Báo cáo "Vietnam at a glance: Nâng cấp lực lượng lao động" do HSBC Việt Nam công bố có nhiều thông tin đáng chú ý về thị trường lao động của Việt Nam; những nhận định, dự báo cho tương lai gần khi những gián đoạn do đại dịch Covid-19 giờ đã tạm nằm lại ở phía sau.
Theo báo cáo này, Việt Nam đang "chập chững" bước vào giai đoạn hậu "dân số vàng", tiềm ẩn nhiều thách thức như nhu cầu trên các thị trường suy giảm, lạm phát tiếp tục tăng lên...; bên cạnh đòi hỏi bức thiết là phải "nâng tầm, tăng chất" của lực lượng lao động để tiếp tục tạo động lực duy trì đà tăng trưởng.
![]() |
Các hoạt động kinh tế phục hồi trên diện rộng ở Việt Nam đã góp phần cải thiện tình hình thị trường lao động và cho thấy dấu hiệu nền kinh tế trong nước đang trên đà lấy lại phong độ toàn diện. Ảnh minh họa: IT |
Theo báo cáo trên, sau khi Việt Nam mở cửa trở lại từ tháng 3, thị trường lao động đã phục hồi mạnh mẽ. Tỷ lệ thất nghiệp quý 3/2022 ở mức 2,28%, tỷ lệ thấp chưa từng thấy kể từ khi đại dịch Covid-19 xảy ra. Lực lượng lao động đạt 51,9 triệu người và tỷ lệ tham gia lực lượng lao động đạt 68,7% tính đến cuối quý 3/2022, tiếp nối đà tăng trưởng kể từ thời điểm giãn cách xã hội trong quý 3/2021.
Các hoạt động kinh tế phục hồi trên diện rộng ở Việt Nam đã góp phần cải thiện tình hình thị trường lao động và cho thấy dấu hiệu nền kinh tế trong nước đang trên đà lấy lại phong độ toàn diện. Cụ thể, nhu cầu sử dụng lao động trong các ngành liên quan đến dịch vụ đã hồi sinh đáng kể. Tổng cục Thống kê ghi nhận khu vực này đã tiếp nhận lượng lao động bình quân mới cao nhất. Nhu cầu lao động tăng cao cũng được phản ánh trong dữ liệu về thu nhập, trong đó, thu nhập bình quân tháng tiếp tục tăng.
Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, lao động đang chuyển dịch từ khu vực nông nghiệp trở lại với các công việc phi nông nghiệp và từ việc làm phi chính thức sang chính thức khi các hoạt động ở thành thị sôi động trở lại.
Báo cáo chỉ ra rằng, thị trường lao động của Việt Nam được hưởng lợi nhờ “dân số vàng”, với tỷ lệ dân số phụ thuộc luôn dưới 50% kể từ năm 2006. Theo đó, trong ngành sản xuất, Việt Nam chủ yếu thu hút các công việc thủ công như lắp ráp linh kiện, xuất phát từ việc tận dụng lợi thế cạnh tranh về lương.
Tuy nhiên, để Việt Nam có thể tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, việc phát triển thêm lợi thế cạnh tranh cho lực lượng lao động là một nhiệm vụ quan trọng. Trong đó, cải thiện giáo dục và đầu tư thêm cho nguồn nhân lực đã được nhấn mạnh là một trong những trụ cột trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của chính phủ cho giai đoạn 2021 - 2030.
Để Việt Nam duy trì đà tăng trưởng, báo cáo trên khuyến nghị: “phát triển thêm lợi thế cạnh tranh cho lực lượng lao động là một việc quan trọng”.
Thực tế cho thấy, cải thiện giáo dục và đầu tư thêm cho nguồn nhân lực đã được nhấn mạnh là một trong những trụ cột trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ cho giai đoạn 2021-2030.
Sau khi Việt Nam vượt qua đại dịch Covid-19, Chính phủ có thể đánh giá lại những nỗ lực nhằm đầu tư cho nguồn nhân lực để cải thiện năng suất lao động vốn là vấn đề mang tính cơ bản, đặc biệt trong bối cảnh dân số bắt đầu già đi. Mặc dù đã đạt được tỷ lệ phổ cập giáo dục cơ sở, Việt Nam vẫn có thể làm nhiều hơn nữa để tăng tỷ lệ phổ cập giáo dục phổ thông trung học”, báo cáo viết.
Những bước phát triển của thị trường lao động Việt Nam tiếp tục duy trì tích cực. Sự hỗ trợ, phục hồi và cải thiện của thị trường lao động rất đáng khích lệ nhưng những kết quả này có được chủ yếu là do phục hồi kinh tế sau đại dịch. Về lâu dài, trọng tâm cần đặt vào những biện pháp khác nhằm nâng cao tay nghề cho lực lượng lao động Việt Nam nhằm thúc đẩy năng suất và duy trì đà tăng trưởng.
![]() Ngày 22.10, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐVN) phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức hội ... |
![]() Trong 10 tháng đầu năm 2022, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực, lạm phát được kiểm soát. Tuy ... |
![]() Việt Nam đang "chập chững" bước vào giai đoạn hậu "dân số vàng", tiềm ẩn nhiều thách thức trong đó có vấn đề xây dựng ... |
Tin mới hơn

Chinh phục nhà tuyển dụng: Bí kíp săn việc tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội
Hơn 14.000 vị trí việc làm đầu Xuân cho người lao động ở Huế
Cẩn trọng “sàng lọc” thông tin tuyển dụng lao động sau Tết
Tin tức khác
Lương tổng công trình sư về vũ khí tối đa có thể lên đến 220 triệu/tháng
Hà Nội: Hàng ngàn cơ hội việc làm mở ra cho chiến sĩ nghĩa vụ công an

Công ty CP Đầu tư BVN Quảng Bình tuyển 82 lao động với nhiều vị trí việc làm

NVIDIA tuyển dụng nhiều vị trí tại Việt Nam - cơ hội lớn cho nhân tài công nghệ

Công ty Cổ phần Kim Long Motor Huế tuyển dụng 1.000 lao động
