Đời sống

Bé trai 15 ngày tuổi cùng bố mẹ vượt hàng ngàn km về quê trốn dịch

Trần Tuyên
Tác giả: Trần Tuyên
Không còn lựa chọn nào khác, ngay khi nới lỏng giãn cách, vợ chồng anh Võ Văn Hiếu (quê ở xã Nghĩa Thuận, thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An) ôm con trai mới 15 ngày tuổi vượt hơn 1.400 km từ Bình Dương về quê.
Người lao động Nghệ An tự phát về quê được cách ly như thế nào? Nghệ An: Hàng nghìn người lao động từ các tỉnh phía Nam về quê tránh dịch Nhiều cơ hội việc làm cho lao động Nghệ An trở về quê
Bé trai 15 ngày tuổi cùng bố mẹ vượt hàng ngàn km về quê trốn dịch
Chị Hiền cùng con nghỉ chân tại đường ven chân Núi Quyết.

“Cắn răng” về quê

Cuộc “di cư” lao động bất thường diễn ra rải rác từ tháng 6/2021 và trở nên “tấp nập” hơn bao giờ hết vào những ngày đầu tháng 10, khi các tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam như TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai… thực hiện các biện pháp nới lỏng giãn cách xã hội. Nỗi ám ảnh dịch bệnh, mất việc, nỗi lo cơm áo gạo tiền khiến những người lao động nghèo bất chấp hiểm nguy, vượt hàng nghìn cây số để về quê.

Chia sẻ về cuộc hồi hương bất đắc dĩ của mình, anh Hiếu cho biết, vợ chồng anh vào Bình Dương được hơn 1 năm nay. Anh Hiếu làm thợ hồ còn vợ thì làm ở một công ty may. Dịch Covid-19 ập đến cũng là khi vợ anh mang thai và chuẩn bị sinh con. May thay, cuộc vượt cạn thành công, bé trai chào đời khỏe mạnh. Hai mẹ con được xuất viện 1 ngày sau đó.

Tiền trọ, tiền ăn, tiền bỉm, sữa cho con, tất cả đè nặng lên đôi vai của đôi vợ chồng trẻ. Dịch bệnh kéo dài, không có việc làm, số tiền tích góp cũng dần cạn kiệt, anh Hiếu bắt đầu nghĩ đến việc đưa vợ con trở về quê lánh dịch.

“Chưa bao giờ hành trình về quê lại gian nan đến thế, bởi vào thời điểm này, xe khách liên tỉnh chưa được phép hoạt động. Đi xe máy cả nghìn cây số liệu rằng vợ và con trai có chịu nổi không? Nhưng ở lại có trụ được không khi số tiền dành dụm không còn”, anh Hiếu tâm sự.

Trong tình thế “tiến thoái lưỡng nan”, anh Hiếu buộc phải đưa ra quyết định liều lĩnh: Cả gia đình sẽ nhập vào đoàn người hồi hương để về quê.

Gian nan đường về nhà

Bé trai 15 ngày tuổi cùng bố mẹ vượt hàng ngàn km về quê trốn dịch
Gia đình anh Hiếu tiếp tục lên đường đến khu cách ly tập trung.

Sáng ngày 4/10, cả gia đình anh Hiếu theo đoàn người rồng rắn về quê. Chưa đi được bao xa, khi tới chốt kiểm soát tại cửa ngõ ra vào tỉnh Bình Dương, anh Hiếu không xuất trình được giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 còn hiệu lực. Gia đình anh phải tách đoàn, đợi cán bộ y tế lấy mẫu xét nghiệm rồi mới tiếp tục lên đường.

Lo ngại nguy cơ lây nhiễm Covid-19 nên trên suốt chặng đường về quê, gia đình anh Hiếu chỉ nghỉ chân bên đường hay tìm khu đất trống nào đó.

"Ban ngày chúng tôi chạy xe. Đêm khuya, mưa lớn, không thể di chuyển tiếp thì trú tạm vào trạm xăng người ta chưa sử dụng, trải áo mưa nằm tạm, đợi trời sáng sẽ đi tiếp”, chị Hiền tâm sự.

Hành trang thiếu thốn, quần áo ướt sũng, không thể vào nhà trọ, lại di chuyển bằng xe máy nên suốt chặng đường hơn 1.400km, bé trai 15 ngày tuổi không có lấy bộ quần áo để thay. Thương con còn quá nhỏ đã phải bất đắc dĩ tham gia vào hành trình hồi hương gian khổ, chị Hiền không biết làm gì khác ngoài việc thường xuyên thay bỉm cho bé.

Bé trai 15 ngày tuổi cùng bố mẹ vượt hàng ngàn km về quê trốn dịch
Biết thông tin về hoàn cảnh khó khăn của gia đình anh Hiếu, một mạnh thường quân tại địa điểm tập kết đã hỗ trợ tiền cùng quần áo cho bé.

