Nhịp cầu việc làm

An Giang: Hỗ trợ NLĐ bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động

Cẩm Tú
Tác giả: Cẩm Tú
An Giang có trên 13.700 đoàn viên, NLĐ thuộc 3 đối tượng: làm việc tại các doanh nghiệp thuộc các Khu công nghiệp tỉnh, thành phố Long Xuyên và huyện Thoại Sơn được hưởng chính sách hỗ trợ theo Quyết định số 6696/QĐ-TLĐ, trong đó có 2.694 lao động Công ty TNHH An Giang Samho bị chấm dứt hợp đồng. Ước tính số tiền hỗ trợ khoảng 20 tỷ đồng.

Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh An Giang - Nguyễn Hữu Giang khẳng định, chính sách hỗ trợ người lao động (NLĐ) bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng theo Quyết định số 6696/QĐ-TLĐ là một việc làm mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc của tổ chức Công đoàn hướng đến đoàn viên, NLĐ. Đây là một trong các chính sách thiết thực được Tổng LĐLĐ Việt Nam triển khai nhằm chia sẻ, giảm bớt khó khăn cho đoàn viên, NLĐ từ khi dịch bệnh Covid-19 xảy ra đến nay.

An Giang: Hỗ trợ NLĐ bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động
Chủ tịch LĐLĐ tỉnh An Giang - Nguyễn Thiện Phú phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị triển khai Quyết định số 6696 của Tổng LĐLĐ Việt Nam. Ảnh: CT

Ý nghĩa nhân văn sâu sắc

Mục đích của việc hỗ trợ đoàn viên công đoàn và NLĐ tại các doanh nghiệp, hợp tác xã có đóng kinh phí công đoàn trước ngày 30/9/2022 bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động là góp phần chia sẻ, giảm bớt khó khăn cho đoàn viên, NLĐ. Cụ thể có 3 nhóm đối tượng được hỗ trợ, gồm:

Nhóm 1, là đoàn viên, NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động tại doanh nghiệp có đóng kinh phí công đoàn trước ngày 30/9/2022 bị giảm thời gian làm việc, ngừng việc do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng. Cụ thể, đoàn viên công đoàn phải đáp ứng điều kiện: Bị giảm thời gian làm việc hàng ngày hoặc giảm số ngày làm việc trong tuần hoặc trong tháng (trừ trường hợp giảm thời gian làm thêm giờ) hoặc bị ngừng việc theo khoản 3, Điều 99 Bộ luật Lao động từ 14 ngày trở lên. Thời gian bị giảm giờ làm việc, ngừng việc từ ngày 01/10/2022 đến ngày 31/3/2023; thu nhập của một tháng bất kỳ bằng hoặc thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo quy định hiện hành.

Nếu NLĐ là đoàn viên và NLĐ không là đoàn viên nhưng là nữ từ đủ 35 tuổi trở lên, là nữ đang mang thai, NLĐ đang nuôi con đẻ hoặc con nuôi hoặc chăm sóc thay thế trẻ em chưa đủ 6 tuổi (chỉ hỗ trợ cho 1 người là mẹ hoặc cha hoặc người chăm sóc thay thế trẻ em) được hỗ trợ 1 triệu đồng/người. NLĐ không là đoàn viên được hỗ trợ 700.000 đồng/người.

Nhóm 2, là đoàn viên, NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động tại doanh nghiệp có đóng kinh phí công đoàn trước ngày 30/9/2022 phải tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng. Đồng thời, phải đáp ứng điều kiện: Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương trong thời hạn của hợp đồng lao động từ 30 ngày liên tục trở lên do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng (trừ trường hợp đoàn viên, NLĐ tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương vì lý do cá nhân); thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ ngày 01/10/2022 đến ngày 31/3/2023.

Nếu NLĐ là đoàn viên và NLĐ không là đoàn viên nhưng là nữ từ đủ 35 tuổi trở lên, là nữ đang mang thai, NLĐ đang nuôi con đẻ hoặc con nuôi hoặc chăm sóc thay thế trẻ em chưa đủ 6 tuổi (chỉ hỗ trợ cho 1 người là mẹ hoặc cha hoặc người chăm sóc thay thế trẻ em) sẽ được hỗ trợ 2 triệu đồng/người. NLĐ không là đoàn viên được hỗ trợ 1,4 triệu đồng/người.

Nhóm 3, là đoàn viên, NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động tại doanh nghiệp có đóng kinh phí công đoàn trước ngày 30/9/2022 bị chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp. Tuy nhiên, phải thỏa mãn các điều kiện: Chấm dứt hợp đồng lao động trong thời gian từ ngày 01/10/2022 đến ngày 31/3/2023, trừ trường hợp NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật; bị xử lý kỷ luật sa thải; thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc; hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng; không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp.

NLĐ là đoàn viên và NLĐ không là đoàn viên nhưng là nữ từ đủ 35 tuổi trở lên, là nữ đang mang thai, NLĐ đang nuôi con đẻ hoặc con nuôi hoặc chăm sóc thay thế trẻ em chưa đủ 6 tuổi (chỉ hỗ trợ cho 1 người là mẹ hoặc cha hoặc người chăm sóc thay thế trẻ em) được hỗ trợ 3 triệu đồng/người. NLĐ không là đoàn viên được hỗ trợ 2,1 triệu đồng/người.

