Bóng đá, máy móc và cảm xúc |
Sửa đổi cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù gắn với thực hiện chế độ tiền lương mới
Ngày 11/12, Văn phòng Chính phủ đã phát đi Thông báo số 374/TB-VPCP Kết luận của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tại cuộc họp về cơ chế quản lý tài chính gắn với đặc thù của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước.
![]() |
Thu nhập của đội ngũ công chức, viên chức làm việc tại cơ quan nhà nước chưa đảm bảo cho cuộc sống của họ và gia đình. Ảnh: TL |
Tại Thông báo, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái kết luận: Việc thực hiện cơ chế quản lý tài chính gắn với đặc thù của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước trong thời gian qua đã đạt một số kết quả tích cực, tuy nhiên cũng bộc lộ bất cập cần thiết phải nghiên cứu, đề xuất sửa đổi để bảo đảm tính công bằng, công khai, minh bạch, hiệu quả, gắn với thực hiện chế độ tiền lương mới.
Trong năm 2023, tiếp tục thực hiện cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù đối với các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước đang thực hiện các cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù ở Trung ương được cấp có thẩm quyền quy định theo Nghị quyết số 69/2022/QH15 ngày 11/11/2022 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023.
Đồng thời, trong năm 2023 các Bộ, ngành được áp dụng cơ chế tài chính gắn với đặc thù và các Bộ, ngành có các cơ quan hành chính trực thuộc được áp dụng cơ chế tài chính gắn với đặc thù đơn vị tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ cụ thể tại Mục III Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 05/8/2021 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao hiệu quả thực hiện và đổi mới cơ chế quản lý tài chính, thu nhập gắn với đặc thù của cơ quan quản lý hành chính nhà nước.
Trình cấp có thẩm quyền lộ trình cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW
Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan trình cấp có thẩm quyền về lộ trình thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Hội nghị lần thứ Bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; chuẩn bị các cơ sở, điều kiện cần thiết để triển khai thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW ngay khi được cấp có thẩm quyền cho phép.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23/8/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí để bảo đảm thực hiện đúng các quy định về sử dụng số tiền phí được để lại và cơ chế khoán chi phí hoạt động của các cơ quan nhà nước có nguồn thu phí. Thời gian hoàn thành trong quý II năm 2023.
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính kiểm tra, giám sát việc mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản công; việc quản lý, sử dụng kinh phí (chi thường xuyên và chi đầu tư), trong đó có nguồn thu dịch vụ, nguồn thu phí được để lại theo chế độ tại các cơ quan, đơn vị đang áp dụng cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù, bảo đảm phù hợp với quy định, đúng định mức, đúng đối tượng, không dàn trải, lãng phí.
Rà soát, sửa đổi toàn bộ cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù
Rà soát toàn bộ cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù của các cơ quan, đơn vị quản lý nhà nước đang được áp dụng thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để nghiên cứu, đề xuất trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, thay thế hoặc bãi bỏ, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
Thời gian hoàn thành trước thời điểm xây dựng dự toán năm 2024.
Đối với các cơ quan, đơn vị quản lý nhà nước đang được áp dụng cơ chế tài chính đặc thù thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, thực hiện rà soát theo các chỉ đạo của Trung ương, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trên cơ sở đó kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
"Quan điểm của Đảng, Nhà nước về chính sách tiền lương đã có sự đổi mới rất rõ. Theo đó, tiền lương phải thực sự là nguồn thu nhập chính bảo đảm đời sống NLĐ và gia đình người hưởng lương; trả lương đúng là đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực, tạo động lực nâng cao nâng cao năng suất lao động. Trong khu vực doanh nghiệp, tiền lương là “giá cả sức lao động”, hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa NLĐ và NSDLĐ; Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp" - đồng chí Lê Đình Quảng, Phó trưởng Ban Chính sách - Pháp luật, Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết.
![]() Sau vụ Tân Hoàng Minh, FLC và nhất là Vạn Thịnh Phát rồi những gì đang diễn ra thì trái phiếu cùng bất động sản ... |
![]() Ghi nhận thực tế của Tạp chí Lao Động – Công đoàn cho thấy, hiện khá nhiều tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản lớn ... |
![]() Những ngày này, bên cạnh tiếng than của các trái chủ của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Tân Hoàng Minh, trên các mạng xã hội ... |
Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát
Tin tức khác

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy
