ai rảnh ra… nhậu với mình nhé, một mình đang buồn”; “Chỗ này mồi ngon, view đẹp mọi người ạ”… Đó là những dòng tút xuất hiện nhiều trên mạng xã hội công nhân. Thường đi kèm là một mâm cơm nhiều món nhậu, một bàn ăn với các món trông rất hấp dẫn, hoặc một vị trí bàn ăn có hướng nhìn ra sông, vườn hoa. Lại có bạn viết: “Làm không chịu làm. Làm được tiền không tiết kiệm. Cứ có tiền là ăn nhậu, rồi kêu khổ, bụt nào thương?”

Người ta có thể tạm thời “nhịn yêu”, không đi du lịch, chưa mua chiếc điện thoại ước ao, chứ không thể nhịn ăn uống. Đó là nhu cầu sống còn. Và nếu bữa ăn ngồi với bạn bè “hợp cạ”, uống chúc tụng nhau, “chém gió phần phật” thì thấy cuộc đời thật tươi, sự hưng phấn có thể đến trong chốc lát.

5733 co tiyn yn nhyu ryi keu khy byt nao thyyng cuocsongantoann 1
Có tiền sa đà vào ăn nhậu là không nên. Còn tan ca, ghé vào chợ sắm một ít "mồi" là "một phần tất yếu" của cuộc sống. Ảnh của m.tintuc.com.vn

Tôi nghĩ chả có gì sai nếu thỉnh thoảng gặp gỡ bạn bè, liên hoan. Có người nói ăn để mà sống chứ không phải sống để mà ăn. Nhưng nói thế là chưa thấy tầm quan trọng của sự ăn, thú ẩm thực trên đời. Ăn không chỉ để sống, ăn còn là sự thưởng thức, hưởng thụ, trải nghiệm.

Sự ăn cũng sẽ ngon, bổ hơn khi đi cùng với cảm giác ở vị giác, còn được “no” con mắt, “đã” cái mũi; vốn văn hóa trong kho tàng tri thức được khai thác đúng lúc còn làm “no” cả tinh thần. Nên cùng là ăn, có sự ăn lịch lãm, có sự ăn phàm phu tục tử.

Tuy nhiên, nếu bữa nhậu là mục đích cần đạt được mỗi ngày, coi uống rượu là thú vui trần thế không thể nào thiếu, bất chấp điều kiện, khả năng tài chính, sức khỏe thì rất đáng báo động.

5749 co tiyn yn nhyu ryi keu khy byt nao thyyng cuocsongantoanvn 3
Ăn nhậu rồi tham gia giao thông, nguy cơ gây tai nạn rất cao. Trong ảnh, một vụ tai nạn giao thông do sử dụng rượu bia. Ảnh của mt.gov.vn

Đã có nhiều nghiên cứu khẳng định Việt Nam đứng trong tốp đầu thế giới về tiêu thụ rượu bia, theo tỷ lệ lít trên đầu người. Lại có những khảo sát, nghiên cứu cho thấy tỷ lệ người Việt bị ung thư các cơ quan gan, mật, đường tiêu hóa cũng ở mức rất cao. Tôi đã thấy có nam thanh niên uống rượu như uống nước, rồi vỡ mạch máu chết khi còn rất trẻ.

Thất tình, uống rượu; bị sếp mắng, uống rượu; mất việc, uống rượu; bị giãn việc cũng rượu… Tóm lại, luôn là rượu, nhậu trong mọi hoàn cảnh, mọi lý do. Có chuyện buồn uống rượu để tạm quên đi; có việc vui uống rượu để vui hơn nữa. Người công nhân những ngày vất vả khó khăn vì dịch bệnh liệu có uống nhiều hơn?

Tôi nghĩ trong hoàn cảnh mất việc, thất nghiệp, nếu có bạn rủ nữa thì thật khó từ chối nhậu. Uống để trải lòng với nhau, sẻ chia những dự định, kế hoạch hoặc những nỗi niềm. Hơn nữa, rỗi rãi vì công việc phập phù, nơi vui chơi thiếu thốn; các dịch vụ giải trí đắt đỏ với công nhân thì biết làm gì ngoài nhậu?

5757 co tiyn yn nhyu ryi keu khy byt nao thyyng cuocsongantoanvn 4
Tham gia các hoạt động thể thao vừa tăng cường sức khỏe, vừa hạn chế được tệ nạn ăn nhậu; tuy nhiên, cơ sở vật chất dành cho công nhân chơi thể thao còn rất thiếu thốn. Ảnh thanhniencongnhan.vn

Nhưng sự trượt ngã có thể diễn ra rất nhanh. Tôi biết có những bạn nam công nhân trẻ chưa vướng bận gia đình sẵn sàng “nướng” toàn bộ tháng lương vào một vài bữa nhậu. Tiết kiệm là từ chưa có trong từ điển của họ. “Đời còn dài, tiết kiệm sau chưa muộn”. Nhưng cái sự “sau” ấy có thể là không bao giờ. Lúc gặp sự cố, đau ốm, thất nghiệp, họ thực sự không có nguồn chi, phải chạy vạy vay mượn; có người “quá mù ra mưa”, trở nên trây ì, trơ với nợ.

