![]() |
Thủ đô Oslo của Na Uy đạt danh hiệu Thủ đô xanh châu Âu 2019. Ảnh: christiesrealestate |
1. Oslo, Na Uy
Ủy ban Châu Âu đã trao tặng cho Oslo danh hiệu Thủ đô xanh châu Âu năm 2019 vì những cam kết và nỗ lực cải thiện môi trường đô thị, nâng cao nhận thức về nhu cầu thay đổi môi trường ở thành phố.
Olso được biết đến là Thủ đô xe điện của thế giới. Ước tính, 60% phương tiện bán ra tại Olso trong nửa đầu 2018 là xe điện, 56% phương tiện giao thông công cộng trên toàn thành phố được cung cấp năng lượng tái tạo.
Ngoài ra, thành phố nỗ lực cải tiến làn đường dành cho xe đạp, cơ sở hạ tầng giao thông công cộng và môi trường sinh thái, bao gồm cả mạng lưới sông suối...
2. Vancouver, Canada
![]() |
Một góc nơi thành phố Vancouver. Ảnh: christiesrealestate |
Vancouver là một thành phố điển hình của chủ nghĩa môi trường: Lượng khí thải nhà kính thấp nhất ở Bắc Mỹ và hơn 300 tòa nhà được chứng nhận LEED - hệ thống tiêu chuẩn quốc tế về kiến trúc xanh.
Cư dân Vancouver sẽ được tận hưởng 200 không gian xanh, bao gồm Công viên Stanley, một trong những công viên đô thị lớn nhất thế giới.
Vancouver hướng tới việc cắt giảm đi lại bằng ô tô, thúc đẩy năng lượng tái tạo và thực thi các quy tắc xây dựng chặt chẽ hơn.
3. Copenhagen, Đan Mạch
![]() |
Thủ đô của Đan Mạch luôn được xếp hạng trong số các thành phố xanh nhất thế giới. Ảnh: Getty Images |
Copenhagen nổi tiếng về quy hoạch môi trường đô thị, các đường phố thân thiện với xe đạp và người đi bộ. Hơn 1/3 số người đi làm hoặc đi học bằng xe đạp. Dự kiến cuối năm 2019, tất cả xe buýt của thành phố sẽ chạy bằng điện.
Thành phố này cũng đi đầu trong việc thiết kế các tòa nhà thương mại thân thiện với môi trường, sử dụng năng lượng gió...
4. Amsterdam, Hà Lan
![]() |
Người dân thành phố Amsterdam ưa thích sử dụng xe đạp hơn xe hơi. Nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn của Amsterdam thích hợp với xe đạp và đi bộ.
Ngoài ra, đất nước Hà Lan nói chung, Amsterdam nói riêng, nổi tiếng với các giải pháp về năng lượng gió.
5. Zurich, Thụy Sĩ
![]() |
Hồ Zurich là một nơi hoàn hảo để ngâm mình vào một ngày hè. Ảnh: christiesrealestate |
Zurich cam kết mạnh mẽ trong việc giảm ô nhiễm từ các phương tiện và mức độ ô nhiễm không khí thấp. Thành phố đầu tư vào năng lượng tái tạo một cách hiệu quả; hệ thống xe điện, xe lửa, xe buýt, đường sắt giải quyết được nhu cầu đi lại nhanh chóng và giá cả phải chăng.
Zurich chú trọng đến các công viên tự nhiên, các khu vườn lớn - nơi có những hồ nước tuyệt đẹp.
6. Essen, Đức
![]() |
Thành phố Essen của Đức đặt mục tiêu cắt giảm lượng khí thải carbon dioxide xuống chỉ còn 40% vào năm 2020. Ảnh: Alamy |
Essen, ở thung lũng Ruhr của Đức có một sự chuyển đổi ngoạn mục, từ thị trấn của than và thép trở thành một trong những thành phố xanh nhất thế giới.
Đạt danh hiệu Thủ đô xanh châu Âu vào năm 2017, Essen rất hiệu quả trong quy hoạch khu vực đô thị xanh, đa dạng sinh học, quản lý chất thải. Theo báo cáo của Ủy ban châu Âu, mục tiêu của thành phố là cắt giảm lượng khí thải carbon dioxide đến 40% vào năm 2020.
Essen có một hệ thống giao thông công cộng nổi bật và làn đường dành cho xe đạp đã được mở rộng trên toàn thành phố.
Ngoài ra, du khách đến với Essen sẽ bị mê hoặc bởi những di sản văn hóa, lịch sử nơi đây.
7. Sydney, Úc
![]() |
Sydney có một số bãi biển đẹp nhất thế giới. Ảnh: Getty Images |
Một phần trong tầm nhìn của thành phố là giảm lượng khí thải và tạo ra nhiều khu vực dành cho người đi bộ và các tuyến giao thông, nối với vùng ngoại ô.
Thành phố đang xây dựng nhiều hơn các không gian xanh bên ngoài như công viên và khu vườn. Họ từng biến một bến container bê tông thành Khu bảo tồn Barangaroo, nơi người dân địa phương có thể đi bộ, đạp xe và dã ngoại. Trong khi đó, Công viên Trung tâm Sydney đã được chuyển đổi thành một khu rừng đô thị tuyệt đẹp, với những khu vườn thẳng đứng bao quanh các tòa nhà thấp, nơi có khoảng 38.000 thực vật.
![]() |
![]() |
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
