Câu chuyện quanh tôi

Cựu cán bộ công đoàn gây dựng “Mái nhà chung” cho người lao động khó khăn

ĐỖ THIỆM
Tác giả: ĐỖ THIỆM
Được biểu dương là một điển hình tiên tiến trong phát triển kinh tế tập thể của tỉnh Lâm Đồng, người cựu cán bộ công đoàn Trần Thị Diện luôn trăn trở gây dựng “Mái nhà chung” cho công nhân lao động khó khăn.
Công đoàn Lâm Đồng đa dạng các hình thức truyền thông, mang lại hiệu quả rõ nét Lâm Đồng: Chính quyền, công đoàn đồng hành với doanh nghiệp tuyển dụng lao động Xuân ấm áp trong những “Mái ấm Công đoàn”
Cựu cán bộ công đoàn gây dựng “Mái nhà chung” cho người lao động khó khăn
Giám đốc HTX Quý Anh Trần Thị Diện tâm huyết truyền nghề cho công nhân lao động. (Ảnh: ĐÔ THIỆM)

Thành lập HTX từ nhiệt huyết công đoàn

Chỉ với vài dòng thông tin vắn tắt về người Giám đốc Hợp tác xã đan len Quý Anh (HTX Quý Anh), một điển hình tiên tiến trong phát triển kinh tế tập thể của tỉnh Lâm Đồng trong năm qua đã thôi thúc chúng tôi đến TP. Bảo Lộc – nơi được mệnh danh là xứ tơ lụa bậc nhất, nhì cả nước để được gặp bà Trần Thị Diện, người giám đốc tâm huyết với nghề gia công hàng len.

Tận mắt chứng kiến cách bà Diện ân cần chỉ bảo, hướng dẫn cặn kẽ từng li từng tí cho thành viên mới của HTX, mới thực sự thấu hiểu lòng đam mê, nhiệt huyết với nghề len và tình yêu thương mà người Giám đốc HTX đã ở cái tuổi ngoài 60 này dành cho những người lao động khó khăn ở đây.

Được biết, trước đây, bà Diện làm việc trong một công ty may “có tiếng” ở TP. Bảo Lộc, đã từng làm quản lý và đảm nhiệm chức vụ chủ tịch công đoàn cơ sở. Có lẽ quãng thời gian gần 30 năm gắn bó cùng ngành dâu tằm tơ, may mặc với biết bao thăng trầm và gần 20 năm làm công tác công đoàn - chứng kiến biết bao câu chuyện vui buồn cùng những người công nhân nghèo khó vùng nông thôn…đã thôi thúc người cán bộ công đoàn nghĩ về một “Mái nhà chung” để những người công nhân lao động khó khăn có thể nương tựa mà mưu sinh.

Năm 2012, nhận quyết định nghỉ hưu, bà Diện đau đáu nỗi niềm riêng về những khó khăn, thiệt thòi của người lao động xuất phát từ nông thôn, trình độ học vấn và hiểu biết pháp luật còn hạn chế nên thường gặp bất lợi trong cơ hội tìm kiếm việc làm, không ít người gặp trở ngại từ bản thân hay công việc gia đình...Họ không đủ điều kiện ứng tuyển vào các công ty, xí nghiệp nên rất cần một nơi làm việc ổn định.

Âm thầm khảo sát, chuẩn bị các điều kiện, để rồi đến năm 2015, HTX Quý Anh chính thức được khai sinh với 240 triệu đồng vốn vay từ nguồn Quỹ Tín dụng, Liên minh HTX... cùng số tiền 300 triệu đồng mà bà tích góp bấy lâu nay.

“Lúc bấy giờ HTX chỉ dám nhận 20 công nhân, mỗi người mỗi cảnh, người thì nuôi con nhỏ, người phải chăm sóc cha mẹ già yếu hay bản thân khuyết tật…không thể đi làm tại các công ty lớn. Hầu hết, họ chưa được học về nghề này nhưng đều chung một mong muốn là tìm đến với HTX để có một công việc ổn định, có thêm thu nhập trang trải cuộc sống gia đình”, bà Diện nhớ lại.

Chèo lái để xây “Mái nhà chung” cho công nhân

HTX mới như con thuyền nhỏ ra khơi với biết bao sóng gió khôn lường. Khi ấy, người chèo lái con thuyền luôn quay cuồng với muôn vàn khó khăn, thiếu thốn. Nguồn vốn, máy móc, nhà xưởng, nhân lực cứ phải "giật gấu vá vai". Nhưng, với bản tính kiên định, quyết đoán, cùng với những kinh nghiệm mấy chục năm làm nghề dệt may và hơn hết là tấm lòng yêu thương, mong muốn đùm bọc cho những người lao động yếu thế, bà đã không cho phép bản thân chùn bước, quyết tâm xoay xở để đưa HTX từng bước vượt qua khó khăn.