Nhậu nhẹt, rượu chè là thứ tệ nạn đã có từ ngàn xưa. Quá nhiều sự việc đau lòng xảy ra mà nguồn cơn là rượu, nhậu. Đánh nhau, nghiện ngập, nợ nần, túng bí sinh “đạo chích” - trộm cắp, lừa đảo… Bạn đang rất khó khăn, bạn thiếu điều kiện vui chơi, giải trí nên uống rượu? Điều đó có thể thông cảm phần nào, nhưng đừng để mọi sự vượt khỏi tầm kiểm soát.

Và cũng cần tiết kiệm nữa.

Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 24/9 Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 24/9

Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 24/9, toàn thế giới đã ghi nhận hơn 32 triệu ca bệnh Covid-19, trong đó có ...

Chiếc xe, 4 tỷ và giấc ngủ của ông Hải Chiếc xe, 4 tỷ và giấc ngủ của ông Hải

Hôm qua, chiếc xe cổ và 4 chiếc áo đấu của tuyển bóng đá Việt Nam đã về tay một doanh nhân để “đổi lại” ...

Đối thoại tốt để người sử dụng lao động và công nhân đồng cảm, chia sẻ, cùng vượt khó Đối thoại tốt để người sử dụng lao động và công nhân đồng cảm, chia sẻ, cùng vượt khó

Trong năm 2020, Công đoàn các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội đặt mục tiêu phấn đấu trên 80% doanh nghiệp tổ chức ...

Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Khi pháp luật thôi là rào cản, mà trở thành điểm tựa, người công nhân sẽ không còn là người “thi hành ý tưởng” mà có thể là người “khởi xướng đổi mới”. Chính sách pháp lý ấy, nếu được thực thi đúng đắn sẽ đưa tầng lớp lao động bước vào vai trò trung tâm của cuộc cách mạng đổi mới quốc gia.
Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Việc Chính phủ được đề nghị phân bổ tối thiểu 3% ngân sách nhà nước cho khoa học – công nghệ và nâng dần lên 2% GDP, là bước chuyển từ “lời nói” thành “hành động”. Đây là tín hiệu cho thấy, Nhà nước đang xác lập một ưu tiên quốc gia mới và ưu tiên ấy không chỉ dành cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm cao cấp mà còn dành cho công nhân, kỹ sư, người lao động nơi xưởng máy, công trình, đồng ruộng.
“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Từ ruộng đồng đến nhà máy, từ làng quê đến khu công nghiệp, hàng triệu công nhân và người lao động Việt Nam đang từng ngày nỗ lực vươn lên bằng chính sức mình.

Tin tức khác

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

Hà Nội đang nỗ lực mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển và gia tăng nguồn cung cấp nhà ở cho người lao động thu nhập thấp. Trong bối cảnh này, 7 dự án nhà ở xã hội đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

Người lao động xếp hàng mua vàng ngày vía Thần tài, cầu lộc đầu năm

Với mong muốn mua vàng vào ngày vía Thần tài (mùng 10 tháng Giêng hàng năm) sẽ mang lại may mắn, tài lộc, nhiều người lao động đã xếp hàng dài tại các cửa hàng vàng bạc đá quý, tranh thủ giờ nghỉ để kịp "rước lộc" về nhà.

Công nhân trở lại làm việc sau Tết Nguyên đán 2025 với tỷ lệ cao

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, không khí lao động sản xuất đã sôi động trở lại trên khắp các nhà máy, xí nghiệp.

Về Tết

Trằn trọc. Đêm nay thật dài. Sáng sớm mai mình sẽ về quê. Sao anh ấy có thể ngủ nhỉ? Mà không phải chạy vạy lo lắng các thứ nữa thì ngủ ngon chứ sao…

Công nhân trở lại làm việc: Mong một năm mới tốt đẹp!

Từ tối ngày 1/2 (mùng 4 Tết) cho đến hôm nay (2/2, mùng 5 Tết), dòng người ở các tỉnh miền Tây bắt đầu quay trở lại các tỉnh Đông Nam Bộ để làm việc sau kỳ nghỉ Tết.

Ngày Tết trên cảng biển Chân Mây

Đêm giao thừa Tết Ất Tỵ, trời Huế mưa rét căm căm. Nhưng sáng mùng Một, biển Chân Mây bừng lên sắc xuân, trời quang, nắng ấm. Đúng thời khắc ấy, du thuyền hạng sang Celebrity Solstice chở hơn 3.000 du khách quốc tế cập cảng. Anh công nhân Lê Dũng, trong bộ đồ lao động đã sờn, sẵn sàng cho công việc đầu tiên của năm mới.
Xem thêm