![]() |
Covid-19 ảnh hưởng tới cả sức khỏe tinh thần của nhiều người. |
Đại dịch Covid-19 thế là đã ở cùng chúng ta tròn 4 tháng. Ngoài những ảnh hưởng sức khỏe của mỗi cá nhân, có một tác động tiêu cực của trận đại dịch này chúng ta cần quan tâm và giải quyết vì nó đã tấn công chúng ta một cách thầm lặng nhưng không kém phần trực tiếp. Trong cuộc khủng hoảng hiện nay với những biện pháp giãn cách và cách ly xã hội, với một tương lai bất định về nền kinh tế nói chung và thu nhập của mỗi cá nhân nói riêng, tác động tiêu cực chúng ta cần quan tâm là vấn đề sức khỏe tinh thần.
Trong một nghiên cứu mới đây đăng trên tờ Lancet Psychiatry, 25 nhà nghiên cứu tâm lý và tâm thần liên quốc gia Anh, Mỹ, Úc, và dẫn đầu bởi GS của Thụy Điển Emily Holmes đã lên tiếng báo động về “một nhu cầu khẩn thiết về việc nghiên cứu những giải pháp để giảm thiểu những hậu quả về sức khỏe tinh thần cho những nhóm nguy cơ vì những vấn đề đại dịch, và về ảnh hưởng của việc tiêu thụ những thông tin lập đi lập lại từ truyền thông và những tin nhắn y tế liên quan đến Covid-19.”
Theo các nghiên cứu, nhóm nguy cơ cao về sức khỏe tinh thần trong tình huống như thế này cụ thể là những nhóm bị ảnh hưởng bới các yếu tố giới hạn khả năng thích ứng nhanh chóng với tình huống nguy cấp, chẳng hạn đối với cá gia đình có thu nhập thấp hay người độc thân sống trong những không gian chật hẹp.
Về các lý do khiến cho vấn đề sức khỏe tâm thần trở nên trầm trọng hơn trong mùa đại dịch, nhà nghiên cứu Hao Yao tại Đại Học Havard và hai GS đồng nghiệp ở Trung Quốc đã đưa ra 4 lý do chính, đặc biệt ảnh hưởng đến hơn 170 triệu người bệnh tâm thần tại Trung Quốc.
Thứ nhất, các rối loạn tâm thần khiến cho người bệnh dễ bị lây nhiễm các chứng thể lý hơn. Thứ hai, các bệnh nhân tâm thần sẽ khó được cung cấp dịch vụ y tế khi lây nhiễm virus Covid-19 hơn người khác vì những thành kiến và kỳ thị của các cơ quan y tế về họ. Thứ ba, đại dịch khiến cho các bệnh nhân tâm thần bị lo âu, sợ hãi, căng thẳng, và trầm cảm hơn vì đặc tính cảm xúc của họ, và điều này lại làm cho các chứng rối loạn của họ trở nên trầm trọng hơn. Và cuối cùng, vì các chỉ thị cách ly, việc thăm khám và nhận thuốc của nhiều bệnh nhân tâm thần đang điều trị ngoại trú sẽ bị gián đoạn khiến cho bệnh trạng của họ có nguy cơ nặng hơn.
Covid-19 và nỗi lo trầm cảm
![]() |
Buồn bã, lo lắng... là các biểu hiện rối loạn cảm xúc mà không ít người gặp phải trong mùa dịch Covid-19. |
Chẳng hạn, đối với chứng rối loạn trầm cảm, một rối loạn khá phổ biến tại Việt Nam. Trong khi tỉ lệ trầm cảm trên thế giới chỉ chiếm khoảng 3.7% theo nguồn từ Đại Học Oxford thì theo WHO, tỉ lệ trầm cảm tại Việt Nam chiếm đến 5.73% dân số và tỉ lệ tự sát vào năm 2015 là 5.87 trên 100.000 dân. Mặc dù các yếu tố di truyền khiến chúng ta dễ bị rối loạn trầm cảm, nhưng chứng này cũng bị những yếu tố căng thẳng trong môi trường tác động.
