Mỗi công nhân là tuyên truyền viên bảo vệ môi trường
Đời sống

Mỗi công nhân là tuyên truyền viên bảo vệ môi trường

MINH ANH
Tác giả: MINH ANH
Đại diện Công đoàn Công ty Môi trường đô thị Hà Nội (URENCO) cho biết, tại Việt Nam hiện tại có 42% rác thải nhựa chưa được quản lý đúng quy định.

Cần có chế tài để tái chế nhựa bền vững

Chia sẻ tại Diễn đàn Công nhân lao động vì môi trường, chiều 29/3, bà Hoàng Thị Bích Hạnh - Phó Chủ tịch Công đoàn Công ty URENCO nêu những khó khăn trong công tác thu gom rác thải nhựa hiện nay trên địa bàn TP Hà Nội.

Theo bà Hạnh, rác thải nhựa thường cồng kềnh, khó vận chuyển và lưu kho. Lực lượng thu gom hiện đang hoạt động tự phát, phân tán. Bên cạnh đó, nhận thức của cộng đồng trong việc phân loại rác và sử dụng vật phẩm tái chế còn hạn chế...

"Chúng tôi còn gặp khó khăn trong công tác tái chế bởi chi phí tái chế nhựa thường cao hơn chi phí sản xuất nhựa nguyên sinh...", bà Hạnh cho biết.

Mỗi công nhân là tuyên truyền viên bảo vệ môi trường

Bà Hoàng Thị Bích Hạnh - Phó Chủ tịch Công đoàn Công ty URENCO. Ảnh: Thái Sơn

Theo bà Hạnh, tại Việt Nam hiện có 42% rác thải nhựa chưa được quản lý đúng quy định. Vì vậy, cần phải tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân kỹ trước khi triển khai thực hiện tái chế nhựa, có chế tài cụ thể để người dân tham gia một cách bền vững. Ngoài ra, cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện công tác tái chế nhựa, chẳng hạn như giảm thuế VAT.

Đại diện Công đoàn Công ty URENCO đưa ra quan điểm mỗi đoàn viên, công nhân lao động chính là tuyên truyền viên bảo vệ môi trường. “Công nhân vừa thu gom, vừa giải thích, vận động cho người dân tập kết rác đúng quy định, đúng giờ…”, bà Hạnh nói.

Chị Ninh Thị Loan - công nhân URENCO 2 chia sẻ, công ty đã trang bị những tờ rơi, áp phích để công nhân hướng dẫn, tuyên truyền đến từng khách hàng về giờ giấc, quy định thu gom rác.

"Chúng tôi cũng gặp nhiều khó khăn vì phải liên tục tuyên truyền để cho mọi người nhận thức rõ quy trình. Chúng tôi mong người dân cùng phối hợp trong công tác bảo vệ môi trường để công nhân môi trường bớt vất vả và môi trường sống của người dân được sạch sẽ hơn", chị Loan cho biết.

Mỗi công nhân là tuyên truyền viên bảo vệ môi trường
Công nhân vệ sinh môi trường là tuyên truyền viên trong việc vận động người dân chung tay bảo vệ môi trường. Ảnh: Tô Thế

Ông Vũ Văn Minh - Trưởng Ban Chính sách pháp luật và Quan hệ lao động, Công đoàn Điện lực Việt Nam cho biết, trong quá trình vận hành hệ thống điện, cán bộ, công nhân lao động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) luôn tuân thủ quy định bảo vệ môi trường, các chất thải nguy hại được thu gom, quản lý và xử lý đúng quy định.

Bên cạnh đó, việc phân loại chất thải được cán bộ, công nhân lao động tại các đơn vị phân loại ngay khi không còn khai thác, sử dụng. Việc lựa chọn đơn vị vận chuyển chất thải, đơn vị tiêu hủy chất thải được thực hiện nghiêm ngặt, đúng quy định. Tất cả các đơn vị đều bố trí người làm công tác môi trường.

Với ý thức của người lao động ngành Điện lực, việc phân loại, quản lý, bán thanh lý các chất thải trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam luôn đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.

Theo Báo cáo của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) năm 2018, khối lượng sản phẩm nhựa sản xuất hàng năm đã tăng gấp 20 lần trong 50 năm qua và dự kiến sẽ tăng gấp đôi trong 20 năm tới và được dự báo tới 1.124 triệu tấn nhựa vào năm 2025. Rác thải nhựa đã tác động không nhỏ đến các hoạt động kinh tế - xã hội, hoạt động dân sinh.

Mỗi công nhân là tuyên truyền viên bảo vệ môi trường

Ông Dương Trung Thành - Chủ tịch Công đoàn Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, nếu thế kỷ 20 là kỷ nguyên cách mạng của ngành nhựa khi sản xuất quá nhiều sản phẩm từ nhựa, thì thế kỷ 21 là lúc phải đối mặt với những hậu quả của nó.

Mỗi công nhân là tuyên truyền viên bảo vệ môi trường
Ông Dương Trung Thành - Chủ tịch Công đoàn Bộ Tài nguyên và Môi trường. Ảnh: Tô Thế

"Quản lý không đúng cách, thiếu thông tin về tác động tiêu cực của nó và việc sử dụng vô trách nhiệm cũng như việc xả rác các sản phẩm nhựa đã biến hành tinh này thành “hành tinh nhựa”. Nó không chỉ làm ô nhiễm hệ sinh thái trên cạn mà còn làm ô nhiễm đại dương của chúng ta. Với tốc độ tăng trưởng nhanh về kinh tế - xã hội thì vấn đề ô nhiễm môi trường là điều không thể tránh khỏi", ông Dương Trung Thành nhấn mạnh.

Công đoàn tiếp tục truyên truyền về bảo vệ môi trường

Ông Đỗ Đức Việt - Ban Quan hệ lao động, Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết, trong những năm qua, các cấp công đoàn đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho không chỉ đoàn viên và người lao động mà còn hướng tới các chủ doanh nghiệp trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm, hợp lý tài nguyên thiên nhiên, chống rác thải nhựa.

Tổng LĐLĐ Việt Nam đã thường xuyên có văn bản chỉ đạo hướng dẫn các cấp công đoàn thực hiện và tổ chức nhiều hoạt động đa dạng như mít tinh, hội thảo, triển lãm, phát động phong trào bảo vệ rừng, trồng và chăm sóc cây xanh, tiết kiệm năng lượng, nâng cao ý thức giữ gìn, sử dụng tiết kiệm nguồn nước, tu bổ nâng cấp các công trình cấp nước sạch và vệ sinh môi trường…

Mỗi công nhân là tuyên truyền viên bảo vệ môi trường
Ông Đỗ Đức Việt - Ban Quan hệ lao động, Tổng LĐLĐ Việt Nam. Ảnh: Tô Thế

Hoạt động giám sát về bảo vệ môi trường từng bước hoàn thiện ở các LĐLĐ địa phương và Công đoàn ngành. Các đơn vị đã thành lập các đầu mối quản lý môi trường nhằm góp phần nâng cao năng lực giám sát và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

"Trong thời gian tới, Tổng LĐLĐ Việt Nam sẽ tiếp tục quan tâm chỉ đạo các cấp công đoàn tăng cường hơn nữa các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đoàn viên và người lao động về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; huy động và tăng cường nguồn lực cho hoạt động bảo vệ môi trường, góp phần cùng doanh nghiệp giải quyết các vấn đề môi trường, thúc đẩy tăng trưởng, tạo thu nhập và việc làm bền vững cho người lao động", ông Việt nói.

Ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đang là những vấn đề cấp bách và được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm. Kể từ khi Ban Chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết số 24-NQ/TW về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, đến nay sau 10 năm, công tác này đã và đang đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Để làm được như Nghị quyết 24 đặt ra, cần đẩy mạnh tuyên truyền hoạt động bảo vệ môi trường tới mọi tầng lớp Nhân dân, trong đó đoàn viên công đoàn là lực lượng xung kích, đi đầu trong các hoạt động bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, và tại địa phương nơi ở.

