Vượt qua bạo bệnh, “hoa hướng dương” Lê Thị Liên lấy lại niềm tin vào cuộc sống
Hoạt động Công đoàn

Vượt qua bạo bệnh, “hoa hướng dương” Lê Thị Liên lấy lại niềm tin vào cuộc sống

Nguyễn Thị Bích Hạnh
Dù cả hai vợ chồng đều bị ưng thư nhưng cô giáo Lê Thị Liên - Trường Tiểu học Nam Trung Yên (quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội) đã lấy lại cân bằng cuộc sống, tìm lại nụ cười rạng rỡ trên môi. Chúng tôi gọi cô là “hoa hướng dương” của trường.
Tổng phụ trách Đội âm thầm cống hiến “những nốt nhạc vui” cho học trò

Số phận đã khiến 2 con người đang “yên lành” bỗng nhiên trở thành người khổn khổ. Hai vợ chồng cô Liên và anh Rao trở thành nạn nhân của trò đùa số phận. Nhưng không đầu hàng số phận, họ đã tìm thấy niềm tin yêu trong cuộc đời.

Vượt qua bạo bệnh, “hoa hướng dương” Lê Thị Liên lấy lại niềm tin vào cuộc sống
Cô Lê Thị Liên trong Hội thi chữ đẹp cấp trường. Ảnh: ĐVCC

Năm 2015, sau một lần kiểm tra sức khỏe, anh Đặng Hữu Rao, chồng cô Lê Thị Liên phát hiện bị K tuyến giáp. Sau bao biến cố về sức khỏe, anh trải qua thời gian điều trị và mổ hai lần. Do tâm lí nên sức khỏe của Đặng Hữu Rao sút giảm hẳn.

Cô Lê Thị Liên cho biết: “Gánh nặng cơm áo gạo tiền lúc này trên 2 vai tôi gánh vác. Ngoài áp lực lo cho công việc, lo cho kinh tế gia đình, tôi phải lo cho việc điều trị của chồng và con cái. Cuộc sống trở nên đảo lộn và nhiêu lo toan khiến tôi như ngồi trên đống lửa”.

Tuy nhiên, theo cô Liên, mọi việc trong gia đình cô cố gắng lo toan, chu toàn, đảm bảo vừa công tác vừa lo cho gia đình. Số phận thật trớ trêu, dường như “tai ương” chưa dừng lại ở đó. Năm 2017, thật không may mắn cô Liên đi khám bệnh và phát hiện bị K vú phải điều trị dài ngày ở bệnh viện K Tân Triều. Người bình thường sẽ nghĩ: “Ung thư vú ấy mà, đơn giản thôi!” Nhưng ai rơi vào hoàn cảnh đó mới thực sự hiểu. Lúc mới nhận tin mắc bệnh, cô sốc lắm, sút cân nhanh chóng.

Để tránh di căn, bác sĩ đã quyết định cắt bỏ một bên vú và trị xạ cho cô rất nhiều lần. Từ tháng 7 năm 2017 đến tháng 3 năm 2018, bao lần vào bệnh viện, bao lần trị xạ đến rụng hết tóc đã làm cô chán nản, tinh thần sa sút. Đây là thời điểm cô thực sự suy sụp, chống chếnh. Người thân, bạn bè đồng nghiệp và Ban Chấp hành Công đoàn trường đã luôn sát cánh cùng cô trong quá trình điều trị.

Vượt qua bạo bệnh, “hoa hướng dương” Lê Thị Liên lấy lại niềm tin vào cuộc sống
Lãnh đạo Liên đoàn Lao động quận Cầu Giấy, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội thăm hỏi động viên cô Lê Thị Liên. Ảnh: ĐVCC

Nắm bắt tình hình và thấu hiểu những khó khăn của cô Liên, Ban Giám hiệu, Công đoàn trường cùng anh chị em giáo viên đã thăm hỏi, gánh vác công việc của lớp, tạo điều kiện về thời gian, ủng hộ về vật chất và đặc biệt động viên về tinh thần để cô yên tâm điều trị. Thật cảm động khi có đoàn viên còn hiến tặng một phần tóc để làm tóc giả tặng cô Liên. Vòng tay yêu thương ấm áp của Công đoàn trường đã phần nào tiếp thêm sức mạnh để cô vượt qua bệnh tật. Sau khi được Công đoàn trường báo cáo, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, Liên đoàn Lao động quận Cầu Giấy, đại diện Phòng Giáo dục đến tận nhà thăm hỏi và động viên cô Liên.