Các yếu tố môi trường đặc thù của thời Covid-19 chắc hẳn sẽ là tác nhân độc nhất vô nhị làm trầm trọng thêm những thành phần cảm xúc của trầm cảm như buồn bã, bức rứt, trống trải, và kiệt sức. Những rối loạn cảm xúc này đến lượt sẽ ảnh hưởng đến rối loạn hành vi như ngủ nghỉ, ăn uống hay các rối loạn về trí năng như khả năng ghi nhớ, chú tâm, tư duy, phân tích và giải quyết vấn đề,… Thậm chí hệ miễn nhiễm của cá nhân trầm cảm cũng sẽ bị rối loạn khiến họ dễ bị mắc các chứng nhiễm trùng, triệu chứng của các chứng bệnh mãn tính sẽ trầm trọng hơn.
Khi cuộc sống trở nên bất định trong suốt thời gian đại dịch bởi các nguồn lây nhiễm không dễ dàng xác định, tin tức về bệnh hoạn và chết chóc, và cả những mất mát và phản ứng tiếc thương sẽ dễ dàng khiến chúng ta căng thẳng và sự căng thẳng này lại dẫn chúng ta đến trầm cảm.
Một số nguyên nhân gây căng thẳng khác còn có tình trạng tài chính. Thất nghiệp hay thất thu đã xảy ra cho không cả công nhân, viên chức mà còn cả những người kinh doanh hay làm nghề độc lập trong giai đoạn này. Các nghiên cứu sức khỏe tâm thần trong các kỳ suy thoái kinh tế trước đây trên thế giới cho thấy tình trạng thất nghiệp và bất ổn về tài chính đã là các yếu tố tác động gia tăng tỉ lệ trầm cảm và tự sát, đặc biệt ở thành phần có thu nhập giới hạn. Đã thế, cho dẫu khi đại dịch này qua đi, bệnh nhân trầm cảm sẽ khó phục hồi hơn khi gặp khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm và cần thay đổi các mục tiêu về nghề ngiệp.
Một trong những biện pháp đối phó với đại dịch nhằm giới hạn sự lây lan là cách ly hay giãn cách xã hội lại gián tiếp gây ra những hậu quả tiêu cực cho các bệnh nhân trầm cảm nói riêng và tâm thần nói chung. Tình trạng liên tục chung đụng trong một không gian kín khi một gia đình bị cách ly hay hạn chế ra ngoài gia tăng sự căng thẳng cho tất cả thành viên, đặc biệt các xung đột xảy ra thường vì sự đảo lộn thói quen của các thành viên trong gia đình. Sự tương tác giữa các thành viên này thay vì giúp gia tăng sự hiểu biết và thông cảm thì lại gia tăng sự dị biệt và mâu thuẫn. Hiện trạng này đã xảy ra ở Trung Quốc trong thời gian cách ly vì đại dịch khiến cho tỉ lệ ly hôn tăng cao. Và ly hôn cũng là một tiền đề của trầm cảm, đặc biệt đối với những phụ nữ có tình trạng bất ổn hay lệ thuộc về tài chính.
Ngược lại với những gia đình phải chung đụng, nghiên cứu cho thấy các cá nhân bị buộc biệt giam hay cách ly dễ dàng rơi vào các cơn trầm cảm. Chứng rối loạn này cũng dễ xảy ra cho những người sống một mình và thiếu các cơ hội giao tiếp xã hội. Thậm chí, khi chỉ thị cách ly chấm dứt, các cá nhân này vẫn tiếp tục bị trầm cảm vì họ khó có thể tái nối kết với các hoạt động xã hội có ý nghĩa hơn nhóm không bị trầm cảm.
Những ngày bị cô lập trong nhà đặc biệt khi ở một mình, ngay cả những người không mắc phải các chứng rối loạn đều có nguy cơ đối diện với một tâm trạng không mấy dễ chịu, một phổ dài với cung bậc khác nhau: lo lắng, bứt rứt, bồn chồn, lo âu, bất an, sợ hãi,… Việc thông hiểu những cơ chế thần kinh đằng sau những tâm trạng này khi bị cách ly có thể giúp chúng ta điều tiết và trân trọng hơn những giao tiếp xã hội trong mùa đại dịch này.
Trong thời gian hậu cách ly, làm sao để trở lại với "trạng thái bình thường mới"?
![]() |
Trong thời gian hậu cách ly, việc tham gia các hoạt động lành mạnh giúp mọi người trở lại "trạng thái bình thường mới". |
Cái gọi là giãn cách hay cách ly xã hội thật ra không có nghĩa là bạn phải cách ly mọi giao tiếp xã hội kể cả bằng những phương tiện khác. Bạn vẫn có thể mở sổ điện thoại ra và gọi cho tất cả những người thân của mình, nhất là những người lâu nay chúng ta đã không liên lạc, chia sẻ những tình cảm tích cực, sự quan tâm và yêu thương của mình đối với họ, chú tâm vào giọng nói của họ, và nếu tốt hơn nhìn họ qua màn hình nếu các bạn dùng những công cụ cho phép điều đó. Nó không chỉ giúp cho mối quan hệ xã hội của bạn với người đó tốt hơn mà cả cho tâm lý và thể chất của bạn trong mùa dịch này.
Trong thời gian hậu cách ly này, những hoạt động lành mạnh vẫn vô cùng quan trọng để giúp bạn bảo vệ sức khỏe tinh thần của mình. Ngủ thức điều độ và thực hành từ những hoạt động thể dục cho đến những hoạt động thư giãn, thú vị, và ý nghĩa. Đây có thể là lúc bắt đầu một thú tiêu khiển mà nhiều năm qua bạn mãi trì hoãn như sưu tập đồ vật hay tập đàn tập vẽ. Một hoạt động từ thiện giúp cho dân nghèo trong mùa đại dịch cũng sẽ đem lại cho bạn không chỉ niềm vui mà còn nhiều ý nghĩa trong cuộc sống.
Việc liên tục theo dõi những tin tức về nạn dịch thật ra không đem lại cho bạn nhiều giá trị và hữu ích cho bạn nghĩ. Không phải khi bạn không đọc tin tức tức là bạn đang làm con đà điểu rúc đầu vào cát chạy trốn những thông tin cần thiết về dịch bệnh. Trái lại, việc liên tục đọc các tin tiêu cực về nạn dịch sẽ làm cho bạn căng thẳng, lo âu và do đó có thể trầm cảm nặng thêm. Hãy tìm kiến những thông tin cập nhật và nhất là những lời chỉ dẫn phòng bệnh cả về thể lý và tâm lý từ những chuyên gia và những nguồn tin chính thức đáng tin cậy. Việc nghe ngóng những tin đồn đã không giúp gì bạn trong thời yên bình thì lại càng không giúp gì bạn trong mùa đại dịch này.
Trong trường hợp bạn đang có những triệu chứng rối loạn tâm lý, chẳng hạn rối loạn trầm cảm, việc tiếp tục sử dụng thuốc và lịch trình điều trị tâm lý đều đặn rất quan trọng. Nếu trong những tháng ngày bình thường việc duy trì một thời khóa biểu thuốc men và tham vấn đã quan trọng để giúp bạn tránh bị những cơn trầm cảm nặng nề thì trong mùa đại dịch, điều đó lại còn quan trọng gấp nhiều lần.
Cuối cùng, hơn bao giờ hết đây là lúc bạn nên chú ý đến những cảm xúc, cảm giác, và suy nghĩ của mình. Sự tỉnh thức cần được duy trì đều đặn để nhận biết những suy nghĩ hay hình ảnh tiêu cực có thể dẫn bạn đến những cảm xúc và những cảm giác bệnh lý.
Khi nhận ra một tâm trạng sợ hãi hay bất an đang bắt đầu xâm chiếm mình, bạn có thể chọn ngồi tĩnh lặng và dùng hơi thở điều hòa hóa giải nó, rồi dần nhìn cảm xúc này từ từ rời khỏi thân tâm bạn như cơn sóng rút dần ra biển. Cảm xúc đến rồi đi nhưng sự tĩnh lặng và tự tại vẫn ở cùng bạn. Tương tự, những suy nghĩ của bạn cũng chỉ như những đám mây trôi qua trên bầu trời quang đãng là tâm thức của bạn, và bạn vẫn tự tại với những suy nghĩ đó. Và bạn có thể tự nhủ thầm, cho đến giờ phút này ta vẫn bình yên.
![]() Cập nhật thông tin đến 7h sáng ngày 8/5, Covid-19 đã xuất hiện ở 214 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 3,9 triệu ... |
![]() Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận định, người khỏi Covid-19 xét nghiệm tái dương tính là do phổi đang tiến hành đào ... |
![]() Khi bắt Loan ‘cá’, lực lượng chức năng thu giữ khoảng 300 triệu đồng tiền mặt. Trong đó có nhiều cọc tiền 1000, 2000, 5000 ... |
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