Đoàn viên, NLĐ có nhu cầu hưởng hỗ trợ liên hệ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở hoặc công đoàn cấp tỉnh nơi đoàn viên, NLĐ cư trú (thường trú hoặc tạm trú) hoặc công đoàn cơ sở nơi đoàn viên, NLĐ chấm dứt hợp đồng lao động để được hướng dẫn thực hiện hồ sơ theo biểu mẫu quy định. Số tiền hỗ trợ được nhận 01 lần bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.

An Giang: Hỗ trợ NLĐ bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động
Chủ tịch LĐLĐ tỉnh - Nguyễn Thiện Phú tặng quà cho đoàn viên, người lao động tại Khu công nghiệp tỉnh có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: CT

Tích cực thực hiện hỗ trợ sớm nhất

Theo thống kê ban đầu, toàn tỉnh có trên 13.700 đoàn viên, NLĐ (03 đối tượng) làm việc tại các doanh nghiệp thuộc các Khu công nghiệp tỉnh, thành phố Long Xuyên và huyện Thoại Sơn được hưởng chính sách hỗ trợ theo Quyết định số 6696/QĐ-TLĐ, trong đó có 2.694 lao động Công ty TNHH An Giang Samho bị chấm dứt hợp đồng. Ước tính số tiền hỗ trợ khoảng 20 tỷ đồng.

Để đảm bảo đoàn viên, NLĐ được thụ hưởng các chính sách theo Quyết định số 6696/QĐ-TLĐ, LĐLĐ tỉnh đã khẩn trương triển khai bằng nhiều kênh thông tin. Cụ thể, thông qua hội nghị trực tuyến của Tổng LĐLĐ Việt Nam triển khai Quyết định số 6696/QĐ-TLĐ, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh đã tiếp thu nhiều ý kiến của cán bộ công đoàn chủ chốt và cán bộ công đoàn tại các doanh nghiệp có đông lao động cho việc triển khai Quyết định số 6696 một cách hiệu quả nhất. Đồng thời, chỉ đạo ban chuyên môn gấp rút hoàn chỉnh ban hành các văn bản triển khai đến hệ thống các cấp công đoàn một cách sớm nhất. Song song đó, đẩy mạnh công tác truyền thông bằng nhiều kênh như: xây dựng các tuyến tin, bài, thực hiện thông tin cần biết (phát trên kênh phát thanh của tỉnh và địa phương), thực hiện Infographic tuyên truyền trên các kênh thông tin báo chí trong và ngoài hệ thống, qua hệ thống zalo cán bộ công đoàn, Facebook Công đoàn tỉnh, Cổng thông tin điện tử công đoàn tỉnh, qua người thân của cán bộ công đoàn, đoàn viên, NLĐ... để tạo sự lan tỏa sâu rộng đến đoàn viên, NLĐ và toàn xã hội.

Trưởng Ban Chính sách - Quan hệ lao động - Trần Lưu Phong chia sẻ, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh thành lập Tổ thẩm định tại LĐLĐ tỉnh để tổng hợp danh sách, rà soát các tiêu chuẩn, điều kiện, xét duyệt hồ sơ, thủ tục cho các đối tượng hỗ trợ. Song song đó, tổ chức đoàn công tác, khảo sát việc triển khai chính sách tại các địa phương, các doanh nghiệp có đoàn viên, NLĐ trong đối tượng thụ hưởng. Bước đầu nhận thấy, cơ sở còn nhiều lúng túng, vướng mắc trong việc triển khai các văn bản và biểu mẫu theo quy định.

Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh - Nguyễn Hữu Giang chỉ đạo công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, công đoàn cơ sở có đối tượng thụ hưởng phải đảm bảo triển khai các văn bản chặt chẽ đúng theo Quyết định số 6696 của Tổng LĐLĐ Việt Nam. Đặc biệt, các địa phương phải rà soát kỹ, đúng đối tượng, chia thành 02 đợt gởi hồ sơ về LĐLĐ tỉnh, trong quá trình thực hiện hồ sơ có sai sót sẽ kịp thời điều chỉnh. Ban Tài chính LĐLĐ tỉnh chuẩn bị các nguồn lực tài chính đủ để chi hỗ trợ kịp thời cho các đối tượng sau khi được xét duyệt (dự kiến sẽ duyệt chi trong tháng 5/2023).

Chủ tịch LĐLĐ tỉnh - Nguyễn Thiện Phú chỉ đạo Công đoàn các Khu công nghiệp tỉnh phối hợp, chỉ đạo CĐCS Công ty TNHH An Giang Samho bằng nhiều kênh tuyên truyền, trong đó chú trọng việc nắm rõ địa chỉ thường trú của 2.964 công nhân, lao động bị cắt hợp đồng để thông tin NLĐ biết chính sách. Đồng thời, chỉ đạo LĐLĐ các huyện, thị, thành phố có công nhân, lao động cư trú trên địa bàn có công văn đề nghị UBND các địa phương chỉ đạo các trưởng ấp hỗ trợ thông tin đến từng hộ gia đình đoàn viên, NLĐ được biết.

