Ngày 17/12 tại Yên Bái, Bộ Xây dựng, Báo Xây dựng phối hợp với UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Hội thảo "Phát triển bất động sản (BĐS), hạ tầng du lịch Yên Bái – Cơ hội và bứt phá", tạo diễn đàn để các chuyên gia, nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp nhìn lại bức tranh kinh tế tiềm năng của tỉnh Yên Bái với những cơ hội đầu tư hấp dẫn.
Hội thảo lần này đã tập trung làm rõ về hiện trạng kinh tế, tiềm năng và cơ hội thu hút đầu tư BĐS và hạ tầng du lịch tại Yên Bái, nêu lên những quan điểm, góc nhìn, đánh giá về tiềm năng, lợi thế của tỉnh Yên Bái với sự trỗi dậy của vùng đất mới - điểm đến đầu tư BĐS và hạ tầng du lịch. Từ đó, khái quát một bức tranh kinh tế mới mẻ, nâng cao vị thế nền kinh tế Yên Bái, thu hút và cải thiện chất lượng lao động.
|
Yên Bái được đánh giá là điểm đến mới, thu hút đầu tư. Ảnh:CTV |
Theo ông Trần Huy Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái, địa phương đang tập trung phát triển kinh tế, trong đó lấy các đô thị làm động lực phát triển vùng theo Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021 - 2030 của Đại hội Đảng lần thứ XIII, nhằm đưa TP Yên Bái (trung tâm tỉnh lỵ) trở thành một thành phố đáng sống theo quan điểm, định hướng phát triển của vùng, với tiêu chí “Xanh, hài hòa, bản sắc, hạnh phúc” và chọn thị xã Nghĩa Lộ là thị xã văn hóa, động lực phát triển kinh tế khu vực phía Tây của tỉnh.
Về phát triển du lịch, Yên Bái có phong cảnh thiên nhiên đa dạng, nhiều địa điểm tham quan hấp dẫn như: Khu di tích quốc gia, Danh lam thắng cảnh ruộng bậc thang Mù Cang Chải, Khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà, du lịch sinh thái Suối Giàng, cánh đồng Mường Lò, di tích cách mạng chiến khu Vần, Căng Đồn, Nghĩa Lộ… Yên Bái có trên 30 dân tộc thiểu số, mỗi dân tộc mang đậm bản sắc, văn hoá riêng. Đây là thế mạnh thu hút khách du lịch, phát triển các sản phẩm du lịch mới mang tính khác biệt như: du lịch nghỉ dưỡng cấp cao, du lịch trải nghiệm, du lịch sinh thái... Những lợi thế này đang được tỉnh Yên Bái cụ thể hóa trong Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà...
Ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam cho rằng, kinh nghiệm từ các địa phương cho thấy, để phát triển BĐS thì vấn đề chủ đạo vẫn là hạ tầng du lịch. Bất kỳ một vùng nào muốn phát triển du lịch thì phải có chất liệu để phát triển du lịch, trong đó gồm cảnh quan đặc biệt, môi trường, khí hậu, nét văn hóa đặc biệt, ẩm thực đặc sắc cũng như con người.
Đối với tỉnh Yên Bái, ông Đính cho rằng, tỉnh có nhiều cảnh quan đặc biệt với khoảng 21 điểm, địa danh, trong đó có hồ Thác Bà, Mù Căng Chải, Mường Lò, đèo Khau Phạ… Ở mỗi huyện của Yên Bái cũng có những điểm rất đặc biệt, có thể lấy ví dụ ngay tại Nghĩa Lộ với trên 10 điểm, địa danh đặc biệt. Cùng với đó là môi trường khí hậu đặc thù.
Ông Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Quản lý Nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) nhấn mạnh: Yên Bái là đầu mối giao thông quan trọng, với nhiều tiềm năng, thế mạnh, đóng vai trò quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm Tây Bắc. Thời gian qua, các cấp chính quyền Yên Bái đã tích cực kêu gọi, tạo điều kiện, không ngừng thay đổi để thu hút đầu tư, gia tăng năng lực cạnh tranh. Hàng loạt các công trình đã được hoàn thành và đi vào hoạt động. Yên Bái đang dần chuyển dịch nhanh chóng để khai thác những lợi thế về vị thế chiến lược và nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, tiềm năng để phát triển du lịch, BĐS. Tất cả những yếu tố này đang trở thành tiền đề thuận lợi để đưa Yên Bái trở thành một thị trường BĐS sôi động.
|
Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: baotintuc.vn |
Tuy nhiên, tỉnh Yên Bái đang thiếu nhiều cở sở hạ tầng du lịch và các khu đô thị, các dự án BĐS xứng tầm, chưa thu hút được các nhà đầu tư chiến lược, có nguồn lực mạnh và kinh nghiệm, các nhà đầu tư kinh doanh hoạt động chuyên biệt về phân khúc ngách và kinh doanh dịch vụ đặc biệt chất lượng cao, thương hiệu mạnh, tôn vinh giá trị độc bản...
Ở khía cạnh khác, ông Hà Quang Hưng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Nhà và thị trường BĐS cho rằng, để giải quyết bài toán đối với doanh nghiệp BĐS, các dự án trong năm 2023 cần có sự vào cuộc đồng bộ, quyết tâm của bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp có liên quan. Trước mắt, Bộ Xây dựng đề xuất cần nghiên cứu ban hành Nghị định của Chính phủ hướng dẫn về quy trình, trình tự, thủ tục triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu đề xuất gói tín dụng khoảng 110.000 tỷ đồng (tương đương khoảng 10% nhu cầu vốn của giai đoạn 2022- 2030) cấp cho các ngân hàng thương mại để cho các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân vay theo phương thức tái cấp vốn.
Hội thảo cũng thảo luận các chủ đề như: Hiện trạng kinh tế, tiềm năng và cơ hội thu hút đầu tư BĐS và hạ tầng du lịch tại Yên Bái; Yên Bái: Sự trỗi dậy của vùng đất mới - Điểm đến đầu tư BĐS và hạ tầng du lịch; bức tranh chung tình hình các doanh nghiệp đang đầu tư và xúc tiến đầu tư vào BĐS và hạ tầng du lịch Yên Bái; chính sách, môi trường đầu tư và hành động của chính quyền tỉnh Yên Bái trong phát triển BĐS và hạ tầng du lịch Yên Bái, kinh nghiệm quốc tế trong việc thúc đẩy nhanh quá trình đầu tư vào BĐS và hạ tầng du lịch Yên Bái...
Từ những tiềm năng vốn có về kinh tế, tự nhiên, xã hội, tỉnh Yên Bái trong thời gian tới cố gắng phấn đấu trở thành một điểm đến mới, thu hút đầu tư trong và ngoài nước, đảm bảo được công ăn, việc làm cho nhiều lao động, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống.
![]() Chính phủ đang tập trung xây dựng cơ chế, chính sách để tạo quỹ đất và kinh phí xây dựng nhà ở xã hội cho ... |
![]() Dù đã có chính sách nhưng đến nay 4 ngân hàng thương mại quốc doanh vẫn chưa thể triển khai việc cho vay phục vụ ... |
![]() Bộ Xây dựng cho biết, hiện đã được Chính phủ giao chủ trì nghiên cứu, sửa đổi Luật Nhà ở năm 2014, trong đó có ... |
Tin mới hơn

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam
Tin tức khác
