Nét đẹp Người lao động

Xe thư viện lưu động đến vùng cao: Tâm huyết của những người đoàn viên công đoàn

Ngọc Anh
Tác giả: Ngọc Anh
"Đây là lần đầu tôi tham gia vào chuyến đi ý nghĩa đó. Hôm đó không phải là một ngày đẹp, nhưng các em học sinh người dân tộc thiểu số rất hào hứng, tự nhiên khi lần đầu tiên được tiếp xúc với những hoạt động của thư viện lưu động", anh Đinh Lê Thái Huy, đoàn viên của CĐCS Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Ninh Thuận – Công đoàn Viên chức tỉnh Ninh Thuận, chia sẻ.
Nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn các cấp Đẩy nhanh năng suất lao động nhưng phải an toàn hơn cho người lao động Kêu gọi du khách không mua hàng của trẻ em: Khó khăn vẫn còn đó?
Xe thư viện lưu động đến vùng cao: Tâm huyết của những người đoàn viên công đoàn

Chị Trương Thị Cẩm Giang, một đoàn viên công đoàn năng động của Thư viện tỉnh Ninh Thuận, đặt câu hỏi cho các em học sinh trong một ngày xe thư viện lưu động đến xã vùng cao Phước Hòa, huyện Bác Ái, Ninh Thuận.

Tác phẩm “Xe thư viện lưu động đến vùng cao” của tác giả Đinh Lê Thái Huy ghi lại cảnh chị Trương Thị Cẩm Giang (đoàn viên của Thư viện tỉnh Ninh Thuận) đang đặt câu hỏi, giới thiệu cho các học sinh dân tộc thiểu số ở xã Phước Hòa, huyện Bắc Ái, Ninh Thuận về những câu chuyện cổ tích. Phước Hòa là một xã vùng cao với phần lớn các em học sinh là người Raglai. Được tiếp cận với xe thư viện lưu động, tiếp cận với những hoạt động ngoại khóa khiến các em học sinh rất thích thú, mở ra một bầu trời tri thức mới mà từ trước đến nay các em chưa biết đến.

Được biết, đây là một trong những hoạt động thường xuyên được Thư viện tỉnh Ninh Thuận tổ chức, và nhận được nhiều sự ủng hộ, hỗ trợ từ các đoàn viên trên địa bàn tỉnh, cũng như được các em học sinh ở vùng cao đặc biệt yêu thích.

Đúng như cái tên của bức ảnh “Xe thư viện lưu động đến vùng cao”, việc mang sách đến gần hơn với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, học sinh dân tộc thiểu số thực sự là một việc làm thiện nguyện rất có ý nghĩa ở Ninh Thuận.

Trường THCS Võ Thị Sáu, xã Phước Hòa, huyện Bắc Ái, tỉnh Ninh Thuận, là một trong những điểm đến của xe thư viện lưu động trong năm 2020.

Theo chị Trương Thị Cẩm Giang, đoàn viên của Thư viện tỉnh, người tham gia trong chuyến đi này, chia sẻ, đây là hoạt động rất có ý nghĩa. Chuyến đi trên là ở vùng cao, nơi được coi là xa nhất của tỉnh Ninh Thuận. Mục đích của chuyến đi là mang ánh sáng tri thức đến với các trẻ em nghèo, đặc biệt là con em dân tộc thiểu số. Các em học sinh được xem phim, đọc truyện cổ tích, tham gia vào các hoạt động bổ ích liên quan đến những cuốn sách, những câu chuyện và được nhận nhiều phần quà.

Nội dung cùng hoạt động của mỗi chuyến đi đều được các thành viên trong Ban Tổ chức, các tình nguyện viên thảo luận, chọn lựa kỹ lưỡng để phù hợp với các em học sinh ở mỗi điểm đến.

Bức ảnh tham dự cuộc thi “Nét đẹp công đoàn và người lao động” với tên gọi “Xe thư viện lưu động đến vùng cao”, được chụp trong một buổi giao lưu, sinh hoạt với các em học sinh tại Trường THCS Võ Thị Sáu. Khi đó, các em học sinh (chủ yếu là người dân tộc thiểu số) đều vô cùng hứng khởi, vui mừng vì được tham gia vào các hoạt động của xe thư viện lưu động. Các em lúc đó đang hào hứng với câu hỏi về câu chuyện “Cô bé quàng khăn đỏ” được chị Trương Thị Cẩm Giang vừa đặt ra.

Anh Đinh Lê Thái Huy, tác giả của bức ảnh, chia sẻ: “Đây là lần đầu tôi tham gia vào chuyến đi ý nghĩa đó. Hôm đó không phải là một ngày đẹp, nhưng các em học sinh người dân tộc thiểu số rất hào hứng, tự nhiên khi lần đầu tiên được tiếp xúc với những hoạt động của thư viện lưu động. Khi các em đang chăm chú lắng nghe câu hỏi về truyện “Cô bé quàng khăn đỏ”, tôi đã bấm máy ghi lại khoảnh khắc ấy. Chương trình mang một thông điệp lớn, đó là hành trình mang ánh sáng tri thức đến với các trẻ em nghèo. Tôi thấy rất may mắn khi được tham gia, đồng hành và trải nghiệm cùng các em”.

Với ý nghĩa hết sức nhân văn, chuyến xe đặc biệt này nhận được rất nhiều sự hưởng ứng và ủng hộ nhiệt tình của các địa phương, các trường học mà chuyến xe từng đi qua, mang ánh sáng tri thức đến gần với mọi người hơn; đặc biệt càng không thể quên công sức, lòng nhiệt huyết của những người làm thư viện trên chuyến xe đặc biệt này.

Tin vui đối với cư dân các chung cư cũ nát Tin vui đối với cư dân các chung cư cũ nát

Tin vui bắt nguồn từ một đề xuất rất đáng hoan nghênh và ủng hộ. Đó là đề xuất mới đây của UBND TP ...

Công đoàn Đường sắt Việt Nam: Công đoàn Đường sắt Việt Nam: "Quyết liệt – Đổi mới – An toàn – Phát triển"

Hội nghị còn có sự tham dự của đồng chí Vũ Anh Minh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng công ty ĐSVN, đồng chí ...

Công đoàn Điện lực Việt Nam đón nhận Cờ thi đua Chính phủ Công đoàn Điện lực Việt Nam đón nhận Cờ thi đua Chính phủ

Công đoàn Điện lực Việt Nam vinh dự đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ tại Hội nghị sơ kết nửa nhiệm kỳ thực ...

Tin mới hơn

Phóng sự Media (dự thi): Cô thủ thư đa năng

Phóng sự Media (dự thi): Cô thủ thư đa năng

Không chỉ là một cán bộ thư viện - cô thủ thư giỏi, say mê với công việc, chị Võ Thị Hoa – Cán bộ thư viện Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái, phường Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng còn là một tấm gương điển hình trong phát triển kinh tế gia đình. Với sự cần cù, chịu khó và những nỗ lực không mệt mỏi, chị đã xây dựng cho mình một mô hình kinh tế sạch, bền vững, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình.

Nghẹn ngào câu chuyện đoàn viên nhận nuôi trẻ bị bỏ rơi

Để yêu thương, chăm sóc đứa trẻ mà mình không mang nặng đẻ đau là điều không dễ dàng, thế nhưng, với tấm lòng nhân ái của mình, hai người phụ nữ thuộc Công đoàn huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế) đã tận tình chăm sóc, nuôi dưỡng hai đứa trẻ mồ côi.

Phạm Văn Thương từ đam mê… thành “cây sáng kiến" của Công ty Cổ phần Than Hà Lầm

Sinh ra và lớn lên ở một vùng nông thôn thuộc thành phố Hải Phòng, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Phạm Văn Thương đã đam mê và muốn tìm hiểu ngành Mỏ. Tình yêu, cùng với tinh thần trách nhiệm, tiên phong và sự vào cuộc của Công đoàn, hằng năm anh cho “ra lò” nhiều giải pháp, cách làm sáng tạo. Trong đó, giải pháp sáng kiến: “Nghiên cứu, đề xuất thi công đào lò chuẩn bị lò chợ 11-3-T-16 khu III vỉa 11 giáp đứt gẫy địa chất F giúp tận thu 48.210 tấn than nguyên khai”.

Tin tức khác

“Hồi sinh” du lịch trên EWEC

Cung đường EWEC là tài nguyên vô giá để liên kết phát triển du lịch giữa Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Nhiều tour xuyên á trên cung đường này đang dần nối lại, thắp tín hiệu “hồi sinh” sau đại dịch…

Ngày đầu tiên “cách ly toàn xã hội”: Nhớ lại và suy ngẫm

“01/4/2020 - ngày đầu tiên “cách ly toàn xã hội” ở TP. Hồ Chí Minh, tôi cứ ngỡ ra đường sẽ khó gặp ai nhưng xuống phố vẫn tấp nập người qua lại, quá đông so với “chỉ có việc cần thiết mới nên ra đường”... đọc lại những dòng nhật ký cách đây hơn hai năm mà như mới hôm qua, tôi thấy có không ít điều đáng suy ngẫm…

Người chị, người bạn của nữ công nhân

Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, Bằng khen của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên đoàn Lao động tỉnh Tây Ninh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh... là minh chứng rõ nhất cho những đóng góp của đồng chí Nguyễn Thị Kim Liên, Chủ tịch Công đoàn Khu Kinh tế Tây Ninh vào hoạt động công đoàn. Với đồng chí Liên, niềm hạnh phúc của cán bộ công đoàn là được chăm lo cho đoàn viên, công nhân, lao động của mình.

Loại bỏ các mối nguy hiểm

Đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là công tác vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người lao động, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vậy, việc tăng cường các biện pháp giảm thiểu nguy cơ, rủi ro mất ATVSLĐ là hết sức cần thiết.

Chuyên nghiệp, gương mẫu ở tuổi “cổ lai hy”

Đồng chí Phan Sỹ Quyền, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Công đoàn Tổng công ty CP TTH Group (viết tắt Tổng công ty) từng là cán bộ công đoàn của LĐLĐ tỉnh Nghệ An. Sau khi về hưu, với tâm huyết, tinh thần trách nhiệm, đồng chí tiếp tục sử dụng kinh nghiệm của mình để đóng góp cho tổ chức Công đoàn nơi đây.

Cựu cán bộ công đoàn gây dựng “Mái nhà chung” cho người lao động khó khăn

Được biểu dương là một điển hình tiên tiến trong phát triển kinh tế tập thể của tỉnh Lâm Đồng, người cựu cán bộ công đoàn Trần Thị Diện luôn trăn trở gây dựng “Mái nhà chung” cho công nhân lao động khó khăn.
Xem thêm