Đồng chí Nguyễn Thiện Phú khẳng định, các cấp công đoàn triển khai trên tinh thần hỗ trợ đúng đối tượng, công khai, minh bạch, không để xảy ra lợi dụng, trục lợi, sai, sót trong quá trình thực hiện, kịp thời, góp phần ổn định đời sống đoàn viên, NLĐ; nâng cao vai trò, vị trí của tổ chức Công đoàn; công đoàn thực sự sát cánh cùng đoàn viên, NLĐ trong lúc khó khăn.

Hỗ trợ NLĐ bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động

Tin mới hơn

Chinh phục nhà tuyển dụng: Bí kíp săn việc tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội

Chinh phục nhà tuyển dụng: Bí kíp săn việc tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội

Trong bối cảnh thị trường lao động Hà Nội luôn sôi động nhưng cũng đầy cạnh tranh, việc tìm kiếm một công việc phù hợp không hề dễ dàng. Nhiều năm nay, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội đã trở thành địa chỉ tin cậy, là cầu nối hiệu quả giữa người lao động và doanh nghiệp. Tuy nhiên, để "săn việc" thành công tại đây, người lao động cần trang bị những kỹ năng và chiến lược nhất định.
Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội: Kết nối việc làm, ổn định thị trường lao động Thủ đô

Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội: Kết nối việc làm, ổn định thị trường lao động Thủ đô

Trong bối cảnh thị trường lao động đang chuyển mình mạnh mẽ sau đại dịch và kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, Trung tâm Dịch vụ việc làm (TTDVVL) Hà Nội tiếp tục khẳng định vai trò là cầu nối quan trọng giữa người lao động và doanh nghiệp. Với hệ thống sàn giao dịch việc làm chính thống, hoạt động bài bản và định hướng hỗ trợ toàn diện, Trung tâm đang góp phần ổn định thị trường lao động Thủ đô – một trong những yếu tố then chốt cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
MC robot "gây sốt" tại Festival tuyển dụng: Dấu ấn công nghệ trong thị trường lao động hiện đại

MC robot "gây sốt" tại Festival tuyển dụng: Dấu ấn công nghệ trong thị trường lao động hiện đại

Hình ảnh một robot trí tuệ nhân tạo (AI) đảm nhiệm vai trò MC khai mạc đã tạo nên một "cơn sốt" thực sự tại Festival tuyển dụng EAUT 2025, tổ chức tại Trường Đại học Công nghệ Đông Á (EAUT) sáng ngày 18/3/2025.

Tin tức khác

Sàn giao dịch việc làm vệ tinh Gia Lâm: Gỡ "nút thắt" cung - cầu lao động

Dù thời tiết những ngày đầu năm 2025 không mấy thuận lợi với mưa rét kéo dài, Sàn giao dịch việc làm vệ tinh Gia Lâm (Hà Nội) vẫn nhộn nhịp đón người lao động đến làm thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp, tìm kiếm cơ hội việc làm và các doanh nghiệp đến tuyển dụng.

Thị trường lao động khởi sắc sau Tết

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán, thị trường lao động cả nước nhanh chóng sôi động trở lại.

Hơn 14.000 vị trí việc làm đầu Xuân cho người lao động ở Huế

Đầu năm 2025, có 35 đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Huế đăng ký tuyển sinh, tuyển dụng với hơn 14.200 người, ở các trình độ từ lao động phổ thông đến đại học trở lên.

Cầu nối hiệu quả giữa lao động thất nghiệp và thị trường việc làm

Trong bối cảnh thị trường lao động có nhiều biến động, việc tìm kiếm một công việc phù hợp sau khi mất việc làm luôn là thách thức lớn đối với người lao động (NLĐ). Nhận thức rõ điều này, Sàn Giao dịch việc làm (GDVL) vệ tinh Long Biên đã triển khai mô hình hoạt động gắn kết thông tin thị trường lao động với việc thực hiện chính sách Bảo hiểm thất nghiệp, trở thành "cầu nối" hiệu quả, giúp hàng trăm NLĐ nhanh chóng quay trở lại thị trường lao động mỗi tháng.

Tháng đầu năm 2025, Hà Nội tạo việc làm cho hơn 19.000 lao động

Theo thông tin từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) TP Hà Nội, trong tháng 1/2025, thành phố đã giải quyết việc làm cho khoảng 19.000 người lao động. Đây là một tín hiệu tích cực cho thấy thị trường lao động Thủ đô đang có những bước khởi sắc, tạo động lực cho sự phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Thiếu hụt lao động, doanh nghiệp ở Huế đăng tuyển dụng với nhiều phúc lợi

Để ổn định sản xuất và đáp ứng đơn hàng đầu năm, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Huế gấp rút tuyển dụng lao động bằng nhiều chính sách, phúc lợi nhằm thu hút người lao động.
Xem thêm