Trước những khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, một số doanh nghiệp (DN) phải thu hẹp sản xuất, giảm giờ làm của NLĐ, ngừng việc hoặc thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng lao động… LĐLĐ tỉnh An Giang cùng ngành Lao động, thương binh và xã hội (LĐ-TB&XH) và chính quyền địa phương đã tăng cường các giải pháp hỗ trợ như: giới thiệu, kết nối tìm việc làm mới cho NLĐ, tích cực phối hợp tuyên truyền để NLĐ tiếp cận các chính sách hỗ trợ.
![]() |
Hỗ trợ người lao động tham gia các phiên giao dịch việc làm. Ảnh: TL |
Thời gian qua, lực lượng lao động đi làm việc ngoài tỉnh bị ảnh hưởng khi mất việc làm, gặp nhiều khó khăn và quay trở về địa phương hơn 5.900 người. Qua khảo sát sơ bộ, 27% lao động dự định ở lại địa phương học nghề và tìm kiếm việc làm mới, số còn lại tiếp tục đi làm việc ngoài tỉnh hoặc chưa có dự định gì.
Từ đầu năm 2023 đến nay, 85% lao động đi làm việc ngoài tỉnh đã trở lại làm việc tại các công ty hoặc tìm kiếm công việc mới. LĐLĐ tỉnh cùng Sở LĐ-TB&XH tỉnh An Giang đã phối hợp với các địa phương triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ NLĐ chưa có việc làm sớm tiếp cận công việc phù hợp.
Trên địa bàn tỉnh An Giang, nhìn chung tình hình lao động tại các DN tương đối ổn định, không có xáo trộn nhiều. Trước tết, các DN tại địa phương đã chi tiền lương, thưởng Tết và các phúc lợi khác đầy đủ cho NLĐ. Tại một số DN, khi có thông báo cắt giảm hợp đồng, thời gian làm việc của NLĐ, sau khi nắm tình hình, số lượng NLĐ bị ảnh hưởng, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh phối hợp các LĐLĐ huyện, phòng LĐ-TB&XH đã đến địa phương tư vấn, giới thiệu việc làm mới và học nghề. NLĐ đang hưởng trợ cấp thất nghiệp ở các xã, thị trấn đã được cung cấp rất nhiều vị trí việc làm, học nghề thuộc nhiều lĩnh vực như: điện công nghiệp, may mặc, sản xuất linh kiện điện tử, xuất khẩu lao động…
Đối với một số lao động bị chấm dứt hợp đồng tại Công ty TNHH An Giang Samho vừa qua, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đã kết nối các công ty, DN đến từng xã của huyện Châu Thành để tư vấn, giới thiệu các công việc mới cho NLĐ. Đại diện các công ty trực tiếp giới thiệu về quy mô, mức lương, thời gian làm việc, nhu cầu đang tuyển dụng và chính sách đãi ngộ dành cho NLĐ. Đến nay, đa số các DN trên địa bàn tỉnh đã hoạt động trở lại bình thường. Số lao động trở lại làm việc tại các DN khoảng 98,69%, riêng tại các khu công nghiệp chiếm khoảng 95%.
Điều đáng ghi nhận là từ đầu năm đến nay, công tác tư vấn, giới thiệu việc làm được ngành chức năng và các địa phương tăng cường xúc tiến. Với khoảng 3.000 người trong độ tuổi lao động trên địa bàn có nhu cầu tìm kiếm việc làm mới, huyện Phú Tân đã tổ chức phiên giao dịch việc làm, phát huy hiệu quả kết nối cung - cầu giữa NLĐ và DN tuyển dụng.
Thông qua hình thức trực tiếp và trực tuyến, có 58 DN tư vấn xuất khẩu lao động, đào tạo nghề trong và ngoài tỉnh tham gia, tổng chỉ tiêu tuyển dụng 10.000 vị trí việc làm ở các ngành nghề: May công nghiệp, Viễn thông, Chế biến, … Huyện Phú Tân còn mời 2 DN tham gia phiên giao dịch, tuyển dụng lao động, tạo điều kiện cho NLĐ có việc làm ngay tại địa phương. Qua đó, tỷ lệ NLĐ được phỏng vấn qua phiên giao dịch đạt trên 50%.
Trong thời gian tới, LĐLĐ tỉnh An Giang tiếp tục chủ động phối hợp với Sở LĐ-TB&XH, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh, các ngành liên quan nắm bắt tình hình lao động, việc làm của NLĐ trong các DN. Cùng với đó, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin thị trường lao động, tăng tần suất tổ chức các phiên giao dịch việc làm, hỗ trợ NLĐ tham gia giao dịch việc làm... Các giải pháp phân luồng học sinh, sinh viên đang được triển khai chọn lọc, hướng tới phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và cơ cấu phù hợp nhu cầu của nền kinh tế tỉnh.
![]() |
Tạo điều kiện có việc làm cho người lao động. Ành: TL |
Để kịp thời hỗ trợ NLĐ bù đắp chi phí tiền lương, ổn định cuộc sống do bị mất việc làm, LĐLĐ tỉnh cùng ngành LĐ-TB&XH tăng cường nắm thông tin lao động từ các DN, địa phương. Qua đó, đề nghị các chủ DN thực hiện tốt chính sách về quan hệ lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. Đồng thời, đẩy mạnh đào tạo nghề cho NLĐ tại DN nhằm bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ. Từ đó, góp phần giữ chân lao động tại chỗ, giải quyết vấn đề biến động lao động, thiếu hụt lao động tại DN khi phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Hiện nay, LĐLĐ tỉnh đang chỉ đạo công đoàn các cấp tích cực, khẩn trương hoàn thiện thủ tục chuẩn bị chi hỗ trợ cho gần 14.000 lao động bị mất việc, giảm thu nhập trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 6696/QĐ-TLĐ của Tổng LĐLĐ Việt Nam. Trong đó, có 2.694 lao động đã thôi việc tại Công ty TNHH An Giang Samho, tập trung nhiều nhất tại huyện Châu Thành (hơn 1.000 người), huyện Châu Phú (508 người), huyện Chợ Mới (424 người)… Bên cạnh đó, các đơn vị chức năng còn phối hợp Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh rà soát, kịp thời hỗ trợ nguồn vốn cho vay tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm cho NLĐ.
Bằng những việc làm thiết thực cùng nhiều giải pháp khả thi mà các ngành chức năng tỉnh An Giang triển khai, hy vọng, NLĐ trên địa bàn tỉnh sẽ tiếp cận được các việc làm phù hợp, bền vững, góp phần cùng DN đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi trong giai đoạn mới.
Tin mới hơn

Chinh phục nhà tuyển dụng: Bí kíp săn việc tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội
Hơn 14.000 vị trí việc làm đầu Xuân cho người lao động ở Huế
Cẩn trọng “sàng lọc” thông tin tuyển dụng lao động sau Tết
Tin tức khác
Lương tổng công trình sư về vũ khí tối đa có thể lên đến 220 triệu/tháng
Hà Nội: Hàng ngàn cơ hội việc làm mở ra cho chiến sĩ nghĩa vụ công an

Công ty CP Đầu tư BVN Quảng Bình tuyển 82 lao động với nhiều vị trí việc làm

NVIDIA tuyển dụng nhiều vị trí tại Việt Nam - cơ hội lớn cho nhân tài công nghệ

Công ty Cổ phần Kim Long Motor Huế tuyển dụng 1.000 lao động
