Việc làm - tuyển dụng

Chất lượng nguồn nhân lực thấp làm giảm năng lực cạnh tranh của nền kinh tế

MINH ANH - YẾN NHI
Tác giả: MINH ANH - YẾN NHI
Chất lượng nguồn nhân lực thấp dẫn tới năng suất lao động ở các ngành nghề trong nước dù đã được cải thiện nhưng vẫn thấp hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực. Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ sẽ không còn là yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh và thu hút đầu tư nước ngoài.

Tại Hội thảo khoa học quốc gia "Lao động, việc làm và hoạt động đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong kỷ nguyên số" do Trường Đại học Công đoàn tổ chức hôm 17/11, PGS.TS Mạc Văn Tiến, Viện trưởng Viện Khoa học giáo dục và Quản lý kinh tế cho rằng chất lượng nguồn nhân lực là một trong những nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, nhất là trong thời đại 4.0.

Lao động có trình độ hiện đang chiếm tỉ lệ thấp

Theo PGS.TS Mạc Văn Tiến, chất lượng nguồn nhân lực thấp dẫn tới năng suất lao động dù đã được cải thiện nhưng vẫn thấp hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực. Tỉ lệ lao động qua đào tạo của Việt Nam hiện còn quá thấp, chỉ chiếm 25% - 26% tổng lực lượng lao động.

Báo cáo của Tổ chức Năng suất châu Á năm 2021 cho thấy năng suất lao động của Việt Nam thấp hơn Singapore 26 lần, Malaysia 7 lần và Thái Lan 3 lần. Vì vậy, phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động, nhất là lao động trẻ, là yêu cầu cấp thiết.

Chất lượng nguồn nhân lực thấp làm giảm năng lực cạnh tranh của nền kinh tế
Tỉ lệ lao động qua đào tạo của Việt Nam hiện còn quá thấp, chỉ chiếm 25% - 26% tổng lực lượng lao động. Ảnh minh họa: IT

Theo TS. Vũ Thị Loan, Phó Vụ trưởng Vụ Đoàn thể Nhân dân - Ban Dân vận Trung ương, từ năm 2020 - 2022, thị trường lao động Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19. Đến quý II/2022, cả nước vẫn còn hơn 8 triệu người từ 15 tuổi trở lên chịu tác động tiêu cực của đại dịch này. Trong đó, 0,4 triệu người bị mất việc; 0,5 triệu người không tìm được việc làm; 2,2 triệu người phải tạm nghỉ, tạm dừng hoạt động sản xuất - kinh doanh; 2,4 triệu người bị cắt giảm giờ làm hoặc buộc phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên và 6,5 triệu lao động bị giảm thu nhập.

Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đánh giá việc phục hồi của thị trường lao động toàn cầu đang bị đe dọa bởi những cuộc khủng hoảng đang diễn ra. Theo TS Vũ Thị Loan, dù thị trường lao động Việt Nam có xu hướng phục hồi và phát triển nhưng vẫn tồn tại một số hạn chế.

Cụ thể, chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu thị trường. Tỉ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ chỉ chiếm 26,2% lực lượng lao động, trong đó tỉ lệ người từ 15 tuổi trở lên có chuyên môn kỹ thuật từ sơ cấp trở lên ở khu vực thành thị đạt xấp xỉ 39%, khu vực nông thôn gần 20%. Tỉ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ cả nước là 24,1%. Điều này cho thấy trình độ chuyên môn, tay nghề và kỹ năng của lao động Việt Nam chưa thể đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp (DN) và thị trường lao động.

"Tỉ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ dù đã tăng dần qua các năm nhưng vẫn có sự chênh lệch giữa khu vực thành thị và nông thôn. Mất cân đối cung cầu còn thể hiện ở tình trạng người lao động làm việc không phù hợp với ngành nghề được đào tạo, không phù hợp giữa cấp bậc chuyên môn kỹ thuật và ngành nghề đào tạo với nhu cầu của thị trường" - TS. Vũ Thị Loan nhận xét.

Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Các chuyên gia cho rằng trong bối cảnh khoa học và công nghệ ngày càng phát triển, người lao động có trình độ, kỹ năng hạn chế sẽ chịu tác động mạnh hơn và nguy cơ mất việc cũng cao hơn. Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ sẽ không còn là yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh và thu hút đầu tư nước ngoài. Việt Nam có thể sẽ phải chịu sức ép về việc giải quyết việc làm và đối mặt tình trạng gia tăng tỉ lệ thất nghiệp hoặc thiếu việc làm vì quy mô dân số lớn nhưng chất lượng lao động chưa cao.

Theo Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh, để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, phải phát triển nguồn nhân lực có chất lượng, kỹ năng. Đây cũng là một trong những đột phá chiến lược để phát triển đất nước trong thời gian tới.

Thời gian qua, Việt Nam đã và đang tập trung đề ra nhiều giải pháp đẩy mạnh nguồn nhân lực, chất lượng nguồn nhân lực, trong đó có nhiều giải pháp trọng tâm. Song song với việc đẩy nhanh thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Việt Nam còn hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút các nhà đầu tư; cả DN, người sử dụng lao động cũng tích cực tham gia hoạt động đào tạo, phát triển kỹ năng nghề.

Bên cạnh việc xây dựng các mô hình gắn kết giáo dục nghề nghiệp với DN và thị trường lao động theo từng vùng, từng địa phương phù hợp từng nhóm đối tượng, trong đó chú trọng đối tượng đặc thù, Việt Nam còn đẩy mạnh dự báo nhu cầu đào tạo nghề nghiệp, nhất là ngành nghề khoa học - kỹ thuật công nghệ, ưu tiên công nghệ thông tin, công nghệ mới, công nghệ cao.

"Việc sắp xếp, tổ chức mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, linh hoạt, hiện đại, dễ tiếp cận, đa dạng về loại hình và hình thức, phân bổ hợp lý cả về cơ cấu ngành, trình độ vùng miền giúp chúng ta đủ khả năng đáp ứng nhu cầu về đào tạo nhân lực chất lượng cao" - Thứ trưởng Lê Văn Thanh nhìn nhận.

TS. Lê Mạnh Hùng, Hiệu trưởng Trường Đại học Công đoàn, nhấn mạnh việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao được xem là yếu tố quan trọng, nòng cốt bảo đảm cho nền kinh tế phát triển, hội nhập sâu rộng, bền vững, ổn định.

"Trong rất nhiều giải pháp đưa ra để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, việc nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo được xem là nhiệm vụ then chốt, trọng yếu nhằm xây dựng, phát triển nguồn nhân lực nói chung, nguồn nhân lực chất lượng cao nói riêng, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư" - ông Lê Mạnh Hùng kỳ vọng.

Việt Nam cần “nâng tầm, tăng chất Việt Nam cần “nâng tầm, tăng chất" lực lượng lao động

Hiện nay, Việt Nam đang "chập chững" bước vào giai đoạn hậu "dân số vàng", tiềm ẩn nhiều thách thức, bên cạnh đòi hỏi bức ...

Doanh nghiệp bất động sản cắt giảm 50 % lực lượng lao động Doanh nghiệp bất động sản cắt giảm 50 % lực lượng lao động

Theo HoREA (Ho Chi Minh City Real Estate Association - Hiệp hội Bất động sản TP.HCM), một số tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản ...

Tin mới hơn

Chinh phục nhà tuyển dụng: Bí kíp săn việc tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội

Chinh phục nhà tuyển dụng: Bí kíp săn việc tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội

Trong bối cảnh thị trường lao động Hà Nội luôn sôi động nhưng cũng đầy cạnh tranh, việc tìm kiếm một công việc phù hợp không hề dễ dàng. Nhiều năm nay, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội đã trở thành địa chỉ tin cậy, là cầu nối hiệu quả giữa người lao động và doanh nghiệp. Tuy nhiên, để "săn việc" thành công tại đây, người lao động cần trang bị những kỹ năng và chiến lược nhất định.

Hơn 14.000 vị trí việc làm đầu Xuân cho người lao động ở Huế

Đầu năm 2025, có 35 đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Huế đăng ký tuyển sinh, tuyển dụng với hơn 14.200 người, ở các trình độ từ lao động phổ thông đến đại học trở lên.

Cẩn trọng “sàng lọc” thông tin tuyển dụng lao động sau Tết

Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đã qua, thị trường lao động như được “hâm nóng” với hàng loạt thông tin tuyển dụng từ các doanh nghiệp. Đây là thời điểm lý tưởng để người lao động tìm kiếm cơ hội việc làm mới, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro khi thông tin tuyển dụng thật - giả tràn lan.

Tin tức khác

Lương tổng công trình sư về vũ khí tối đa có thể lên đến 220 triệu/tháng

Bộ Quốc phòng đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định quy định một số chính sách đối với cơ sở công nghiệp quốc phòng, an ninh nòng cốt và chế độ, lương cho người lao động tại các cơ sở này.

Hà Nội: Hàng ngàn cơ hội việc làm mở ra cho chiến sĩ nghĩa vụ công an

Sáng 16/1/2025, phiên giao dịch việc làm chuyên đề dành cho chiến sĩ nghĩa vụ thuộc Công an TP Hà Nội đã diễn ra sôi động trên toàn hệ thống sàn giao dịch việc làm của thành phố, thu hút đông đảo sự quan tâm của các chiến sĩ sắp hoàn thành nghĩa vụ và những người đã xuất ngũ.
Công ty CP Đầu tư BVN Quảng Bình tuyển 82 lao động với nhiều vị trí việc làm

Công ty CP Đầu tư BVN Quảng Bình tuyển 82 lao động với nhiều vị trí việc làm

Để đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất và kinh doanh, Công ty CP Đầu tư BVN Quảng Bình tại xã Phú Định (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) có thông báo tuyển dụng 82 lao động với 20 vị trí việc làm.
NVIDIA tuyển dụng nhiều vị trí tại Việt Nam - cơ hội lớn cho nhân tài công nghệ

NVIDIA tuyển dụng nhiều vị trí tại Việt Nam - cơ hội lớn cho nhân tài công nghệ

NVIDIA, công ty công nghệ hàng đầu thế giới trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ đồ họa, đang mở rộng tuyển dụng tại Việt Nam. Đây là cơ hội để các kỹ sư phần mềm, chuyên gia AI, và những tài năng công nghệ tham gia vào các dự án quy mô toàn cầu của NVIDIA.
Công ty Cổ phần Kim Long Motor Huế tuyển dụng 1.000 lao động

Công ty Cổ phần Kim Long Motor Huế tuyển dụng 1.000 lao động

Là doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Công ty Cổ phần Kim Long Motor Huế vừa thông báo tuyển dụng 1.000 lao động, với 46 vị trí việc làm cho người lao động trong và ngoài tỉnh.
5.000 cơ hội việc làm, mở rộng cánh cửa tương lai cho sinh viên

5.000 cơ hội việc làm, mở rộng cánh cửa tương lai cho sinh viên

Ngày 30/11/2024, “Ngày hội việc làm sinh viên HUBT năm 2024” diễn ra tại Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT), mang đến không khí sôi động với sự tham gia của 100 doanh nghiệp và gần 6.000 sinh viên. Sự kiện đã mở ra 5.000 cơ hội việc làm, tạo cầu nối quan trọng giữa sinh viên và các nhà tuyển dụng.
Xem thêm