![]() |
Giấy khám sức khỏe A3. Ảnh: ST trên facebook |
Giấy chứng nhận sức khỏe giả rao bán trên mạng xã hội
Chỉ cần “thả” một status có nguyện vọng mua giấy chứng nhận sức khỏe để xin đi làm, hoặc giấy chứng nhận ốm đau để nghỉ việc có hưởng bảo hiểm lên các group mạng xã hội thì sau 5 phút sẽ có đối tượng cung cấp giấy chứng nhận sức khỏe giả nhắn tin và hướng dẫn cách mua “hàng”.
Giá đưa ra là 200.000 đồng/giấy chứng nhận tình trạng sức khỏe nếu là của Bệnh viện Bạch Mai và 100.000 đồng/giấy nếu là của Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn… Tùy theo nhu cầu của người mua, mà mỗi loại giấy chứng nhận sức khỏe sẽ có các mức giá khác nhau: Loại A3 có dán ảnh, đóng dấu giáp lai 150.000 đồng; Loại A3 không dán ảnh, không đóng dấu giáp lai 100.000 đồng, loại A4 không ảnh 50.000 đồng. Theo khảo sát của phóng viên, ngay tại thủ đô Hà Nội, các bệnh viện bị làm giả giấy chứng nhận sức khỏe nhiều nhất là Bệnh viện Giao thông vận tải, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nam Thăng Long…
Tất cả đều là giả
Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết: "Theo quy định tại Khoản 4, Điều 1 Thông tư số 14/2013/TT-BYT ngày 6/5/2013 của Bộ Y tế về “Hướng dẫn khám sức khỏe” thì: “Việc khám sức khỏe chỉ được thực hiện tại cơ sở khám chữa bệnh đã được cấp phép hoạt động theo quy định của Luật Khám chữa bệnh và có đủ điều kiện theo quy định tại Thông tư này”.
Liên quan đến quy định về cơ sở khám sức khỏe, tại Điều 11 của Nghị định số 155/2010/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính Phủ về “Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế” quy định:
“Cơ sở khám sức khỏe đáp ứng các điều kiện sau:
a) Là cơ sở khám, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động theo quy định của pháp luật
b) Phải có đủ các bộ phận khám lâm sàng, cận lâm sàng, nhân lực và thiết bị y tế cần thiết để khám, phát hiện được tình trạng sức khỏe theo tiêu chuẩn sức khỏe và mẫu phiếu khám sức khỏe được ban hành kèm theo các văn bản.
Như vậy, theo quy định hiện hành, hồ sơ để công bố cơ sở đủ điều kiện thực hiện khám sức khỏe nói chung và khám sức khỏe lái xe nói riêng, thì ngoài đáp ứng các yêu cầu nói trên còn phải gửi hồ sơ công bố đủ điều kiện thực hiện khám sức khỏe được gửi về cơ quan, tổ chức theo quy định tại khoản 8 Điều 43 Nghị định số 109/2016/NĐ-CP quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám, chữa bệnh.
Chưa phát hiện cơ sở y tế nào sai phạm trong cấp giấy chứng nhận sức khỏe
Xét theo những tiêu chí trên, thì các loại giấy chứng nhận sức khỏe “rởm” được rao bán trên mạng xã hội như phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn “mua” được chứng tỏ, những đối tượng buôn bán giấy chứng nhận sức khỏe giả mạo này nắm rõ quy định của pháp luật và cố tình vi phạm nhưng cố tình làm sai, kiếm lời từ nhiều năm nay. Những người bán loại giấy tờ giả mạo này đã “ẩn nấp” bằng facebook ảo trên các group công nhân lao động có hàng trăm nghìn thành viên. Chỉ chờ người hỏi là chủ động giao hàng. Một người bán giấy chứng nhận sức khỏe tại Hải Phòng (số điện thoại 038727409) có thể bán và ship đến tận nơi cho bất cứ ai có nhu cầu dù ở Hà Nội, Bắc Giang… với loại giấy giả mạo dưới danh nghĩa của Bệnh viện Bạch Mai.