Cựu cán bộ công đoàn gây dựng “Mái nhà chung” cho người lao động khó khăn
Đối diện với khó khăn, thử thách, Giám đốc Trần Thị Diện đã thể hiện bản lĩnh của mình, bà tìm kiếm đủ đơn hàng để công nhân có việc làm ổn định. (Ảnh: ĐỖ THIỆM)

Bà Diện tâm sự: “Trước hết là giải quyết vấn đề nguồn nhân lực, phải có nguồn nhân lực tốt thì mới có những sản phẩm chất lượng. Thế là tập trung vào đào tạo, truyền nghề cho các chị em. Thấy mình tận tình chỉ bảo, lại hỗ trợ chi phí học nghề, hỗ trợ tiền ăn, tiền công…các em, các cháu cũng thấu hiểu và đoàn kết, chia sẻ, “người trước rước người sau”, người biết nhiều dạy cho người biết ít. Ai cũng mong sản phẩm của HTX sớm được thị trường đón nhận".

Có được nguồn nhân lực khá yên tâm lại phải tìm đối tác để có nguồn hàng gia công. Có lúc, chị em công nhân cũng hỗ trợ, chia nhau đi tìm kiếm đơn hàng, nhận hàng gia công từ các công ty trong tỉnh nhưng cũng chẳng được là bao. Thế là người “thuyền trưởng” ấy lại phải “ngược xuôi” để tìm nguồn hàng từ các công ty ở tận Bình Dương, Đồng Nai…để ổn định việc làm cho công nhân lao động.

Nhờ kiên trì và quyết tâm đảm bảo chất lượng sản phẩm, “tiếng lành đồn xa”, lâu dần, nguồn hàng cũng dồi dào hơn. Ngoài việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, cải tiến và mua thêm máy móc, đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động để phát triển HTX, người cán bộ công đoàn ngày nào vốn đã thấu hiểu cuộc sống khó khăn của công nhân lao động nên đã quan tâm, chăm lo cho họ như chính người thân trong gia đình. Bà Diện thường xuyên thăm hỏi, động viên công nhân lao động lúc ốm đau hay giúp đỡ khi gia đình họ có việc hiếu, hỉ…Từ đó, tạo được tình cảm thân thiết, tạo sự yên tâm, gắn bó trong "Mái nhà chung" HTX Quý Anh.

Đồng chí Lê Đình Ngọc, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP. Bảo Lộc chia sẻ: “Không dừng lại ở chỗ đảm bảo việc làm, thu nhập ổn định và môi trường làm việc dân chủ, HTX Quý Anh còn giúp đỡ và chia sẻ gánh nặng với những người lao động có hoàn cảnh khó khăn không thể đến HTX làm việc. Ngoài đào tạo nghề miễn phí, HTX còn cho mượn máy móc về nhà làm để linh hoạt thời gian sản xuất. Nhờ đó, đời sống của nhiều công nhân được cải thiện, con em người lao động có điều kiện để học tập và phát triển".

Cựu cán bộ công đoàn gây dựng “Mái nhà chung” cho người lao động khó khăn
120 công nhân lao động của HTX Quý Anh đã có việc làm và thu nhập ổn định ngay tại quê hương. (Ảnh: ĐỖ THIỆM)

Đến nay, HTX này đang giải quyết việc làm cho hơn 120 người lao động với nhiều cơ sở sản xuất, không chỉ ở TP. Bảo Lộc mà còn ở nhiều địa phương khác trong tỉnh như huyện Bảo Lâm, huyện Đạ Tẻh, huyện Đức Trọng và TP. Đà Lạt, với mức thu nhập ổn định trên dưới 7 triệu đồng/người mỗi tháng. Cùng với đó, HTX duy trì đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho 16 người là thành viên và công nhân lao động theo quy định pháp luật”.

Khi được hỏi về kế hoạch tương lai của HTX, người cựu cán bộ công đoàn bộc bạch: “HTX phát triển như ngày hôm nay là nhờ có sự đồng hành, chia sẻ của các thành viên và công nhân lao động, tất cả đã đoàn kết vượt qua bao khó khăn, thăng trầm. Thật hạnh phúc khi thấy những người lao động khó khăn đều đã có được cuộc sống ổn định. Vì trên hết, cải thiện đời sống cho người lao động mới là cái đích hướng đến khi thành lập HTX này".

Để gìn giữ và phát huy những giá trị cốt lõi, phương châm hoạt động của mình, HTX đang đào tạo nguồn nhân lực trẻ, phát hiện và bồi dưỡng cán bộ quản lý để xây dựng thế hệ lãnh đạo mới. Tiếp tục vun đắp, giữ mãi ngọn lửa ấm trong “Mái nhà chung” của những người công nhân lao động khó khăn ở xứ tơ lụa này”.

LĐLĐ tỉnh Thanh Hóa tổ chức các hoạt động cao điểm Tháng Công nhân vào ngày 28/4/2022 LĐLĐ tỉnh Thanh Hóa tổ chức các hoạt động cao điểm Tháng Công nhân vào ngày 28/4/2022

LĐLĐ tỉnh Thanh Hóa đặt ra yêu cầu cho các hoạt động cao điểm Tháng Công nhân là thiết thực, hiệu quả, thu hút đông ...

Một công nhân tử vong do ngạt khí dưới cống ngầm Một công nhân tử vong do ngạt khí dưới cống ngầm

Một trong số 4 công nhân bị ngạt khí dưới cống ngầm đã tử vong lúc rạng sáng nay (5/4) tại Bệnh viện Đa khoa ...

Trẻ đến trường: Xin đừng “quay xe”! Trẻ đến trường: Xin đừng “quay xe”!

Hôm qua, thông tin trẻ từ lớp 1 tới lớp 6 ở Hà Nội được đến trường học trực tiếp khiến nhiều phụ huynh vỡ ...

Tin mới hơn

“Hồi sinh” du lịch trên EWEC

Cung đường EWEC là tài nguyên vô giá để liên kết phát triển du lịch giữa Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Nhiều tour xuyên á trên cung đường này đang dần nối lại, thắp tín hiệu “hồi sinh” sau đại dịch…

Ngày đầu tiên “cách ly toàn xã hội”: Nhớ lại và suy ngẫm

“01/4/2020 - ngày đầu tiên “cách ly toàn xã hội” ở TP. Hồ Chí Minh, tôi cứ ngỡ ra đường sẽ khó gặp ai nhưng xuống phố vẫn tấp nập người qua lại, quá đông so với “chỉ có việc cần thiết mới nên ra đường”... đọc lại những dòng nhật ký cách đây hơn hai năm mà như mới hôm qua, tôi thấy có không ít điều đáng suy ngẫm…

Người chị, người bạn của nữ công nhân

Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, Bằng khen của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên đoàn Lao động tỉnh Tây Ninh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh... là minh chứng rõ nhất cho những đóng góp của đồng chí Nguyễn Thị Kim Liên, Chủ tịch Công đoàn Khu Kinh tế Tây Ninh vào hoạt động công đoàn. Với đồng chí Liên, niềm hạnh phúc của cán bộ công đoàn là được chăm lo cho đoàn viên, công nhân, lao động của mình.

Tin tức khác

Loại bỏ các mối nguy hiểm

Đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là công tác vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người lao động, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vậy, việc tăng cường các biện pháp giảm thiểu nguy cơ, rủi ro mất ATVSLĐ là hết sức cần thiết.

Chuyên nghiệp, gương mẫu ở tuổi “cổ lai hy”

Đồng chí Phan Sỹ Quyền, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Công đoàn Tổng công ty CP TTH Group (viết tắt Tổng công ty) từng là cán bộ công đoàn của LĐLĐ tỉnh Nghệ An. Sau khi về hưu, với tâm huyết, tinh thần trách nhiệm, đồng chí tiếp tục sử dụng kinh nghiệm của mình để đóng góp cho tổ chức Công đoàn nơi đây.

Giảm thiểu nguy cơ tai nạn lao động

Cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động tại doanh nghiệp một mặt nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, mặt khác giúp ổn định đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Qua đó, ngăn ngừa các nguy cơ tai nạn lao động, giảm tỷ lệ mắc bệnh nghề nghiệp, tạo môi trường làm việc an toàn.

Chân lý lịch sử là sự thật khách quan

Tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa tổ chức một sự kiện thu hút quan tâm của dư luận, đó là kỷ niệm 200 năm ngày mất của vua Gia Long (1762-1820). Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Nguyễn Phước Tộc đã tổ chức “Lễ kỷ niệm 200 năm ngày băng hà của vua Gia Long và Húy kỵ Đức Thế Tổ Cao Hoàng Đế, Hiệp kỵ các Hoàng đế triều Nguyễn”. Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tham dự.

Tấm lòng của kỹ thuật viên hình ảnh y học với những bệnh nhân lao

Làm việc bằng sự nhiệt tình và lòng yêu nghề của một cán bộ y tế, kỹ thuật viên hình ảnh y học Lê Thanh Vũ đã thầm lặng vượt lên sự kỳ thị để thấu cảm với những bệnh nhân lao, lựa chọn góp sức mình vào công cuộc chống lại bệnh lao.

Rời Sài Gòn vì ... COVID

Cuối năm Tân Sửu, ngẫm lại, vẫn còn đó nỗi ám ảnh cuộc “về quê” xuyên quốc gia của những người lao động lam lũ tháo chạy khỏi Sài Gòn do dịch Covid-19 hồi tháng 9, tháng 10 vừa qua. Cùng với đó là người thân, gia sản của họ chất đầy trên chiếc xe hai bánh vượt đường trường, bất chấp sự thất thường của thời tiết, những tai nạn giao thông rình rập nguy hiểm.
Xem thêm