Cô Liên chia sẻ: “Khi cuộc sống đang bế tắc, bệnh tật đeo đẳng thì tôi nhận được sự sẻ chia, động viên, giúp đỡ của Công đoàn các cấp. Có qua hoạn nạn mới biết những tình thân của đồng nghiệp, đồng chí và bạn bè”.

Tháng 3 năm 2018, sức khỏe của cô Liên đã tạm ổn định để tiếp tục đứng lớp. Những lần xuống nhà thăm cô, chị em đồng nghiệp đều biết nhà cô ở dưới Hà Đông đến trường thường xuyên bị tắc đường. Khi đã đi làm trở lại, bản thân cô không tự tin đi xe máy, kinh tế gia đình eo hẹp và những áp lực cuộc sống khác đã khiến tinh thần cô khánh kiệt...

Lúc này, một lần nữa Công đoàn Trường Tiểu học Nam Trung Yên đã thể hiện được vai trò chăm lo của mình - đã tìm hiểu, nghe ngóng để nắm bắt những khó khăn của cô Liên. Đồng nghiệp, bạn bè đã tư vấn cô Liên chuyển nơi ở từ Hà Đông về khu Nam Trung Yên để gần trường hơn.

Cô Liên cho biết: “Tình cảm của chị em Công đoàn muốn tốt cho mình, nhưng giá đất chênh nhau giữa Hà Đông và Cầu Giấy là một bài toán khó đặt ra. Tuy nhiên, Công đoàn đã động viên và hỗ trợ cho vay, bạn bè hỗ trợ mỗi người chút ít. Sự chia sẻ, cảm thông của đồng nghiệp đã tiếp thêm động lực cho tôi và cho thấy việc quyết định chuyển nơi ở là đúng đắn. Vừa tiết kiệm thời gian, vừa có thời gian phục hồi sức khỏe”.

Chồng cô Liên bị bệnh tật nên tâm lí không ổn định; con còn nhỏ, đang đi học. Mặc dù mang bệnh trong người, cô Liên xác định mình phải thật cứng vững. Ý chí, nghị lực vượt lên bệnh tật đã giúp cô Liên dần ổn định sức khỏe, ổn định cuộc sống.

Sau những ngày sóng gió, giờ đây, ai gặp cô cũng đều rất ấn tượng bởi nụ cười tươi, khuôn mặt trẻ trung sáng ánh lạc quan yêu đời và say mê công việc. Một đồng nghiệp của cô Liên chia sẻ: “Chưa bao giờ tôi thấy cô phàn nàn phiền muộn về bệnh tật hay hoàn cảnh gia đình. Cô luôn phấn đấu hết mình, là một giáo viên dạy giỏi, chủ nhiệm giỏi, luôn đổi mới sáng tạo và hết lòng vì học sinh thân yêu. Cô luôn được đồng nghiệp yêu quý, phụ huynh tin tưởng và đạt rất nhiều thành tích trong công tác”.

Vượt qua bạo bệnh, “hoa hướng dương” Lê Thị Liên lấy lại niềm tin vào cuộc sống
Cô Lê Thị Liên vinh dự nhận khen thưởng Sáng kiến kinh nghiệm cấp quận. Ảnh: ĐVCC

Vượt qua những khó khăn, cô tìm lại niềm vui trong cuộc sống và công việc. Sau những nỗ lực phi thường, cô đạt những thành tích mà nhiều đồng nghiệp không ngờ tới. Tập thể lớp cô chủ nhiệm luôn là tập thể xuất sắc. Nhiều năm học Liên đạt giải Nhất chữ đẹp cấp trường, giải Sáng kiến kinh nghiệm cấp Quận và Chiến sĩ Thi đua cấp cơ sở…

Theo lãnh đạo Trường Tiểu học Nam Trung Yên, cuộc sống thật nghiệt ngã với cô Liên nhưng cũng đã ban tặng cho cô nụ cười tươi như hoa để "làm dịu" những biến cố đó. Bản thân cô đã rèn cho mình một ý chí nghị lực và vòng tay yêu thương của Công đoàn Tiểu học Nam Trung Yên đã tạo nên một đóa hoa hướng dương đủ rực rỡ tỏa sáng. Chúng tôi vô cùng ngưỡng mộ và tự hào về cô Liên. Đó là tấm gương vượt khó, bản lĩnh và kiên cường không phải ai cũng làm được.

Tác phẩm tham dự Cuộc thi viết “Vòng tay Công đoàn” lần thứ IV do Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức từ 30/10/2023 đến hết ngày 30/9/2024.

Cuộc thi nhằm tuyên truyền, cổ vũ những trường hợp đoàn viên, người lao động được tổ chức Công đoàn, cán bộ công đoàn chăm lo, bảo vệ thiết thực, hiệu quả; nhờ đó có sự thay đổi tích cực trong cuộc sống.

Thông qua bài viết nêu bật nỗ lực của tổ chức Công đoàn, cán bộ công đoàn trong việc thực hiện nhiệm vụ cốt lõi đại diện bảo vệ, chăm lo cho đoàn viên, người lao động; góp phần khẳng định Công đoàn Việt Nam đã, đang và sẽ mãi là chỗ dựa vững chắc, tin cậy, nơi gửi gắm niềm tin của đoàn viên, người lao động.

Mời độc giả xem thêm TẠI ĐÂY

Địa chỉ nhận tác phẩm dự thi: vongtaycongdoan.ldcd@gmail.com

Cô giáo hơn 20 năm gắn bó, tận tụy với công tác Công đoàn Cô giáo hơn 20 năm gắn bó, tận tụy với công tác Công đoàn

Cô Nguyễn Thị Thúy Hương - Chủ tịch Công đoàn Trường Tiểu học Minh Hà B (xã Canh Nậu, huyện Thạch Thất, Hà Nội) là ...

Vượt lên số phận, sống cuộc đời ý nghĩa nhờ vòng tay Công đoàn Vượt lên số phận, sống cuộc đời ý nghĩa nhờ vòng tay Công đoàn

Vượt lên những khó khăn từ thân phận người câm điếc bẩm sinh, vợ chồng anh Đinh Bá Tráng và chị Hà Thị Thanh Nhàn ...

Nữ Chủ tịch Công đoàn trường lan tỏa yêu thương và tinh thần đoàn kết Nữ Chủ tịch Công đoàn trường lan tỏa yêu thương và tinh thần đoàn kết

Cô Trần Huyền Trang, Chủ tịch Công đoàn Trường Mầm non xã Yên Mỹ (Thanh Trì, Hà Nội) là một giáo viên yêu nghề, tận ...

Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.

Tin tức khác

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Trong bối cảnh tổ chức lại bộ máy công đoàn theo hướng tinh gọn, hiệu quả, việc giữ nguyên mô hình ba cấp của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn đang trở thành một đề xuất nhận được nhiều sự quan tâm. Đại diện Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Hải Phòng nêu quan điểm tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 06b/NQ-TLĐ về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của UBKT công đoàn.
Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân năm 2025, ngoài công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên và người lao động, các cấp công đoàn thành phố Huế sẽ tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, tạo bước đệm giúp công nhân thích ứng với xu hướng lao động hiện đại, phát huy vai trò tiên phong trong phát triển kinh tế, xã hội.
Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Tối 28/3 tại Đà Nẵng đã diễn ra Liên hoan tiếng hát công nhân viên chức lao động Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) năm 2025 khu vực miền Trung. Sự kiện không chỉ là một hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc mà còn là nơi thể hiện tinh thần đoàn kết, niềm tự hào và khát vọng vươn xa của những người lao động mang trên mình màu áo VIMC.
Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Liên đoàn Lao động TP Hà Nội vừa phát động cuộc thi viết “Công nhân lao động Thủ đô suy nghĩ hay, hành động đẹp” – một sân chơi ý nghĩa, nhân văn và đầy cảm hứng cho hàng triệu lao động trên địa bàn Thủ đô.
Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Ngày 1/3/2025, ông Nguyễn Văn Đông - nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chính thức nghỉ hưu trước tuổi theo chủ trương tinh giản bộ máy.
Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Đồng chí Đỗ Đức Thiệm - Trưởng Ban Chính sách – Tuyên giáo – Nữ công, Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng cho rằng: Đây là lúc tổ chức Công đoàn phải đổi mới mạnh mẽ, để giai cấp công nhân thực sự trở thành lực lượng dẫn dắt kỷ nguyên mới.
Xem thêm