![]() |
Người lao động đi khám sức khỏe. Ảnh: ST |
Tình trạng mua bán giấy chứng nhận sức khỏe giả đặc biệt nguy hại ở chỗ, trong tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra ngày càng phức tạp, nhiều doanh nghiệp tại các Khu công nghiệp, Khu chế xuất có nhu cầu tuyển dụng lượng lớn công nhân. Những loại giấy chứng nhận sức khỏe giả mạo này sẽ tiếp tay cho những người “vượt qua vòng kiểm tra đầu vào” của doanh nghiệp làm đẹp hồ sơ và tác hại là, họ có thể bị sa thải khi bị phát hiện hành vi gian dối. Nhiều người vì lười hoặc quá bận nên có ý định mua giấy khám sức khỏe để đi học, đi làm, không muốn chờ đợi quá lâu tại các cơ sở y tế công lập nếu mua những loại giấy “trôi nổi” này sẽ làm mất đi cơ hội kiểm tra tình trạng sức khỏe của chính bản thân mình.
Theo TS. BS. Dương Đức Hùng - Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn (Bệnh viện Bạch Mai): Bệnh viện không phát hành loại giấy chứng nhận sức khỏe như loại giấy chứng nhận đang được bán trôi nổi trên mạng xã hội. Hiện nay, tình trạng làm giả giấy chứng nhận sức khỏe lấy danh nghĩa của Bệnh viện xuất hiện từ nhiều năm trước.
Hiện nay, các loại giấy tờ giả này vẫn có “đất dung thân” bởi ý thức, nhận thức của người dân, trong đó có công nhân chưa cao dẫn đến tiếp tay cho hành vi vi phạm pháp luật. Bệnh viện đã nhiều lần gửi công văn đề nghị Công an thành phố Hà Nội, lực lượng A83 (Bộ Công an) vào cuộc, xác minh, xử lý. Tuy nhiên, tình trạng buôn bán giấy chứng nhận sức khỏe giả trên mạng xã hội vẫn chưa được khắc phục.
Kiến nghị về giải pháp trước mắt nhằm giảm thiểu tình trạng mua bán giấy chứng nhận sức khỏe “trôi nổi” trên mạng xã hội, TS.BS. Dương Đức Hùng cho rằng: "Nên chăng cơ quan chức năng nên thiết kế trang web riêng công khai thông tin để từ đó cơ quan tuyển dụng lao động, cơ sở y tế và các cơ quan quản lý dễ dàng truy xuất, đối chiếu thông tin về tình trạng sức khỏe của người được thăm khám".
![]() |
Một mẫu giấy chứng nhận sức khỏe giả mạo Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: do người bán cung cấp |
Theo PGS.TS. Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), thời gian qua, Cục đã nhận được không ít phản ánh của một số đơn vị chức năng, và đã ban hành chỉ đạo, hướng dẫn, xác minh và kiểm tra trực tiếp tại một số đơn vị. Tuy nhiên, Cục chưa phát hiện ra sai phạm tại cơ sở y tế nào.
Để hạn chế và ngăn chặn những kẽ hở (nếu có) tạo điều kiện cho các đối tượng làm giả giấy chứng nhận sức khỏe, Cục Quản lý Khám chữa bệnh sẽ tổ chức tập huấn cho cán bộ thuộc hệ thống của các cơ quan, đơn vị trong toàn quốc: khi nhận hồ sơ kiểm tra kỹ giấy khám sức khỏe. Nếu nghi ngờ thì lập tức gửi công văn đề nghị, trao đổi với cơ sở y tế đã ban hành các loại giấy tờ liên quan. Nếu phát hiện sai phạm, sẽ phối hợp với các ban ngành chức năng, công an xử lý nghiêm theo quy định.
![]() Tính đến 7h ngày 17/3, tình hình dịch bệnh Covid -19 trên thế giới diễn biến phức tạp. Covid -19 đã xuất hiện ở 162 ... |
![]() Trong thời điểm cả nước gồng mình, khó khăn tứ bề chống dịch bệnh Covid-19 và hạn mặn thì dù ít hay nhiều, những ủng ... |
![]() Bệnh nhân là nữ tiếp viên hàng không N.T.D. (SN 1990, trú tại số 1D, ngách 12, ngõ 250 Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội). |
![]() Việc phân loại người nhiễm và nghi nhiễm Covid-19 sẽ giúp cho nhiều người tránh rơi vào tình trạng hoang mang trong thời gian xảy ... |
Tin mới hơn

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận
Tin tức khác

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân
