
3 dịp nghỉ lễ sắp tới người lao động không được nghỉ bù |
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành văn bản số 2450/VPCP-KGVX gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) về đề xuất hoán đổi ngày làm việc dịp lễ Chiến thắng 30/4 và Quốc tế lao động 1/5/2024.
Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đồng ý việc hoán đổi ngày làm việc bình thường, nghỉ ngày thứ Hai (29/4/2024), trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay và làm bù ngày khác.
Đối với công chức, viên chức, ngày làm việc 29/4 sẽ chuyển sang làm bù vào thứ Bảy, ngày 4/5.
Theo đó, công chức, viên chức được nghỉ 5 ngày liên tục từ thứ Bảy, ngày 27/4 đến hết thứ Tư, ngày 1/5/2024.
![]() |
Người lao động chính thức được nghỉ 5 ngày liên tiếp dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5/2024. Ảnh minh họa: IT |
Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH thông báo cho các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, người lao động về lịch nghỉ dịp lễ 30/4 và 1/5/2024.
Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu các cơ quan, đơn vị thực hiện lịch nghỉ dịp 30/4 - 1/5 phải bố trí sắp xếp các bộ phận làm việc hợp lý để giải quyết công việc liên tục, bảo đảm tốt công tác phục vụ tổ chức, Nhân dân, trong đó lưu ý cử cán bộ, công chức ứng trực xử lý những công việc đột xuất, bất ngờ có thể xảy ra.
Các cơ quan, đơn vị không thực hiện lịch nghỉ cố định thứ Bảy, Chủ nhật hằng tuần thì căn cứ vào chương trình, kế hoạch cụ thể của đơn vị để bố trí lịch nghỉ cho phù hợp, theo đúng quy định của pháp luật.
Trước đó, sáng 11/4, Bộ LĐ-TB&XH đã có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ xem xét phương án hoán đổi ngày làm việc 29/4 để nối liền 5 ngày nghỉ dịp lễ 30/4-1/5.
Trong tờ trình, lãnh đạo Bộ LĐ-TB&XH cho biết, phương án hoán đổi được đưa ra sau khi lấy ý kiến và tổng hợp từ 15 Bộ, cơ quan liên quan. Đến nay, có 13 bộ, cơ quan có ý kiến tham gia, 100% nhất trí với phương án do Bộ LĐ-TB&XH đề xuất.
Trước đó, Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng tiến hành khảo sát, lấy ý kiến qua mạng xã hội đối với 3.590 cán bộ công đoàn và người lao động về đề xuất hoán đổi ngày làm việc dịp lễ 30/4 và 1/5/2024. Kết quả cho thấy, có 3.129 lượt bình chọn hoán đổi (chiếm 87%), 302 lượt bình chọn phương án không hoán đổi (chiếm 8%), còn lại là các đề xuất khác.
Tổng LĐLĐ Việt Nam cho rằng, việc bố trí hoán đổi ngày làm việc sẽ giúp cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ 4 đến 5 ngày liên tục, có điều kiện giải trí, nghỉ ngơi và tái tạo sức lao động để làm việc tốt hơn. Việc này cũng góp phần giúp kích cầu du lịch, tiêu dùng xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, việc hoán đổi này cũng không làm thay đổi quỹ thời gian làm việc của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị Bộ LĐ-TB&XH xác định ngày làm việc bù cho ngày thứ Hai (29/4/2024) và hướng dẫn về tiền lương của ngày làm việc bù, nếu ngày làm việc bù thực hiện vào ngày nghỉ hằng tuần, để bảo đảm quyền lợi của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
Theo Khoản 1 Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau: - Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%; - Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%; - Vào ngày nghỉ lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày. Như vậy, nếu người lao động làm việc thêm giờ vào ngày nghỉ hàng tuần sẽ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc ít nhất bằng 200%. Công thức tính lương thêm ngoài giờ được quy định tại Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP cụ thể như sau: Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian: Tiền lương làm thêm giờ = (Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường) x (Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300%) x (Số giờ làm thêm). Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm: Tiền lương làm thêm giờ = (Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường) x (Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300%) x (Số sản phẩm làm thêm). |
![]() Bộ Nội vụ nhất trí với đề xuất của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc hoán đổi ngày làm việc ... |
![]() Kết khảo sát, lấy ý kiến trên mạng xã hội của Tổng LĐLĐ Việt Nam cho thấy, 87% bình chọn hoán đổi ngày làm việc ... |
![]() Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị xác định ngày làm việc bù cho ngày thứ Hai và cách tính lương ngày làm ... |
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
