Phóng sự điều tra

An Giang: Người lao động lao đao vì doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội

LÂM ĐIỀN (Theo Báo Lao động)
Hiện tổng số nợ BHXH, BHTN, BHYT trên địa bàn tỉnh An Giang lên đến gần 200 tỉ đồng. Đáng lo hơn là đằng sau con số “khổng lồ” là nỗi khổ lòng về thân phận của những người lao động (NLĐ) trong cơn lốc mất việc dịp cuối năm.
An Giang: Người lao động lao đao vì doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội
Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Phước tặng quà cho đoàn viên, NLĐ Công ty TNHH An Giang Samho. Ảnh: LĐ

Doanh nghiệp nợ nhiều, khó đòi

Ông Đặng Hồng Tuấn - Giám đốc BHXH tỉnh An Giang - cho biết, tính đến tháng 10.2022, tổng số nợ BHXH, BHTN, BHYT trên toàn tỉnh lên đến 194,948 tỉ đồng - đây là con số đáng lo. Bởi không chỉ chiếm 5,51% so với số phải thu, mà còn tăng cả 3 phương diện.

Cụ thể là tăng 1,12% so với cuối tháng trước, tăng 1,08% so với cùng kỳ năm trước và tăng hơn 2,33% so với chỉ tiêu giảm nợ quý IV/2022. Nổi bật nhất là nợ BHXH chiếm đến 137,121 tỉ đồng. Trong đó có đến trên 96 tỉ đồng thuộc diện nợ kéo dài và nợ khó thu hồi. Riêng nợ BHTN cũng lên đến trên 5,5 tỉ đồng, chiếm 2,88% tổng nợ… Trong khi đó, việc khai thác, phát triển BHXH lại có dấu hiệu giảm, nhất là BHXH bắt buộc.

Trong tháng 10.2022, chỉ tính ở 2 doanh nghiệp (DN) là Công ty CP Đầu tư Thái Bình và Công ty TNHH An Giang Samho đã giảm trên 1.500 lao động. Nguyên nhân được xác định là do ảnh hưởng suy thoái kinh tế thế giới, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, phải cắt giảm lao động do không có đơn hàng dẫn đến số người tham gia BHXH bắt buộc sụt giảm. Theo đó, số người tham gia BHTN cũng giảm theo.

Trước diễn biến thực tế tại nhiều địa phương trong và ngoài tỉnh, các chuyên gia dự báo tới đây nhiều khả năng công ty sẽ tiếp tục đối mặt với khó khăn sản xuất, kinh doanh. Điều này sẽ kéo theo khả năng sụt giảm nguồn thu BHXH, nhất là đối tượng trong diện bắt buộc.

Người lao động lao đao

Nợ bảo hiểm tăng đã gây áp lực cho bộ máy nhà nước. “An Giang quyết tâm, quyết liệt với nạn nợ bảo hiểm” - ông Lê Văn Phước, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực BCĐ thực hiện chính sách BHXH, BHYT tỉnh An Giang chia sẻ.

Theo đó, cuối tháng 10.2022, An Giang đã khẩn cấp thành lập đoàn kiểm tra tình hình triển khai thực hiện chính sách BHXH, BHYT tại 11 huyện, thị xã, thành phố. Tinh thần chung của đoàn kiểm tra là xử lý nghiêm minh các sai phạm, đặc biệt là với DN.

“DN trốn đóng BHXH, đóng không đủ số lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm sẽ bị xử lý” - ông Phước nhấn mạnh. Thực tế tại An Giang thời gian qua cho thấy, nợ bảo hiểm trong DN thực sự là nỗi lo. Một số DN gặp khó khăn, giải thể, phá sản, nhưng không hoàn tất nghĩa vụ bảo hiểm đã gây thiệt thòi đến quyền lợi NLĐ, ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách an sinh xã hội. Điển hình là Công ty TNHH An Giang Samho. Tính đến tháng 10.2022, DN này nợ BHXH, BHYT, BHTN: 33,427 tỉ đồng. Điều này đã trực tiếp ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của hàng nghìn NLĐ.

Sau khi rộ thông tin DN này cắt giảm hàng nghìn NLĐ, BHXH tỉnh An Giang đã tiến hành rà soát và phát hiện nhiều con số đau lòng: Có 500 lao động nghỉ việc chưa chốt BHXH và 36 lao động nghỉ thai sản, ốm đau chưa được thanh toán. Riêng với NLĐ dự kiến sẽ cắt giảm, qua phối hợp rà soát danh sách đóng BHTN, xác định trong danh sách 2.589 lao động do Công ty cung cấp, chỉ có 971 lao động đóng BHTN từ 12 tháng trở lên và có đến 1.618 lao động đóng BHTN dưới 12 tháng.

Điều đáng lo hơn là khả năng cải thiện tình hình không cao. Bởi khi được cơ quan BHXH đề nghị chuyển tiền nợ BHXH để giải quyết chế độ BHXH cho NLĐ và chốt sổ hưởng BHTN theo quy định Luật BHXH, thì DN mong muốn được cơ quan bảo hiểm giải quyết cho NLĐ và cam kết sẽ “trả nợ sau”. Đề nghị này là không thể.

Có thể rồi đây, qua những tác động từ nhiều phía cũng như khả năng khởi sắc trong sản xuất kinh doanh, An Giang Samho cũng như các đơn vị khác sẽ hoàn thành nghĩa vụ bảo hiểm. Nhưng có điều chắc chắn là ngay bây giờ NLĐ đang đối mặt với nỗi lo kép: Đã mất việc lại khó nhận được nguồn tiền theo luật định.

Bảo hiểm xã hội với loạt tình trạng đáng báo động Bảo hiểm xã hội với loạt tình trạng đáng báo động

Điển hình như tình trạng mức tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp hơn cả mức chuẩn nghèo, lương hưu ...

Doanh nghiệp, người lao động “chật vật” vì nghẽn chuỗi cung ứng xăng dầu Doanh nghiệp, người lao động “chật vật” vì nghẽn chuỗi cung ứng xăng dầu

Nguồn cung ứng xăng dầu không bảo đảm trong vài ngày qua khiến không chỉ các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn mà ngay cả ...

Đẩy nhanh giới thiệu việc làm cho công nhân mất việc Đẩy nhanh giới thiệu việc làm cho công nhân mất việc

Để giúp công nhân bị mất việc nhanh chóng tìm được việc làm mới, sớm ổn định cuộc sống, Cục Việc làm (Bộ Lao động ...

Tin mới hơn

Người lao động điêu đứng vì vay tín chấp cho bệnh viện

Người lao động điêu đứng vì vay tín chấp cho bệnh viện

Vừa qua, Công đoàn cơ sở (CĐCS) Bệnh viện Đa khoa Hạnh Phúc - An Giang đã có đơn gửi các cơ quan chức năng tỉnh An Giang về việc bảo vệ quyền lợi người lao động tại bệnh viện này.
Trung tâm chờ chỉ đạo từ Sở Y tế, Sở thì chờ báo cáo của Trung tâm

Trung tâm chờ chỉ đạo từ Sở Y tế, Sở thì chờ báo cáo của Trung tâm

Bác sĩ Lê Khắc Thu - Trưởng khoa Khám bệnh, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, đang rơi vào tình thế "tiến thoái lưỡng nan" khi sau thời gian điều trị bệnh, ông chưa được bố trí công việc trở lại.
Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc chưa xử lý đơn xin đi làm trở lại của bác sĩ Lê Khắc Thu

Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc chưa xử lý đơn xin đi làm trở lại của bác sĩ Lê Khắc Thu

Dù bác sĩ Lê Khắc Thu đã gửi đơn trình báo về việc đi làm trở lại hơn 2 tuần qua, tới nay lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc (tỉnh Thừa Thiên Huế) vẫn chưa phản hồi, bố trí công việc cụ thể.

Tin tức khác

Vụ Phòng khám Timec nợ lương: Người lao động kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi

Vụ Phòng khám Timec nợ lương: Người lao động kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi

Nhiều lần người lao động yêu cầu được ký hợp đồng lao động, nhưng công ty vẫn phớt lờ. Nghiêm trọng hơn, công ty còn nợ lương người lao động kéo dài nhiều tháng khiến cuộc sống của họ vô cùng khốn đốn…
Vụ tranh chấp lao động tại Công ty Outcubator Việt Nam: Thỏa thuận bất thành vì sao?

Vụ tranh chấp lao động tại Công ty Outcubator Việt Nam: Thỏa thuận bất thành vì sao?

Mặc dù cơ quan chức năng vào cuộc trong vụ tranh chấp lao động tại Công ty TNHH Outcubator Việt Nam, yêu cầu doanh nghiệp đối thoại và giải quyết quyền lợi của người lao động nhưng việc thỏa thuận giữa hai bên đi vào bế tắc.
Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn

Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn

Nữ lao động là trụ cột chính trong gia đình, việc bị nợ lương đã khiến cuộc sống của cô lâm vào cảnh túng quẫn.
Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam

Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam

Sáng nay (15/11), đại diện Công ty TNHH Outcubator Việt Nam đã tới làm việc với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận Tây Hồ (Hà Nội) về vụ tranh chấp lao động xảy ra tại công ty này.
Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?

Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định bác sĩ Lê Khắc Thu có đủ sức khỏe để làm việc. Tuy nhiên, thực tế chứng minh điều ngược lại.
Bị nợ lương thử việc, nam công nhân phải vay lãi ngày chăm con ốm

Bị nợ lương thử việc, nam công nhân phải vay lãi ngày chăm con ốm

Kết thúc thời gian thử việc 1 tháng vào ngày 30/8, nhưng hơn 2 tháng sau, anh T. (Thanh Oai, Hà Nội) mới được thanh toán lương sau nhiều lần đòi quyền lợi.
Xem thêm