Vượt bao vất vả, chiều 6/10, gia đình anh Võ Văn Hiếu cùng con nhỏ mới sinh về đến cầu Bến Thủy 2 (tỉnh Nghệ An). Tại đây, vợ chồng anh được lực lượng chức năng, tình nguyện viên hỗ trợ thức ăn, nước uống trước khi đến điểm cách ly y tế tập trung.

Kết thúc hành trình dài không kể hết nỗi gian nan, vợ chồng anh Hiếu được lực lượng cảnh sát giao thông tỉnh Nghệ An dẫn đường đến khu cách ly tập trung tại thị xã Thái Hòa. Theo kế hoạch, hết thời gian cách ly tập trung, gia đình anh Hiếu sẽ tiếp tục cách ly tại nhà thêm 7 ngày nữa.

Khi được hỏi về kế hoạch sắp tới, anh Hiếu không tránh khỏi những lo âu. “Lúc dịch bùng phát, điều chúng tôi nghĩ đầu tiên là về quê, còn làm gì để kiếm sống cũng chưa biết được. Chắc là lại trở vào Nam thôi…”.

Đôi điều suy nghĩ quanh đèo Hải Vân Đôi điều suy nghĩ quanh đèo Hải Vân

Gần trọn tuần qua, cái tên ĐÈO HẢI VÂN được xuất hiện với tần suất cao đột biến trên báo chí, trên mạng xã hội ...

Đồng chí Ngọ Duy Hiểu làm việc với Tạp chí Lao động và Công đoàn Đồng chí Ngọ Duy Hiểu làm việc với Tạp chí Lao động và Công đoàn

Chiều 6/10, đồng chí Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam có buổi làm việc nắm bắt tình hình hoạt động của ...

Mở cửa - vừa gật vừa lắc Mở cửa - vừa gật vừa lắc

Khi Cục Hàng không gửi văn bản cho các tỉnh, thành phố về việc mở lại đường bay nội địa, Hải Phòng đã không lòng ...

Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Khi pháp luật thôi là rào cản, mà trở thành điểm tựa, người công nhân sẽ không còn là người “thi hành ý tưởng” mà có thể là người “khởi xướng đổi mới”. Chính sách pháp lý ấy, nếu được thực thi đúng đắn sẽ đưa tầng lớp lao động bước vào vai trò trung tâm của cuộc cách mạng đổi mới quốc gia.
Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Việc Chính phủ được đề nghị phân bổ tối thiểu 3% ngân sách nhà nước cho khoa học – công nghệ và nâng dần lên 2% GDP, là bước chuyển từ “lời nói” thành “hành động”. Đây là tín hiệu cho thấy, Nhà nước đang xác lập một ưu tiên quốc gia mới và ưu tiên ấy không chỉ dành cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm cao cấp mà còn dành cho công nhân, kỹ sư, người lao động nơi xưởng máy, công trình, đồng ruộng.
“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Từ ruộng đồng đến nhà máy, từ làng quê đến khu công nghiệp, hàng triệu công nhân và người lao động Việt Nam đang từng ngày nỗ lực vươn lên bằng chính sức mình.

Tin tức khác

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

Hà Nội đang nỗ lực mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển và gia tăng nguồn cung cấp nhà ở cho người lao động thu nhập thấp. Trong bối cảnh này, 7 dự án nhà ở xã hội đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

Người lao động xếp hàng mua vàng ngày vía Thần tài, cầu lộc đầu năm

Với mong muốn mua vàng vào ngày vía Thần tài (mùng 10 tháng Giêng hàng năm) sẽ mang lại may mắn, tài lộc, nhiều người lao động đã xếp hàng dài tại các cửa hàng vàng bạc đá quý, tranh thủ giờ nghỉ để kịp "rước lộc" về nhà.

Công nhân trở lại làm việc sau Tết Nguyên đán 2025 với tỷ lệ cao

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, không khí lao động sản xuất đã sôi động trở lại trên khắp các nhà máy, xí nghiệp.

Về Tết

Trằn trọc. Đêm nay thật dài. Sáng sớm mai mình sẽ về quê. Sao anh ấy có thể ngủ nhỉ? Mà không phải chạy vạy lo lắng các thứ nữa thì ngủ ngon chứ sao…

Công nhân trở lại làm việc: Mong một năm mới tốt đẹp!

Từ tối ngày 1/2 (mùng 4 Tết) cho đến hôm nay (2/2, mùng 5 Tết), dòng người ở các tỉnh miền Tây bắt đầu quay trở lại các tỉnh Đông Nam Bộ để làm việc sau kỳ nghỉ Tết.

Ngày Tết trên cảng biển Chân Mây

Đêm giao thừa Tết Ất Tỵ, trời Huế mưa rét căm căm. Nhưng sáng mùng Một, biển Chân Mây bừng lên sắc xuân, trời quang, nắng ấm. Đúng thời khắc ấy, du thuyền hạng sang Celebrity Solstice chở hơn 3.000 du khách quốc tế cập cảng. Anh công nhân Lê Dũng, trong bộ đồ lao động đã sờn, sẵn sàng cho công việc đầu tiên của năm mới.
Xem thêm