Kinh tế - Xã hội

Các công đoàn ở Hoa Kỳ đang tự tin hơn

MINH HOÀNG
Tác giả: MINH HOÀNG
Trong bối cảnh của đại dịch Covid-19, các công đoàn ở Mỹ nhận thấy họ đột nhiên có ưu thế, hoặc ít nhất là, có chỗ đứng vững chắc hơn khi thương lượng tiền lương và phúc lợi, thúc đẩy một loạt các hoạt động mới. Điều này có được do nhu cầu đại diện, thương lượng của công đoàn ở người lao động (NLĐ) tăng cao.
Các công đoàn ở Hoa Kỳ đang tự tin hơn
Công nhân tham gia đình công tại Stroketover. Ảnh: BBC.

Đòi lại những gì “đã mất”

Kể từ ngày 1/8/2021 và đỉnh cao là tháng 10/2021, gần 40 nơi làm việc trên toàn nước Mỹ đã đình công, gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Từ các nhà máy của Deere&Co., các nhà máy ngũ cốc của Kellogg cho đến các y tá ở Massachusetts, công nhân nhà máy chưng cất ở Kentucky và hàng chục nghìn công nhân trong nhiều ngành công nghiệp khác được công đoàn lãnh đạo đã đình công. Nhiều người gọi tháng này là “Strike-tober” (Striketober là làn sóng đình công vào tháng 10/2021 của công nhân ở Hoa Kỳ, với hơn 100.000 công nhân tham gia các cuộc đình công, một trong những đợt đình công có tổ chức lớn nhất thế kỷ XXI).

Adam Seth Litwin, giáo sư về quan hệ và lao động tại Đại học Cornell, cho biết: “Lợi thế đang nghiêng về NLĐ. Họ cần phải cắn một miếng thật to ngay bây giờ (ý nói phải đòi hỏi quyền lợi khi điều kiện thuận lợi), bởi vì bất cứ thứ gì họ cắn được thì sẽ ở lại miệng họ rất lâu”.

Quyền lực mới hình thành của các công đoàn hoàn toàn trái ngược với tình trạng trong vài thập kỷ qua. Sự liên minh trong khu vực tư nhân đã giảm mạnh trong nhiều thế hệ, do một số ngành công nghiệp chuyển sang miền Nam nước Mỹ, khiến việc thay thế những NLĐ đình công trở nên dễ dàng hơn. Chỉ 10,8% lực lượng lao động Hoa Kỳ thuộc các công đoàn vào năm ngoái, theo dữ liệu của Cục Thống kê Lao động (Bureau of Labor Statistics). Con số này giảm so với mức đỉnh 34,8% vào năm 1954, theo Trung tâm Nghiên cứu Pew. Trong bối cảnh các mối đe dọa như tự động hóa và các công ty tận dụng tối đa thời gian mà tòa án dành cho họ, nhiều công đoàn phải nhượng bộ đáng kể trong các cuộc đàm phán.

Nhưng giờ đây, các công đoàn đang cố gắng đòi lại những gì “đã mất” trước đây. Họ được thúc đẩy bởi một loạt các sự kiện liên quan: lợi nhuận công ty tăng vọt, sự tôn trọng mới đối với những NLĐ và ý chí chính trị thuận lợi dường như được nhen nhóm ở Washington. Thêm vào đó là khó khăn của thị trường lao động ngày nay: Các công ty trong nhiều ngành công nghiệp đang tìm kiếm những nhân viên hoàn toàn không thể thay thế được.

Các công đoàn ở Hoa Kỳ đang tự tin hơn
Công nhân của United Auto đình công bên ngoài nhà máy Deere trên đại lộ Ridgeway ở Waterloo, Iowa, ngày 15/10/2021. Ảnh: BBC.

NLĐ thiết yếu cảm thấy “thiết yếu”

Làm việc trong đại dịch là một trải nghiệm mang tính thay đổi đối với nhiều NLĐ, những người đã nhận được sự ủng hộ của công chúng với tư cách là “những NLĐ thiết yếu”. Nhưng nhiều người cảm thấy các công ty mà họ làm việc không làm những gì cần thiết để giữ cho họ an toàn, hoặc khen thưởng cho sự hy sinh của họ.

Liz Shuler, Chủ tịch LĐLĐ và Đại hội các Tổ chức Công nghiệp Hoa Kỳ (AFL-CIO), cho biết trong một bài phát biểu tại Washington: “Những nhân viên thiết yếu cảm thấy mệt mỏi với việc được cảm ơn như anh hùng ngày hôm qua và bị coi rẻ lao động (trả thấp lương thưởng) vào ngày hôm sau. Chúng ta đang thiếu các công việc an toàn, được trả lương cao và bền vững”.

Đó cũng là cảm giác của NLĐ tại Deere (công ty sản xuất thiết bị vận tải cho nông nghiệp), nơi các nhân viên lắp ráp được phân loại là công nhân tiền trạm để tiếp tục hoạt động, tạo ra cảm giác rằng công ty nợ họ. Các công nhân của Kellogg cũng cảm thấy như họ tự đặt mình vào rủi ro để giữ cho các phòng đựng thức ăn của Mỹ luôn đầy trong thời gian đóng cửa.

Harley Shaiken, Giáo sư lao động tại Đại học California tại Berkeley, cho biết: “Khi nói đến hợp đồng, điều đó nâng cao tiêu chuẩn cho những gì họ muốn xem và những gì họ nghĩ rằng họ xứng đáng. Trên hết, đại dịch đã khiến rất nhiều công nhân phải suy nghĩ lại về các giá trị và ưu tiên của họ, điều đó dẫn đến việc họ đi đầu trong thương lượng tập thể”.

Lợi nhuận các công ty đang tăng vọt

Lợi nhuận nhiều công ty tại Mỹ đang tăng lên. Deere mới đây công bố lợi nhuận kỷ lục 4,7 tỷ đô la trong năm nay, tạo ra nhận thức của một số công nhân rằng nhà sản xuất đang giữ tiền lương và phúc lợi. “Thông điệp của tôi là họ có một cuộc đình công chính đáng và họ có quyền yêu cầu mức lương cao hơn,” Tổng thống Joe Biden cho biết.

Cũng có cảm giác tương tự ở Kellogg. Trước đại dịch, ngũ cốc gần như là một “con chim hải âu quanh cổ công ty”, khi người tiêu dùng tìm thấy nhiều lựa chọn bữa sáng thú vị hơn. Nhưng điều đó đã thay đổi khi tất cả mọi người đều bị nhốt ở nhà - Hoa Kỳ. Tiêu thụ ngũ cốc Kellogg’s đã tăng gần 16% so với cùng kỳ trước khi bắt đầu đại dịch.

Các công đoàn ở Hoa Kỳ đang tự tin hơn
Nhà máy thỏa mãn điều kiện có nhân viên kiểm soát an toàn tại nơi làm việc sau phong trào đình công tại Striketover. Ảnh: Stock image.

Giám đốc điều hành của Kellogg, Steven Cahillane, đã được trao một gói bồi thường trị giá 11,67 triệu đô la cho năm 2020, tạo ra tỷ lệ 279/1 khi so sánh với tổng mức bồi thường trung bình cho các nhân viên còn lại của công ty, hồ sơ cho thấy. Trên toàn quốc, lương cho CEO năm 2020 tăng 19% so với năm trước, theo Viện Chính sách Kinh tế thiên tả.

Rebecca Givan, phó giáo sư nghiên cứu về lao động và quan hệ việc làm tại Trường Quản lý và Quan hệ Lao động thuộc Đại học Rutgers, cho biết: “NLĐ đang sản xuất thực phẩm giúp tăng nhu cầu và tăng lợi nhuận trong thời kỳ đại dịch. Và bây giờ họ đang phải làm việc nhiều giờ mà không nhận được bất kỳ phần nào trong số lợi nhuận gia tăng đó”.

Thị trường lao động chặt chẽ và nền tảng hỗ trợ

Tình trạng thiếu hụt nhân công cũng giúp các công đoàn tự tin hơn về vị thế của mình. Báo cáo việc làm gần đây từ Bộ Lao động cho thấy, Hoa Kỳ chỉ thêm 194.000 NLĐ trong tháng 9/2021, mức tăng nhỏ nhất trong năm qua. Tốc độ tuyển dụng chậm hơn một phần phản ánh cuộc đấu tranh của người sử dụng lao động trong việc tuyển dụng và giữ chân những NLĐ có trình độ.

Chris Thornberg, đối tác sáng lập của Công ty Nghiên cứu độc lập Beacon Economics LLC, cho biết: “Trong thời kỳ thiếu hụt lao động này, thật lòng mà nói, bạn sẽ phải trở thành một nhà tuyển dụng. Bạn sẽ nhận được nhiều ưu đãi hơn: đào tạo tốt hơn, chất lượng cuộc sống tốt hơn”. Việc làm ở Mỹ năm qua có 2,9% NLĐ bỏ việc, cao nhất kể từ năm 2000.

Lần đầu tiên trong nhiều năm, các công đoàn cảm thấy như Washington đứng về phía họ, do liên minh của chính quyền Tổng thống Joe Biden và Thượng nghị sỹ Bernie Sanders hay đại diện Alexandria Ocasio-Cortez đang khuếch đại tiếng nói của họ.

Đó không chỉ là sức mạnh kinh tế, mà sức mạnh chính trị đều đứng về phía các công đoàn lao động. Mỗi chiến thắng của công đoàn cũng là động lực cho những NLĐ mắc kẹt trên bàn thương lượng.

(Dịch từ Ian Kullgren, Brian Eckhouse và Deena Shanker/Bloomberg, ngày 17/10.2021 /11:55 am EDT. https://time.com/6107676/labor-unions/)

Các Công đoàn ngành và Công đoàn Tổng công ty phải thay đổi tư duy về sáng kiến Các Công đoàn ngành và Công đoàn Tổng công ty phải thay đổi tư duy về sáng kiến

Đồng chí Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam đề nghị các Công đoàn ngành, ...

Đảng đoàn Tổng Liên đoàn và Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương ký Quy chế phối hợp Đảng đoàn Tổng Liên đoàn và Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương ký Quy chế phối hợp

Chiều ngày 30/5, tại Hà Nội, Đảng đoàn Tổng LĐLĐ Việt Nam và Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương đã tổ chức Hội nghị ...

“Hoa Tháng 5” từ phong trào thi đua yêu nước trong CNVCLĐ ở Gia Lai “Hoa Tháng 5” từ phong trào thi đua yêu nước trong CNVCLĐ ở Gia Lai

Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 07/NQ-TLĐ ngày 15/01/2020 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam (khóa XII) về đổi ...

Tin mới hơn

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Vừa qua, Tạp chí uy tín The Asian Banker đã trao tặng giải thưởng Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam cho nền tảng VietinBank iConnect DX.
Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

Là một chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trong ngành F&B, CEO Patricia Marques đã để lại dấu ấn qua việc xây dựng thành công một thương hiệu đồ uống lớn tại Việt Nam. Với tầm nhìn chiến lược và sự am hiểu sâu sắc thị trường, bà đã đồng hành cùng Phúc Long trong giai đoạn mới, viết nên hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt một cách đầy cảm hứng.
VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank tự hào được vinh danh “Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam” trong 5 năm liên tiếp, khẳng định vị thế tiên phong trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam. VietinBank không ngừng đổi mới và cung cấp các giải pháp tài chính tối ưu, đáp ứng nhu cầu đa dạng của Khách hàng doanh nghiệp.

Tin tức khác

BMW 750Li 2010 "hóa thân" thành 7-Series 2025, giá hơn 800 triệu đồng

BMW 750Li 2010 "hóa thân" thành 7-Series 2025, giá hơn 800 triệu đồng

Một chiếc BMW 750Li 2010 được độ bodykit theo phong cách 7-Series 2025 (G70) đang được rao bán tại Hà Nội với giá hơn 800 triệu đồng, thấp hơn đáng kể so với giá gốc 4,5-6 tỷ đồng của phiên bản mới. Xe giữ ngoại thất sáng bóng, nội thất bọc da đỏ hiện đại.
Xem thêm