Thu gom vỏ hộp, lan toả sống xanh và hành trình TH chung tay bảo vệ môi trường Thu gom vỏ hộp, lan toả sống xanh và hành trình TH chung tay bảo vệ môi trường

Chương trình nhằm khuyến khích khách hàng của TH thực hiện các hành động tích cực, thu gom và tái chế vỏ hộp sữa đã ...

Nỗi vất vả, nhọc nhằn của công nhân vệ sinh môi trường Nỗi vất vả, nhọc nhằn của công nhân vệ sinh môi trường

Đã có nhiều bài viết về người lao động (NLĐ) vệ sinh môi trường ở các đô thị. Hầu hết đều phản ánh những nỗi ...

Công đoàn góp phần bảo vệ môi trường Công đoàn góp phần bảo vệ môi trường

Những hàng cây mang tên “Công đoàn Hà Tĩnh” có ý nghĩa xã hội thiết thực, được đoàn viên, người lao động tích cực hưởng ...

Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Khi pháp luật thôi là rào cản, mà trở thành điểm tựa, người công nhân sẽ không còn là người “thi hành ý tưởng” mà có thể là người “khởi xướng đổi mới”. Chính sách pháp lý ấy, nếu được thực thi đúng đắn sẽ đưa tầng lớp lao động bước vào vai trò trung tâm của cuộc cách mạng đổi mới quốc gia.
Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Việc Chính phủ được đề nghị phân bổ tối thiểu 3% ngân sách nhà nước cho khoa học – công nghệ và nâng dần lên 2% GDP, là bước chuyển từ “lời nói” thành “hành động”. Đây là tín hiệu cho thấy, Nhà nước đang xác lập một ưu tiên quốc gia mới và ưu tiên ấy không chỉ dành cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm cao cấp mà còn dành cho công nhân, kỹ sư, người lao động nơi xưởng máy, công trình, đồng ruộng.
“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Từ ruộng đồng đến nhà máy, từ làng quê đến khu công nghiệp, hàng triệu công nhân và người lao động Việt Nam đang từng ngày nỗ lực vươn lên bằng chính sức mình.

Tin tức khác

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

Hà Nội đang nỗ lực mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển và gia tăng nguồn cung cấp nhà ở cho người lao động thu nhập thấp. Trong bối cảnh này, 7 dự án nhà ở xã hội đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

Người lao động xếp hàng mua vàng ngày vía Thần tài, cầu lộc đầu năm

Với mong muốn mua vàng vào ngày vía Thần tài (mùng 10 tháng Giêng hàng năm) sẽ mang lại may mắn, tài lộc, nhiều người lao động đã xếp hàng dài tại các cửa hàng vàng bạc đá quý, tranh thủ giờ nghỉ để kịp "rước lộc" về nhà.

Công nhân trở lại làm việc sau Tết Nguyên đán 2025 với tỷ lệ cao

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, không khí lao động sản xuất đã sôi động trở lại trên khắp các nhà máy, xí nghiệp.

Về Tết

Trằn trọc. Đêm nay thật dài. Sáng sớm mai mình sẽ về quê. Sao anh ấy có thể ngủ nhỉ? Mà không phải chạy vạy lo lắng các thứ nữa thì ngủ ngon chứ sao…

Công nhân trở lại làm việc: Mong một năm mới tốt đẹp!

Từ tối ngày 1/2 (mùng 4 Tết) cho đến hôm nay (2/2, mùng 5 Tết), dòng người ở các tỉnh miền Tây bắt đầu quay trở lại các tỉnh Đông Nam Bộ để làm việc sau kỳ nghỉ Tết.

Ngày Tết trên cảng biển Chân Mây

Đêm giao thừa Tết Ất Tỵ, trời Huế mưa rét căm căm. Nhưng sáng mùng Một, biển Chân Mây bừng lên sắc xuân, trời quang, nắng ấm. Đúng thời khắc ấy, du thuyền hạng sang Celebrity Solstice chở hơn 3.000 du khách quốc tế cập cảng. Anh công nhân Lê Dũng, trong bộ đồ lao động đã sờn, sẵn sàng cho công việc đầu tiên của năm mới.
Xem thêm