Dự buổi lễ có Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng; các nguyên Chủ tịch nước: Nguyễn Minh Triết, Trương Tấn Sang, Nguyễn Xuân Phúc; nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; cùng lãnh đạo các Bộ ngành Trung ương, đại diện các tỉnh, thành vùng ĐBSCL và địa phương.
![]() |
Các đại biểu tham dự lễ kỷ niệm. Ảnh: Baoangiang. |
Trước đó, vào sáng cùng ngày, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, dâng hương tưởng niệm tại Di tích Quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng ở xã Mỹ Hòa Hưng, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang.
Cùng tham gia Đoàn có các nguyên Chủ tịch nước: Nguyễn Minh Triết, Trương Tấn Sang, Nguyễn Xuân Phúc. Dự lễ dâng hương có nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và tỉnh An Giang - quê hương Chủ tịch Tôn Đức Thắng. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi vòng hoa tưởng niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng.
![]() |
Một tiết mục văn nghệ tại lễ kỷ niệm. Ảnh: Baoangiang. |
Chủ tịch Tôn Đức Thắng sinh ngày 20/8/1888 tại cù lao Ông Hổ (thuộc làng An Hòa, tổng Định Thành nay là xã Mỹ Hòa Hưng, TP.Long Xuyên, tỉnh An Giang) trong một gia đình giàu truyền thống yêu nước.
Với lòng yêu nước nồng nàn, khi làm công nhân, ông đã thành lập Công hội bí mật-tổ chức công hội đầu tiên của giai cấp công nhân nước ta. Ông đã lãnh đạo, tổ chức nhiều cuộc đấu tranh; điển hình là cuộc bãi công ở Ba Son, đánh dấu bước phát triển mới về tính tổ chức của giai cấp công nhân Việt Nam.
Tại Sài Gòn, ông tham gia Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (một tổ chức tiền thân của Đảng ta) và nhanh chóng mở rộng phạm vi hoạt động ra các tỉnh lân cận. Cuối năm 1929, ông bị thực dân Pháp bắt giam và đày ra Côn Đảo. Dù chịu cực hình tàn bạo của chế độ nhà tù thực dân, nhưng ông vẫn luôn giữ trọn khí tiết và niềm tin vào con đường cách mạng, đồng thời cùng với những chiến sĩ trung kiên khác “biến nhà tù thành trường học Cộng sản” và thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ở Côn Đảo.
![]() |
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trao quà của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tặng Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh An Giang. Ảnh: Baoangiang. |
Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, từ Côn Đảo trở về, ông tích cực tham gia ngay cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Năm 1946, ông được điều động ra Hà Nội công tác bên cạnh Bác Hồ, sau đó được Trung ương Đảng giao nhiều trọng trách quan trọng. Tại Kỳ họp thứ Nhất Quốc hội khóa II (tháng 7/1960), ông được bầu làm Phó Chủ tịch nước. Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh mất, tại Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa III, ông được bầu làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chủ tịch Tôn Đức Thắng là nhà lãnh đạo tiêu biểu cho tư tưởng đại đoàn kết của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; tấm gương về tinh thần yêu nước, lòng trung thành tuyệt đối, sự tận tụy và đạo đức cách mạng trong sáng, mẫu mực.
![]() |
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN. |
Với 92 tuổi đời, 70 năm hoạt động cách mạng, Chủ tịch Tôn Đức Thắng có công lao to lớn đối với cách mạng Việt Nam, với phong trào cộng sản, công nhân quốc tế, góp phần vun đắp tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới. Chủ tịch Tôn Đức Thắng được Đảng, Nhà nước tặng Huân chương Sao Vàng; Đoàn Chủ tịch Xô-viết tối cao Liên Xô tặng Huân chương Lê-nin; Ủy ban Giải thưởng quốc tế trao tặng Giải “Vì hòa bình và hữu nghị giữa các dân tộc”; và nhiều phần thưởng, danh hiệu cao quý khác.
Đồng chí Lê Hồng Quang, Bí thư Tỉnh ủy An Giang cho biết, trải qua hơn 93 năm từ khi có Đảng Cộng sản lãnh đạo, Đảng bộ và nhân dân An Giang kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc; noi gương Chủ tịch Tôn Đức Thắng, luôn đoàn kết, phấn đấu hoàn thành tốt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng.
Từ tỉnh thiếu lương thực trong những năm 1975 sau giải phóng, đến nay, An Giang trở thành một trong các tỉnh đứng đầu cả nước về sản lượng nông nghiệp, góp phần quan trọng đảm bảo an ninh lương lực quốc gia và xuất khẩu.
Lễ kỷ niệm lần này là dịp để chúng ta càng thêm kính trọng, bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Người - một chiến sĩ cách mạng kiên trung của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế; người bạn chiến đấu thân thiết của Chủ tịch Hồ Chí Minh; nhà lãnh đạo mẫu mực của Đảng, đã hiến dâng cả cuộc đời cho độc lập dân tộc...
Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20.8.1888 - 20.8.2023), sáng 19-/8, LĐLĐ TP HCM phối hợp với UBND thành phố và Báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức lễ trao Giải thưởng Tôn Đức Thắng lần thứ 23 năm 2023. Giải thưởng Tôn Đức Thắng là giải thưởng cấp thành phố, ra đời từ năm 1999 nhằm tôn vinh những kỹ sư, công nhân có phẩm chất tốt đẹp, là hạt nhân trong phong trào lao động giỏi, lao động sáng tạo, góp phần xây dựng chuẩn mực công nhân trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sau 23 lần tổ chức, giải thưởng cao quý này đã vinh danh 242 cá nhân tiêu biểu. Đó là những kỹ sư, công nhân ưu tú trực tiếp sản xuất ở các lĩnh vực quan trọng của TP HCM như: điện công nghiệp - điện tử, cơ khí - chế tạo máy, công nghệ thông tin, nông nghiệp công nghệ cao, hóa học, xây dựng, chế biến lương thực - thực phẩm... |
![]() Đời công nhân cạo mủ chúng em vất vả lắm! Dậy từ nửa đêm, lúc 1-2 giờ sáng, có khi sớm hơn. Cái mủ cao ... |
![]() Ngày 2/8, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định về việc giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ 2021-2026. Người được ... |
![]() Cô Nguyễn Thị Duy Hoà, Trường Tiểu học Hoà Bắc, huyện Hoà Vang, TP Đà Nẵng không chỉ biết đến là giáo viên dạy giỏi ... |
Tin mới hơn

Giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam: Trụ cột trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Người đảng viên bước ra từ những con đường sạch

20 năm giữ nguồn nước sạch: Chuyện về một đảng viên tận tâm
Tin tức khác

Hết mình với nghề, tận tâm với Đảng

Người đảng viên gần hai thập kỷ gắn bó với ngành in
Nữ đảng viên 9x và những sáng tạo không ngừng
Gương sáng người Đảng viên kỹ sư Dầu khí nơi đầu sóng Đại Hùng
Khát vọng vươn lên từ sự dìu dắt của Đảng
