Cô hiệu trưởng giàu lòng nhân ái của thành phố Gia Nghĩa
Hoạt động Công đoàn

Cô hiệu trưởng giàu lòng nhân ái của thành phố Gia Nghĩa

Tô Thị Bích Thủy
Tôi xin phép được trích dẫn câu nói của Giáo sư Đặng Thai Mai: “Con người đến với cuộc sống từ nhiều nẻo đường, trên muôn vàn cung bậc phong phú nhưng tiêu điểm mà con người hướng đến vẫn là con người” để chia sẻ câu chuyện về một “người truyền lửa” – cô giáo Hà Thị Hảo – Hiệu trưởng Trường THCS Phan Bội Châu, thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông.
Nữ công nhân hăng say làm việc hơn nhờ nhận phúc lợi tốt

Cô hiệu trưởng gần gũi và yêu thương học sinh hết mình

Tôi đến mảnh đất Gia Nghĩa, Đắk Nông giữa lúc đại dịch Covid-19 bùng phát dữ dội vào năm 2021. Ngôi trường mà tôi tiếp tục sự nghiệp “người lái đò” là Trường THCS Phan Bội Châu. Ở ngôi trường mới này, tôi phải làm quen và thích ứng với môi trường làm việc hoàn toàn mới khi tuổi đời đã ngoài 40. Giữa những chới với đó, thật may mắn, tôi đã được gặp, được “truyền lửa” từ cô Hà Thị Hảo – Hiệu trưởng nhà trường!

Cô hiệu trưởng giàu lòng nhân ái của thành phố Gia Nghĩa
Cô Hà Thị Hảo- Hiệu trưởng Trường THCS Phan Bội Châu trong Hội nghị viên chức và người lao động năm học 2023- 2024. Ảnh: ĐVCC

Được biết, cô Hà Thị Hảo là người con của đất Tổ Phú Thọ. Sau khi tốt nghiệp Đại học Sư phạm, cô trở thành nhà giáo, lập gia đình. Năm học 2018 – 2019, cô về công tác tại trường. Với cương vị là một hiệu trưởng, cô luôn được đồng nghiệp và học sinh quý trọng bởi lòng nhiệt huyết với nghề, tận tâm với sự nghiệp giáo dục, nỗ lực phấn đấu không ngừng dù trên cương vị công tác nào.

Còn nhớ thời khắc chuẩn bị khai giảng năm học mới 2021-2022, toàn thể giáo viên và học sinh được huy động để tổng vệ sinh. Và cô Hảo hiệu trưởng luôn xứng danh người dẫn đầu. Từ sáng sớm, cô có mặt cùng toàn thể giáo viên, học sinh, cô xắn tay cuốc cỏ, trồng cây, cũng không ngại lấm bẩn mà cùng đồng nghiệp và học trò sơn lại các phòng học. Cô làm bằng tất cả nhiệt thành và vui vẻ. Thầy trò chúng tôi cũng như được lan tỏa nguồn năng lượng hăng say và tích cực ấy!

Đắk Nông, đặc biệt ở thành phố trẻ Gia Nghĩa, bốn mùa tiết trời mát mẻ, tuy nhiên sáng sớm thường có sương mù, có những thời điểm còn rất lạnh. Thế nhưng dù nhà cách xa trường, mỗi sáng cô hiệu trưởng đều có mặt từ rất sớm. Cô đi kiểm tra, đôn đốc, quan sát, nắm bắt tình hình nhà trường một cách tức thời, từ góc sân, viên gạch, bàn ghế cơ sở vật chất… đến tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của đội ngũ giáo viên, của học trò đều được cô để tâm.

Ngoài làm rất tốt công tác lãnh đạo trong trường thì hoạt động thiện nguyện cũng là điều cô rất quan tâm. Chương trình “Xuân ấm áp – Tết yêu thương” như một hoạt động thường niên mà cô đều đặn thực hiện mỗi khi Tết đến Xuân về. Cô chia sẻ rằng: “Tôi mong góp một phần nhỏ đem lại cái Tết ấm áp hơn cho những em học sinh có hoàn cảnh khó khăn”.

Còn nhớ, năm học 2022-2023, trong trường có em H’Diệp nhà ở bon Faikok Pru Đăng, xã Đắk Nia, TP. Gia Nghĩa có bố bị ung thư gan giai đoạn cuối. Mẹ em vừa phải nuôi ba con ăn học, vừa phải chăm sóc mẹ già. Lúc ấy vào khoảng tháng 2 năm 2023, vì quá suy sụp, mẹ em là chị H’Biêng tuyệt vọng nên có ý định nghĩ quẩn.

Cô hiệu trưởng giàu lòng nhân ái của thành phố Gia Nghĩa
Cô hiệu trưởng Hà Thị Hảo (thứ 2 từ trái qua) thăm và tặng quà cho gia đình em H'Diệp tại Bon Faikol Pruđăng, xã Đắk Nia, TP. Gia Nghĩa, Đắk Nông. Ảnh: ĐVCC

Ngay khi biết tin này, cô Hảo chủ động cùng Ban chấp hành Công đoàn đến động viên, tâm sự và chia sẻ khó khăn với gia đình em H’Diệp. Đồng thời cô Hảo đã kêu gọi tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh quyên góp trong buổi ngoại khóa “Chia sẻ yêu thương” được số tiền hơn 9 triệu đồng kịp thời gửi đến gia đình em H’Diệp.

Cô Hà Thị Hảo tâm sự: “Số tiền ấy, có lẽ chỉ có thể giải quyết vấn đề trước mắt, nhưng tôi tin rằng, nó mang đến hy vọng cho cả gia đình em H’Diệp. Bởi đó là tình cảm của một tập thể hướng về một gia đình hoạn nạn để tiếp thêm niềm tin vào cuộc sống”. Nhiều ngày sau đích thân cô Hảo còn đến tận nhà em H’Diệp để động viên, mong em kiên trì, tiếp tục con đường tìm kiếm tri thức. Là người trong cuộc, chị H’Biêng đã rất xúc động, chỉ biết nắm chặt tay cô Hảo và nói lời cảm ơn.

Một tấm lòng nhân ái

Hiện nay, bảo hiểm y tế (BHYT) được đánh giá như "thước đo" chất lượng xã hội với nhiều lợi ích và quyền lợi cho người sử dụng, đặc biệt là với các em học sinh. Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng có khả năng mua BHYT cho con em mình, điều đó cũng là nỗi trăn trở lớn của cô hiệu trưởng Hà Thị Hảo. Chúng tôi lại bắt gặp nhiều những giọt nước mắt xúc động cùng lời cảm ơn của cả phụ huynh lẫn học sinh khi được cô mua tặng những tấm thẻ BHYT. Khi ấy, tôi gặp được trên gương mặt cô hiệu trưởng nụ cười an yên, mãn nguyện như thể người nhận quà chính là cô!

Với cương vị là hiệu trưởng, cô đặc biệt quan tâm đến chất lượng dạy học cũng như kiện toàn cơ sở vật chất trong nhà trường. Theo yêu cầu của “Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018”, các phòng học cần được trang bị ti vi để trình chiếu, đáp ứng tốt nhất việc truyền tải nội dung giảng dạy của giáo viên cũng như tiếp thu kiến thức của học sinh. Đây là khó khăn của nhà trường THCS Phan Bội Châu.

Cô hiệu trưởng giàu lòng nhân ái của thành phố Gia Nghĩa
Cô Hà Thị Hảo tặng 20 thẻ BHYT cho học sinh trường THCS Phan Bội Châu và Trường TH Tô Hiệu, xã Đắk Nia, TP. Gia Nghĩa. Ảnh: ĐVCC

Để tìm giải pháp tháo gỡ “nút thắt” này, trong buổi họp cha mẹ học sinh hằng năm – cô Hiệu trưởng với vai trò là người chủ trì - đã khởi xướng tinh thần “lắng nghe - thấu hiểu - sẻ chia để yêu thương” và đón nhận được sự đồng lòng, chung sức của các bậc phụ huynh. Minh chứng cho điều đó là các lớp học được phụ huynh đồng tình xã hội hóa để trang bị ti vi giúp cho học sinh học tập được tốt hơn.

Phụ huynh sẵn sàng chung tay cùng nhà trường để phòng học của con em mình khang trang, sạch đẹp hơn, các em có môi trường học tập tốt hơn. Thiết nghĩ, không phải dễ dàng gì tiếng nói của cô có sức thuyết phục mạnh như thế, nếu như cô không phải là người tiên phong nói đi đôi với làm, hành động thiết thực và cụ thể, minh bạch. Tất cả vì quyền lợi được học tập trong một môi trường an toàn, thoải mái nhất của học sinh.

Tôi lại tình cờ biết thêm một câu chuyện đẹp nữa trong vô vàn những câu chuyện đẹp về cô Hà Thị Hảo. Một lần, chị đồng nghiệp là cô giáo Nguyễn Thị Thủy (nhà ở thôn Faik kol Pru Đăng, xã Đắk Nia) chia sẻ rằng: Năm 2007, trong một lần không may, chồng chị Thủy bị tai nạn khá nặng (chấn thương sọ não). Khi ấy, gia đình chị khó khăn chồng chất khó khăn. Chị chạy vạy khắp nơi, có những lúc tưởng chừng như bất lực và tuyệt vọng.

Cô hiệu trưởng giàu lòng nhân ái của thành phố Gia Nghĩa
Cô Hà Thị Hảo (mặc áo dài màu tím) tặng quà Tết cho các em học sinh. Ảnh: ĐVCC

Thế nhưng rất may mắn, khi cô Hảo nghe được chuyện này, cô về bàn với chồng và không chút do dự, hai vợ chồng cô Hảo bán ngay 4 tấn cà phê được 20 triệu đồng, đưa hết số tiền này cho chị Thủy mượn. Với chị Thủy, 20 triệu đồng đó không chỉ là một con số. Đó là ơn cao cả, như khi bước hoang mang trong tuyết lạnh, có người trao tới tay mình một nhúm than hồng…

Và nhờ cô, tôi cũng như rất nhiều đồng nghiệp của mình đã được cảm thụ sâu sắc về một nhân cách sống đầy yêu thương bình dị và rất đỗi chân thành, cũng đầy ắp nhiệt huyết và đam mê vì những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Một đóa hoa vẫn cứ bung nở, ngay cả khi không ai ngắm nhìn. Cô Hảo cũng chính là một trong triệu triệu đóa hoa như thế: Hết mình với sự nghiệp giáo dục, hết lòng với đồng nghiệp, tận tâm với học trò.

Cảm ơn cô Hiệu trưởng Hà Thị Hảo - một người chị, một người đồng nghiệp, một người truyền lửa không chỉ cho riêng tôi, mà chắc chắn đã, đang và sẽ sưởi ấm rất nhiều, rất nhiều người khác nữa!

Tác phẩm tham dự Cuộc thi viết “Vòng tay Công đoàn” lần thứ IV do Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức từ 30/10/2023 đến hết ngày 30/9/2024.

Cuộc thi nhằm tuyên truyền, cổ vũ những trường hợp đoàn viên, người lao động được tổ chức Công đoàn, cán bộ công đoàn chăm lo, bảo vệ thiết thực, hiệu quả; nhờ đó có sự thay đổi tích cực trong cuộc sống.

Thông qua bài viết nêu bật nỗ lực của tổ chức Công đoàn, cán bộ công đoàn trong việc thực hiện nhiệm vụ cốt lõi đại diện bảo vệ, chăm lo cho đoàn viên, người lao động; góp phần khẳng định Công đoàn Việt Nam đã, đang và sẽ mãi là chỗ dựa vững chắc, tin cậy, nơi gửi gắm niềm tin của đoàn viên, người lao động.

Mời độc giả xem thêm TẠI ĐÂY

Địa chỉ nhận tác phẩm dự thi: vongtaycongdoan.ldcd@gmail.com

Đồng chí Đoàn Văn Sự được bầu làm Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Đắk Nông Đồng chí Đoàn Văn Sự được bầu làm Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Đắk Nông

Đại hội Công đoàn tỉnh Đắk Nông lần thứ V diễn ra trong các ngày 9 và 10/10 đã thành công; đồng chí Đoàn Văn ...

Kỳ 1: Thầy giáo người Mạ giàu tình cảm và lương thiện Kỳ 1: Thầy giáo người Mạ giàu tình cảm và lương thiện

Có một câu thơ rất hay của nhà thơ Tố Hữu, rằng: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Quả đúng như vậy, cuộc ...

Kỳ 2: Khi thầy giáo nghèo ở Tây Nguyên làm... ông Bụt Kỳ 2: Khi thầy giáo nghèo ở Tây Nguyên làm... ông Bụt

Thầy K'Rang là công đoàn viên mẫu mực; tạo sự khích lệ và gợi mở cho sự phát triển và tiến bộ của người đồng ...

Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.

Tin tức khác

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Trong bối cảnh tổ chức lại bộ máy công đoàn theo hướng tinh gọn, hiệu quả, việc giữ nguyên mô hình ba cấp của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn đang trở thành một đề xuất nhận được nhiều sự quan tâm. Đại diện Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Hải Phòng nêu quan điểm tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 06b/NQ-TLĐ về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của UBKT công đoàn.
Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân năm 2025, ngoài công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên và người lao động, các cấp công đoàn thành phố Huế sẽ tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, tạo bước đệm giúp công nhân thích ứng với xu hướng lao động hiện đại, phát huy vai trò tiên phong trong phát triển kinh tế, xã hội.
Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Tối 28/3 tại Đà Nẵng đã diễn ra Liên hoan tiếng hát công nhân viên chức lao động Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) năm 2025 khu vực miền Trung. Sự kiện không chỉ là một hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc mà còn là nơi thể hiện tinh thần đoàn kết, niềm tự hào và khát vọng vươn xa của những người lao động mang trên mình màu áo VIMC.
Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Liên đoàn Lao động TP Hà Nội vừa phát động cuộc thi viết “Công nhân lao động Thủ đô suy nghĩ hay, hành động đẹp” – một sân chơi ý nghĩa, nhân văn và đầy cảm hứng cho hàng triệu lao động trên địa bàn Thủ đô.
Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Ngày 1/3/2025, ông Nguyễn Văn Đông - nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chính thức nghỉ hưu trước tuổi theo chủ trương tinh giản bộ máy.
Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Đồng chí Đỗ Đức Thiệm - Trưởng Ban Chính sách – Tuyên giáo – Nữ công, Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng cho rằng: Đây là lúc tổ chức Công đoàn phải đổi mới mạnh mẽ, để giai cấp công nhân thực sự trở thành lực lượng dẫn dắt kỷ nguyên mới.
Xem thêm